ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CẤP NƯỚC THÔ KẾT LU N V KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng định mức chi phí cấp nước thô phục vụ công nghiệp, sinh hoạt của hệ thống thủy lợi Nam Khánh Hòa (Trang 37 - 96)

CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CẤP NƯỚC THÔ PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP V SINH HOẠT

2.1. Khái niệm về nước thô từ hệ thống công trình thủy lợi phục vụ công nghiệp và sinh hoạt

Từ trước tới nay, nhiệm vụ chủ yếu của các công trình thuỷ lợi là phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, hoạt động sản xuất của của các hệ thống công trình thuỷ lợi đa dạng và mang tính tổng hợp hơn. Nhiều hệ thống phục vụ tưới tiêu hiện có đang được đầu tư, nâng cấp để đảm nhiệm nhiệm vụ chiến lược mới như cấp nguồn nước phục vụ cho các nhà máy nước sạch phục vụ công nghiệp và dân sinh; cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, du lịch,... Nguồn nước cấp từ công trình thuỷ lợi, từ hệ thống sông ngòi tự nhiên cho các nhà máy và công trình sản xuất cấp nước sạch cho công nghiệp và sinh hoạt gọi là nước thô. Như vậy, nước thô là nguồn nước tự nhiên, chưa qua công đoạn làm sạch.

Trong điều kiện hiện nay, ở Khánh Hòa, Định mức chi phí cấp nước thô là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương giám sát quá

Formatted: German (Germany)

trình quản lý vận hành công trình thuỷ lợi, đảm bảo chất lượng nước thô theo thoả thuận và thanh quyết toán chi phí cho doanh nghiệp theo sản lượng nước thô cấp cho các nhà máy sử dụng nước. Ngoài ra, Định mức này cũng là căn cứ để các công ty quản lý khai thác công trình thuỷ lợi quản lý vận hành công trình theo đúng quy trình, quy phạm, quy định; Bố trí, sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý trong hệ thống, nâng cao năng suất lao động; chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất, tài chính và chi phí sản xuất hàng năm; có quyền được thanh quyết toán các khoản mục chi phí theo kết quả sản xuất đã đạt được.

Hệ thống công trình thuỷ lợi Nam Khánh Hoà đang ngày càng được hoàn thiện, nhưng đến nay cơ chế, chính sách cho việc quản lý khai thác công trình vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu hệ thống các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật đã ban hành kèm theo Quyết định số 3098/QĐ-UBND ngày 17/12/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi do Công ty khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa quản lý nhưng chưa ban hành định mức cấp nước thô làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả phục vụ tưới tiêu cũng như tuổi thọ của công trình.

Định mức chi phí cấp nước thô phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt là nhằm xác định các mức hao phí cần thiết cho các công việc quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi nhằm đảm bảo điều tiết, đưa dẫn nước đến vị trí lấy nước của các nhà máy công nghiệp và sinh hoạt.

Định mức chi phí cấp nước thô là thước đo các chi phí sản xuất, nó có tác dụng nâng cao trình độ kỹ thuật cho công nhân, giáo dục công nhân tiết kiệm nâng cao trình độ quản lý ở các cơ sở sản xuất.

Định mức chi phí cấp nước thô được xây dựng đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:

- Có luận chứng khoa học về kinh tế kỹ thuật đảm bảo xác định đúng đắn các hao phí cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của công trình.

Formatted: German (Germany)

- Tính đến các yếu tố khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm đồng thời xét đến khả năng thực tế có thể thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật của các đơn vị sản xuất trong điều kiện thời tiết bình thường.

- Định mức chi phí cấp nước thô được xây dựng trên cơ sở hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi thuộc Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Nam Khánh Hoà quản lý và các điều kiện khí tượng thuỷ văn, địa hình, địa chất, cây trồng, ... trong vùng, theo đầy đủ nội dung công việc phù hợp với quy trình, quy phạm quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.

2.2. Khái niệm và vai trò của định mức chi phí cấp nước thô 2.2.1. Khái niệm và vai trò của định mức nói chung

Mức (ngôn ngữ phổ thông thường gọi là định mức) được hiểu là tiêu chuẩn, quy định (cho phép) tối đa về nguồn lực: Lao động, vật tư, tiền vốn, thời gian lao động, ... để hoàn thành một công việc, nhiệm vụ, chức năng, một khối lượng sản phẩm nhất định trong điều kiện tổ chức sản xuất cụ thể.

