CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CÁ NHÂN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục cá nhân ở một số trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45 - 89)

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh Tp.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam.

2.1.1. Tình hình địa lý, tự nhiên

Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Tp.HCM cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Tp.HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Tp.HCM có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Một con sông nữa của Tp.HCM là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Tp.HCM còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt. Hệ thống sông, kênh rạch giúp Tp.HCM trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Tp.HCM có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt, Tp.HCM thuộc vùng không có gió bão.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 19 quận và 5 huyện. Toàn thành phố có 322 đơn vị hành chính cấp xã, phường, bao gồm: 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn.

Tp.HCM giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6%

diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài.Vào năm 2005, Tp.HCM có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1024 USD/năm.

Nền kinh tế của Tp.HCM đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước

chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Tp.HCM đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007.

Về thương mại, Tp.HCM có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Mức tiêu thụ của Tp.HCM cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.

Tuy vậy, nền kinh tế của Tp.HCM vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế.

Với tổng diện tích 2.095,01 km², theo kết quả chính thức điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số thành phố là 7.162.864 người, mật độ 3.419 người/km², gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,95 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03%. Lượng dân cư này tập trung chủ yếu trong nội thành, gồm 5.881.511 người, mật độ lên tới 11.906 người/km². Trong khi đó các huyện ngoại thành chỉ có 1.281.353 người, đạt 801 người/km². Nếu so với Hà Nội (trước khi mở rộng năm 2008), khoảng 3,4 triệu người vào năm 2007, Tp.HCM có quy mô dân số lớn hơn rất nhiều. Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam, quy mô dân số của Tp.HCM còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu ngoại trừ Moscow và London. Theo số liệu thống kê năm 2009, 83,32% dân cư sống trong khu vực thành thị Tp.HCM cũng có gần một phần năm là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer...

Những người Hoa ở Tp.HCM cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.

Mặc dù Tp.HCM có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường.

Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.

Tp.HCM cũng là một đô thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa bàn thành phố hiện nay có hơn nghìn ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còn các nhà thờ xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cách Roman, Gothic. Nhà thờ nổi tiếng nhất của thành phố là nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1, hoàn thành năm 1880.

Là một thành phố trẻ chỉ với 300 năm lịch sử, nhưng Tp.HCM đã xây dựng được không ít công trình kiến trúc và sở hữu một nền văn hóa đa dạng, đã biến thành phố thành một phức thể văn hóa thông qua phong tục tập quán, cách thức ăn uống, trang phục, sinh hoạt ma chay, cưới hỏi, tôn giáo tín ngưỡng; tinh thần đoàn kết dân tộc, năng động sáng tạo; kiên cường bất khuất, lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường; tinh thần tương thân tương ái; tính chất hòa đồng, nhạy cảm, dễ tiếp cận và hòa nhập; cá tính bộc trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài... vốn là truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc và con người Thành phố.

2.1.3. Tình hình giáo dục

Về mặt hành chính, Sở Giáo dục Tp.HCM chỉ quản lý các cơ sở giáo dục từ bậc

mầm non tới phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng phần lớn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Trong năm học 2008–2009, toàn thành phố có 638 cơ sở giáo dục mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và 55 trường cấp II, III. Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố. Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào bốn huyện ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Tp.HCM hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư. Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (đại học Sài Gòn và đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý. Tp.HCM cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất, cùng với Hà Nội.

Theo báo cáo tổng kết năm học 2009 – 2010 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, ngành giáo dục và đào tạo Tp.HCM đạt được những kết quả tốt đẹp, là đơn vị dẫn đầu với 14/14 chỉ tiêu xuất sắc, nhận bằng khen của Thủ tướng, cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cờ thi đua trong khối các Sở ngành thành phố và cũng là năm ngành giáo dục và đào tạo thành phố được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng III. Tp.HCM đã thực hiện thành công phổ cập bậc trung học, là đơn vị đi đầu so với các tỉnh, thành trong cả nước việc thực hiện Chỉ thị 61-CT/TW của Trung ương về phổ cập giáo dục.

