Các yếu tố ảnh đến tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu di tích lịch sử tân trào, tỉnh tuyên quang, đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý phục vụ cho phát triển bền vững tt (Trang 25 - 28)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Các yếu tố ảnh đến tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch

4.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành thảm thực vật 4.4.1.1. Yếu tố Địa lý - Địa hình

4.4.1.2. Yếu tố Khí hậu - Thủy văn 4.4.1.3. Yếu tố Đá mẹ - Thổ nhưỡng 4.4.1.4. Yếu tố Sinh vật - Con người

4.4.2. Ảnh hưởng của con người đến tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

4.4.2.1. Ảnh hưởng trực tiếp của con người đến đa dạng loài thực vật

* Hoạt động khai thác gỗ: Tiến hành phỏng vấn 344 người thuộc 11 xã khu vực nghiên cứu, kết quả từ năm 2000 - 2010 có 253 người (chiếm 73,55%) có hoạt động khai thác gỗ. Giai đoạn từ năm 2010 - 2018 có 175 người (chiếm 50,87%), trung bình cả giai đoạn từ năm 2000-2018 có 62,2% tham gia hoạt động khai thác gỗ. Có 10 loài cây gỗ người dân thường khai thác: Đinh, Lim, Sến, Táu, Giổi, Lát hoa…; Vì vậy, chúng còn lại rất ít, chủ yếu còn tồn tại ở xung quanh các điểm di tích hoặc mọc rải rác trong các khu rừng tự nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt.

* Hoạt động khai thác cây thuốc: Có 10 loài cây thuốc người dân

thường khai thác và khai thác với khối lượng lớn: Một số loài như Rau sắng, Ba kích khai thác trên 5 tấn/năm; Bình vôi, Tắc kè đá, Ngũ gia bì hương khai thác dưới 1 tấn/năm…; Thời gian gần đây do kinh tế thị trường phát triển nên người dân địa phương khai thác với số lượng lớn để bán cho thương lái hoặc khách du lịch. Vì vậy, nguồn tài nguyên rừng bị giảm sút nghiêm trọng.

* Hoạt động khai thác cây cho tinh dầu: Có 69 loài cây cho tinh dầu, chiếm 9,5% tổng số loài thực vật đã điều tra được ở khu vực nghiên cứu. Ở địa phương việc sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên này chưa nhiều.

* Hoạt động khai thác cây ăn được: Có 29 loài mà người dân thường khai thác nhiều như: Rau sắng, Rau dớn, Rau dệu, Sấu, Dọc, Bứa, Cọ, Trám trắng, Trám đen…, các loại măng: Nứa, Vầu, Mai…

Nhóm cây này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, vì chúng là nguồn cung cấp thức ăn hàng ngày, đồng thời cũng là nguồn hàng hóa bán cho khách du lịch. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm nghiêm trọng đến đa dạng loài thực vật trong Khu di tích.

* Các loài cây làm thức ăn cho gia súc: Có 10 loài người dân thường khai thác khi thiếu thức ăn cho gia súc ăn hoặc do mùa đông không chăn thả được, gồm: Cỏ gà, Cỏ mần trầu, Dền gai, Cỏ lá tre...

* Hoạt động khai thác cây làm cảnh: Có 10 loài cây người dân thường khai thác để sử dụng hoặc bán làm cảnh, cụ thể gồm: Đuôi chồn, Si sanh, Sơn tuế, Trúc vuông, Lộc vừng, Duối…, vì những loài này mang lại giá trị kinh tế cao.

* Phá rừng làm rẫy trái phép: Tập quán bao đời nay của đồng bào các dân tộc thiểu số là hoạt động canh tác nương rẫy (CTNR). Kết quả điều tra cho thấy dân tộc Nùng có tỷ lệ CTNR cao nhất (51,3%), thấp hơn là dân tộc Dao (33,3%), dân tộc Tày (13,3%). Những năm gần đây số hộ CTNR giảm dần do mức sống được nâng lên, đồng thời người dân đã phần nào nhận thức được sự ảnh hưởng tiêu cực của CTNR đến sự thoái hóa đất, thấy được vai trò của rừng…

* Chăn thả gia súc: Hiện nay, số lượng gia súc ở các xã thuộc Khu di tích tăng cao. Năm 2013 có 55.092 con, năm 2018 tăng lên

76.782 con. Phương thức chăn thả gia súc đã ảnh hưởng đến TTV rừng (số lượng gia súc chăn dắt một phần chiếm 55%, thả rông kết hợp chăn dắt 30,3% và thả rông hoàn toàn 14,7%) .

* Cháy rừng: Nguyên nhân cháy rừng chủ yếu do người dân xử lý thực bì để trồng rừng và sử dụng lửa trong rừng không đúng quy định, trẻ chăn trâu dùng lửa đun nấu, bắt ong...; Cháy rừng cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học, phá hủy cấu trúc rừng.

4.4.2.2. Ảnh hưởng gián tiếp của con người đến đa dạng loài thực vật

* Đói nghèo: Có sự chênh lệch lớn về thu nhập của người dân, tại các thôn Đồng Quân, Rịa, Khao Quân, có ít điểm di tích, du lịch chưa phát triển và các thôn Tân Lập, Vĩnh Tân, Bòng, tập trung nhiều điểm di tích và du lịch phát triển.

* Gia tăng dân số: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của 2 huyện tương đối cao giao động 10.6 - 12,8%/năm. Sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu về đất ở, đất canh tác, các nhu cầu sinh sống hàng ngày như củi, gỗ làm nhà, làm chồng trại, đồ dùng…

* Mặt bằng dân trí, phong tục, tập quán: Tỷ lệ học sinh Trung học phổ thông với dân số trong KVNC có tỷ lệ dao động từ 0,6 - 1,47%, so với mặt bằng chung của tỉnh Tuyên Quang đây là tỷ lệ thấp.

* Tác động mặt trái của phát triển Du lịch

Phát triển du lịch chính là phát triển kinh tế địa phương, tuy nhiên du lịch càng phát triển thì ảnh hưởng tiêu cực mà nó gây ra cho môi trường và đa dạng sinh học càng cao.

* Lực lượng bảo vệ rừng và cơ sở vật chất hạn chế: Trên địa bàn huyện Yên Sơn và Sơn Dương có tổng số 3 hạt kiểm lâm với tổng số 57 người. Các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Khu di tích lịch sử Tân Trào còn rất hạn chế, hầu hết không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu.

* Hiệu lực pháp luật và chính sách chưa phù hợp: Vi phạm chủ yếu tập trung vào vận chuyển gỗ trái phép và vi phạm thủ tục hành chính. Các vi phạm này chủ yếu được xử lý hành chính bằng phạt tiền, mức tiền phạt cũng rất thấp. Vì vậy, chưa có tính răn đe và giáo

dục đối với người vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Chính sách khoán bảo vệ rừng cho người dân trên địa bàn còn bất cập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu di tích lịch sử tân trào, tỉnh tuyên quang, đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý phục vụ cho phát triển bền vững tt (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w