Như vậy chúng ta có thể coi mức lao động như một thước đo để tính toán, định liệu, tổ chức, kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất nói chung.

Nhiệm vụ của công tác định mức kinh tế - kỹ thuật là dùng phương pháp khoa học, tiên tiến để nghiên cứu, tính toán xác định quan hệ giữa số lượng sản phẩm với sự tiêu hao cần thiết về nhân lực và vật lực, định ra một tiêu chuẩn hợp lý trong sản xuất xây dựng, phát hiện và sử dụng một cách đầy đủ nhất mọi khả năng tiềm tàng trong quá trình sản xuất để ngày càng hoàn thiện và phát triển nền sản xuất xã hội, không ngừng tăng năng suất lao động và giảm giá thành xây dựng.

Định mức là một hoạt động thực tiễn trong việc xây dựng các mức kinh tế - kỹ thuật nói chung. Định mức xuất hiện trong mọi lĩnh vực, từ các doanh nghiệp tư nhân, các công ty, nhà máy, công ty, xí nghiệp cho đến các cơ quan quản lý nhà nước, từ lĩnh vực kinh doanh cho đến hoạt động sản xuất, nghiên cứu, quản lý, ... Mỗi lĩnh vực hoạt động đều đã xây dựng cho mình những định

mức riêng, đồng thời cũng áp dụng các định mức chung do nhà nước quy định để dễ dàng hơn trong công việc tính toán chi phí (như chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nguồn lực khác…), giúp nhà nước quản lý tốt hơn sự hoạt động của các doanh nghiệp, cũng như giúp các doanh nghiệp quản lý tiết kiệm, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; giúp các nhà đầu tư trong việc so sánh, đánh giá để từ đó quyết định phương hướng đầu tư, …

Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm là điều kiện chủ yếu và quyết định để một doanh nghiệp phát triển. Muốn sản xuất phát triển thì nhất thiết doanh nghiệp phải hoàn thiện về tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, phương thức quản lý, chiến lược kinh doanh đáp ứng mọi nhu cầu cho xã hội trong nền kinh tế thị trường, ... Bộ phận chính để thực hiện tổ chức lao động hợp lý là phải hoàn thiện công tác định mức kinh tế - kỹ thuật.

Định mức kinh tế - kỹ thuật là tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn do Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp hoặc bộ phận sản xuất quy định, nó phản ánh trình độ và điều kiện sản xuất của tổ chức sản xuất trong từng giai đoạn nhất định. Định mức kinh tế - kỹ thuật dùng để khống chế việc sử dụng tiền vốn, vật tư, thiết bị, máy móc, nhân lực một cách hợp lý. Trong hoạt động quản lý vận hành các hệ thống thuỷ lợi, thì định mức kỹ thuật là tiêu chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa sự tiêu dùng nguồn tài nguyên (nhân lực, vật liệu, máy móc thiết bị xây dựng ) với số lượng sản phẩm có chất lượng, hợp quy cách trong điều kiện tổ chức sản xuất cụ thể.

2.2.2. Khái niệm và vai trò của định mức chi phí cấp nước thô a. Khái niệm về định mức chi phí cấp nước thô

Định mức chi phí cấp nước thô phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt từ hệ thống công trình thuỷ lợi (gọi tắt là Định mức chi phí cấp nước thô) là chi phí tối đa cần thiết, bình quân mà một Doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cần phải bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất (thường là một năm), ứng với điều kiện năm sản xuất bình thường, mặt bằng giá cả nhất định, phù hợp với những quy định của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, để Doanh nghiệp

Formatted: Portuguese (Brazil)

hoàn thành việc cung cấp một khối lượng nước thô đảm bảo chất lượng thoả thuận đến vị trí lấy nước của các công trình cấp nước của các đơn vị dùng nước trên hệ thống.