Trong những năm gần đây, việc giáo dục người khuyết tật nói chung và sự phát triển ngành giáo dục đặc biệt nói riêng tại Tp.HCM đang được các cơ quan, tổ chức trong nước, ngoài nước chú trọng phát triển và đạt được một số thành tựu đáng kể. Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo TP.HCM bắt đầu mở các khóa đào tạo chính quy và không chính quy chuyên ngành giáo dục đặc biệt để đáp ứng nhu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên cho các trường chuyên biệt.

Các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện. Phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Nhiều nhà chuyên môn cũng như tổ chức giáo dục đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu và biên soạn tài liệu hữu ích có liên quan... giúp nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại Tp.HCM. Tuy nhiên, cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn thiếu thốn. Các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật chưa có những trang thiết bị cần thiết để dạy trẻ khuyết tật như sách giáo khoa và đồ dùng dạy học đặc thù cho từng loại trẻ khuyết tật. Đội ngũ CBQL và GV dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đi học ngày càng tăng của trẻ khuyết tật.

Theo báo cáo tổng kết công tác giáo dục khuyết tật năm học 2009 – 2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM, các Quận 4, Quận 7, Quận 9, Quận Thủ Đức, Quận Bình Tân, Huyện Nhà Bè, Huyện Hóc Môn đều chưa có trường chuyên biệt công lập dù một số quận đã được quy hoạch đất xây trường. Số phòng hỗ trợ giáo dục cá nhân dành cho học sinh khuyết tật còn ít, chỉ có 50 phòng trên toàn Thành phố.

2.2. Khái quát đặc điểm của một số trường chuyên biệt tại Tp.HCM

 Vài nét về mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu bao gồm 259 đối tượng, trong đó bao gồm 13 cán bộ quản lí, 95 giáo viên và 151 cha mẹ học sinh.

Các trường chuyên biệt được chọn có chủ định theo mục đích của nghiên cứu, ở mỗi trường chọn ngẫu nhiên 30 cha mẹ học sinh để khảo sát.

Bảng 2.1. Mẫu nghiên cứu

S T T

Tên trường CBQL GV CMHS

Số phiếu phát ra

Số phiếu thu vào

Số phiếu phát ra

Số phiếu thu vào

Số phiếu phát ra

Số phiếu thu vào 1 Trường Chuyên biệt Tương

Lai Quận 1

1 1 10 10 30 20

2 Trường Chuyên biệt Thảo Điền Quận 2

2 2 12 12 30 24

3 Trường Chuyên biệt Niềm Tin Quận Phú Nhuận

3 3 13 13 30 30

4 Trường Chuyên biệt Bình Minh Quận Tân Phú

2 2 30 29 30 30

5 Trường Chuyên biệt Hướng Dương Quận Tân Bình

3 3 11 11 30 25

6 Trường Chuyên biệt Gia Định Quận Bình Thạnh

2 2 20 20 30 22

TỔNG CỘNG 13 13 96 95 180 151

2.2.1. Về đội ngũ cán bộ quản lí 2.2.1.1. Về số lượng

Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng các trường chuyên biệt dạy trẻ CPTTT trong mẫu nghiên cứu đều là nữ, chiếm 100% trong đó có 6 HT, 6 PHTCM và 1 phó hiệu trưởng bán trú. Điểm chung giữa các trường chuyên biệt là BGH thường chỉ có 2 người là HT và PHTCM, HT là người kiêm nhiệm công tác bán trú. Vì thế, HT các trường chuyên biệt dạy trẻ CPTTT phải là người có tài trong công tác quản lí và có tâm trong công tác giáo dục, có như thế mới có thể lãnh đạo và điều hành có hiệu quả các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ CPTTT.

2.2.1.2. Về trình độ chuyên môn và quản lí

Kết quả khảo sát bảng 2.2 cơ cấu tuổi đời, trình độ đào tạo, thâm niên công tác của CBQL, GV và bảng 2.3 Cơ cấu trình độ đào tạo chuyên ngành giáo dục đặc biệt của GV, CBQL (xem phụ lục 6), ta có biểu đồ sau

Biểu đồ 2.1. Trình độ chuyên môn của CBQL Biểu đồ 2.2. Trình độ quản lí của CBQL

Qua biểu đồ 2.1 ta thấy, trình độ chuyên môn của CBQL tập trung ở bậc cao đẳng và đại học, tỉ lệ CBQL có trình độ đại học sư phạm chiếm khá cao 69.23% trong đó trình độ đại học chuyên ngành GDĐB là 38.46%, cho thấy đây là những CBQL có điều kiện và năng lực nắm bắt những đòi hỏi trong lĩnh vực giáo dục trẻ CPTTT, từ đó họ có những sáng kiến, biện pháp quản lí để nâng cao chất lượng giáo dục của trường, đồng thời họ cũng tạo được sự tin tưởng với GV trong công tác quản lí chuyên môn.

Tuy nhiên, qua biểu đồ 2.2 ta thấy trình độ quản lí của đội ngũ CBQL các

trường chuyên biệt dạy trẻ CPTTT chủ yếu là được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn chiếm 92,31%, cho thấy đội ngũ CBQL chưa chú trọng cập nhật, nâng cao trình độ lí luận quản lí, họ quản lí chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, vì thế không thể tránh những thiếu sót và hạn chế trong công tác quản lí nhà trường.

0 10 2 0 3 0 4 0 50 6 0 70

T rung cấp

C ao đẳng

Đại học S au đại học

T rì nh độ chuyên mô n chung T rì nh độ chuyên mô n GD ĐB

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

B ồi dưỡng

ngắn hạn

T rung c ấp

C ao đẳng

Đại học

T rình độ quản lí

2.2.1.3. Về tuổi đời và thâm niên công tác

Kết quả khảo sát bảng 2.2 và bảng 2.3, ta có biểu đồ sau

Biểu đồ 2.3. Tuổi đời của CBQL Biểu đồ 2.4. Thâm niên công tác của CBQL Qua biểu đồ 2.3 và biểu đồ 2.4 ta thấy:

Đội ngũ CBQL có tuổi đời dưới 30 chiếm tỉ lệ 15.38%, đây là đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình và năng động trong công tác quản lí, mạnh dạn trong việc đổi mới, tuy nhiên, do tuổi đời còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, vì thế gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong công tác quản lí, do đó cần phải trau dồi, học hỏi thêm.

Số CBQL có tuổi đời từ 30 đến 40 chiếm tỉ lệ 30.77%, đây là đội ngũ CBQL chín muồi về nhiều mặt: suy nghĩ chín chắn, tư tưởng vững vàng, có nhiều kinh nghiệm thực tế cũng như công tác quản lí khoa học và năng động

Số CBQL có tuổi đời từ 41 đến 50 chiếm tỉ lệ 15.38%, đây là những CBQL có nhiều kinh nghiệm thực tế, họ có nhiều thuận lợi trong công tác quản lí, tuy nhiên, đôi lúc thiếu năng động, ngại đổi mới trong công tác quản lí.

Số CBQL có tuổi đời trên 50 chiếm tỉ lệ 38.47%, đây là những CBQL rất giàu kinh nghiệm thực tiễn, họ có nhiều thuận lợi trong công tác chỉ đạo, điều hành cũng như việc tạo sự tin tưởng, kính trọng trong mối quan hệ với cấp dưới, tuy nhiên đây là tuổi khó thay đổi và dễ có lối mòn trong các biện pháp quản lí.