Trong điều kiện hiện nay, ở Khánh Hòa, Định mức chi phí cấp nước thô là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương giám sát quá trình quản lý vận hành công trình thuỷ lợi, đảm bảo chất lượng nước thô theo thoả thuận và thanh quyết toán chi phí cho doanh nghiệp theo sản lượng nước thô cấp cho các nhà máy sử dụng nước. Ngoài ra, Định mức này cũng là căn cứ để Công ty quản lý khai thác công trình thuỷ lợi quản lý vận hành công trình theo đúng quy trình, quy phạm, quy định; Bố trí, sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý trong hệ thống, nâng cao năng suất lao động; chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất, tài chính và chi phí sản xuất hàng năm; có quyền được thanh quyết toán các khoản mục chi phí theo kết quả sản xuất đã đạt được.

Hệ thống công trình thuỷ lợi Nam Khánh Hoà đang ngày càng được hoàn thiện, nhưng đến nay cơ chế, chính sách cho việc quản lý khai thác công trình vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu hệ thống các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật đã ban hành kèm theo Quyết định số 3098/QĐ-UBND ngày 17/12/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi do Công ty khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa quản lý nhưng chưa ban hành định mức cấp nước thô làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả phục vụ tưới tiêu cũng như tuổi thọ của công trình.

Định mức chi phí cấp nước thô phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt là nhằm xác định các mức hao phí cần thiết cho các công việc quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi nhằm đảm bảo điều tiết, đưa dẫn nước đến vị trí lấy nước của các nhà máy công nghiệp và sinh hoạt.

Định mức chi phí cấp nước thô là thước đo các chi phí sản xuất, nó có tác dụng nâng cao trình độ kỹ thuật cho công nhân, giáo dục công nhân tiết kiệm nâng cao trình độ quản lý ở các cơ sở sản xuất.

Định mức chi phí cấp nước thô được xây dựng đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:

- Có luận chứng khoa học về kinh tế kỹ thuật đảm bảo xác định đúng đắn các hao phí cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của công trình.

- Tính đến các yếu tố khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm đồng thời xét đến khả năng thực tế có thể thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật của các đơn vị sản xuất trong điều kiện thời tiết bình thường.

- Định mức chi phí cấp nước thô được xây dựng trên cơ sở hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi thuộc Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Nam Khánh Hoà quản lý và các điều kiện khí tượng thuỷ văn, địa hình, địa chất, cây trồng, ... trong vùng, theo đầy đủ nội dung công việc phù hợp với quy trình, quy phạm quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.

Hệ thống định mức chi phí cấp nước thô cho công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi làm cơ sở giúp cho doanh nghiệp:

- Bố trí sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý, nâng cao năng suất lao động.

Quản lý vận hành công trình theo đúng quy trình, quy phạm, nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng nước.

- Giao khoán cho các cụm, trạm thuỷ nông, gắn chế độ lương, thưởng với trách nhiệm, kết quả sản xuất của người lao động.

- Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính hàng năm.

- Thanh quyết toán các khoản mục chi phí theo kết quả sản xuất.

Đồng thời, đây là cơ sở để giúp cơ quan quản lý Nhà nước duyệt kế hoạch sản xuất và sử dụng lao động, thanh quyết toán chi phí, xác định mức cấp bù cho doanh nghiệp công ích theo chế độ quy định của Nhà nước.

b. Vai trò của công tác xây dựng định mức

Định mức là một trong những nội dung quan trọng mà hầu hết Chính phủ của các nước thường hay áp dụng. Việt Nam công tác lập và xây dựng nhiều

loại định mức khác nhau và được Chính phủ công bố thực hiện nhằm hướng dẫn hoặc kiểm soát nhiều hoạt động kinh tế.

Phương pháp quản lý có vai trò hết sức quan trọng đến sự thành công trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong lĩnh vực quản lý thì định mức thể hiện vai trò quan trọng nhằm mục đích cho công tác quản lý được dễ hơn, đem lại những kết quả cao hơn và đảm bảo hiệu quả về lợi ích chi phí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, vấn đề thâm hụt tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các hệ thống thủy lợi đang là vấn đề chưa có lời giải. Nguồn kinh phí thu được của các hệ thống công trình thủy lợi từ cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành tham gia hưởng lợi không đủ để trang trải cho duy tu bảo dưỡng và vận hành công trình của hệ thống. Do thiếu kinh phí trong hoạt động vận hành và duy tu cải tạo, nên các hệ thống thủy lợi hiện nay ngày càng bị xuống cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn. Từ thực tế cho thấy việc xây dựng và áp dụng định mức chi phí cấp nước thô của một doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi là thực sự cần thiết.

c. Đặc điểm xây dựng định mức chi phí cấp nước thô phục vụ công nghiệp và sinh hoạt

Định mức chi phí cấp nước thô trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là định mức mang tính chuyên ngành, vì nó có những đặc điểm riêng, khác với các định mức lao động khác như công tác xây dựng cơ bản hoặc sản xuất công nghiệp.

Công tác quản lý khai thác công trình thuỷ nông bao gồm nhiều loại công việc, mỗi một loại công việc lại có những đặc điểm khác nhau. Có những công việc chỉ mang tính chất trông coi, quản lý không sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động để làm ra sản phẩm, nhưng cũng có những việc mang tính lao động để sản xuất. Lao động quản lý khai thác công trình thuỷ nông rất phức tạp, vừa mang tính lao động kỹ thuật và lao động chân tay, tính

Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt, Portuguese (Brazil)

Formatted: Normal, Indent: First line: 1.27 cm, Space Before: 6 pt, After: 3 pt, Line spacing:

Multiple 1.4 li, Tab stops: Not at 0.5 cm

Formatted: Font: Italic

Formatted: Font: 14 pt, Portuguese (Brazil) Formatted: Justified, Indent: First line: 1.27 cm, Line spacing: 1.5 lines

Formatted: Font: 14 pt, Portuguese (Brazil)

chất công việc không đồng nhất. Để tận dụng lao động nhiều khi một công nhân phải kiêm nhiệm những công việc có yêu cầu chuyên môn rất khác nhau.

Mỗi loại định mức được tính toán theo từng quy trình riêng với thành phần cấp bậc công việc khác nhau. Có định mức tính theo hao phí lao động cho một công đoạn sản xuất ra sản phẩm, có định mức được tính theo khối lượng công việc được giao và định mức tổng hợp tính cho một đơn vị sản phẩm tưới, tiêu theo dịch vụ hoặc bình quân trong một năm .

Định mức chi phí cấp nước thô tổng hợp trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi phụ thuộc vào đặc điểm điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương và thời tiết mỗi năm.

2.23. Sự cần thiết của công tác xây dựng định mức chi phí cấp nước thô từ hệ thống công trình thủy lợi

Định mức là một trong những nội dung quan trọng mà hầu hết Chính phủ của các nước thường hay áp dụng. Việt Nam công tác lập và áp dụng nhiều loại định mức khác nhau được Chính phủ công bố thực hiện nhằm hướng dẫn hoặc kiểm soát nhiều hoạt động kinh tế.

Trên thực tiễn quản lý sản xuất trong bất cứ ngành kinh tế nào cũng cần có những loại định mức chuyên ngành khác nhau. Ngành Xây dựng (Định mức dự toán xây dựng công trình (Phần xây dựng); Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; Định mức dự toán xây dựng công trình; Định mức khảo sát xây dựng; Định mức vật tư trong xây dựng, …) Ngành Giao thông (Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; Định mức kinh tế - kỹ thuật sửa chữa thường xuyên đường sông,…)

Trong ngành Thủy lợi, đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản thường áp dụng một số định mức do Bộ Xây dựng công bố va ban hành. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi đặc thù trong quản lý ngành nên nhiều định mức kinh tế kỹ thuật cũng đã và đang được áp dụng tại nhiều đơn vị trong ngành, phục vụ cho công tác quản lý.

Formatted: Font: 14 pt, Portuguese (Brazil)

Formatted: Font: Portuguese (Brazil), Do not check spelling or grammar

Formatted: Normal, Indent: First line: 1.27 cm, Space Before: 6 pt, After: 3 pt, Line spacing:

Multiple 1.4 li, Tab stops: Not at 0.5 cm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng định mức chi phí cấp nước thô phục vụ công nghiệp, sinh hoạt của hệ thống thủy lợi Nam Khánh Hòa (Trang 37 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)