Biểu đồ 2.4 cũng cho thấy đa số CBQL đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, 30.77%

CBQL có kinh nghiệm trên 20 năm giáo dục trẻ bình thường, 76.92% CBQL từ trường bình thường được điều động về quản lí trường chuyên biệt, họ có nền tảng sư phạm vững chắc. Thời gian công tác trong lĩnh vực GDĐB của CBQL là 6 - 10 năm, chiếm tỉ lệ 53.85%, đây là khoảng thời gian khá tốt cho việc nắm bắt thực tế, tích lũy kinh nghiệm quản lí trường chuyên biệt, cũng như mạnh dạn trong việc điều chỉnh, thay đổi mô hình quản lí theo hướng tích cực, phát triển.

2.2.2. Về đội ngũ giáo viên 2.2.2.1. Về số lượng

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Dưới 30 30-40 41-50 Trên 50

Tuổi đời của CBQL

0 10 2 0 3 0 4 0 5 0 6 0

D ưới 3

3 đến

5 6 đến

10 11 đến 15

16 đến

20 T rê n

2 0

T hâm niê n cô ng t ác t ro ng ngà nh giá o dục ( năm ) T hâm niê n cô ng t ác t ro ng ngà nh G D ĐB ( năm )

GV các trường chuyên biệt dạy trẻ CPTTT trong mẫu nghiên cứu đại đa số đều là nữ, chiếm 98.95% , chỉ có 1 nam giáo viên, chiếm 1.05%, cho thấy sự cân bằng về giới trong đội ngũ GV ở các trường chuyên biệt quá chênh lệch, điều này gây khó khăn trong công tác giáo dục học sinh.

Đội ngũ GV trong một trường chuyên biệt thông thường trung bình từ 10 đến 12 GV, có 4 trường chiếm tỉ lệ 66.67%, 2 trường còn lại có số lượng GV trên 20, chiếm tỉ lệ 33.33%, cho thấy quy mô các trường chuyên biệt không lớn, đội ngũ GV còn quá ít so với số lượng trẻ CPTTT (theo ước tính của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM năm 2001, tại Tp.HCM có khoảng 22.000 trẻ CPTTT).

2.2.2.2. Về trình độ chuyên môn

Qua bảng kết quả khảo sát 2.2 và bảng 2.3, ta có biểu đồ sau

Biểu đồ 2.5. Trình độ chuyên môn của giáo viên

Biểu đồ 2.5 ta thấy, trình độ chuyên môn của GV bậc trung cấp sư phạm chiếm

tỉ lệ 26.32%. Tỉ lệ GV có trình độ cao đẳng sư phạm chiếm tỉ lệ 38.95% trong đó trình độ cao đẳng chuyên ngành giáo dục đặc biệt là 23.16%, và tỉ lệ GV có trình độ đại học sư phạm chiếm 30.52%

trong đó trình độ đại học chuyên ngành giáo dục đặc biệt là 15.79%, cho thấy đội ngũ GV đạt chuẩn và trên chuẩn là khá cao, điều này cũng có nghĩa là các trường chuyên biệt có lực lượng GV được đào tạo tốt về chuyên môn sư phạm, họ là những người có hiểu biết, kiến thức về chuyên môn, đây là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường chuyên biệt. Tuy nhiên, tỉ lệ GV được đào tạo chuyên ngành GDĐB chưa cao, GV chủ yếu vừa làm vừa rút kinh nghiệm, dựa vào nền tảng giáo dục trẻ bình thường từ đó vận dụng kinh nghiệm trong công tác giáo dục cho trẻ CPTTT, điều này là một trở ngại cho việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường chuyên biệt.

Bên cạnh đó, số GV chưa qua đào tạo sư phạm chiếm 4.21%, đây là những GV có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong công tác giáo dục trẻ CPTTT nhưng do tuổi đời cao không thể tiếp tục học để có bằng sư phạm dẫn đến họ rất hạn chế về mặt lí luận sư phạm nên khó có thể phát triển trong công tác chuyên môn của nhà trường.

0 5 10 15 2 0 2 5 3 0 3 5 4 0

C hưa qua đà o t ạo S ư

phạm

T rung c ấp C a o đẳng Đại học S au đại học

T rình độ chuyê n m ô n c hung T rình độ chuyê n m ô n G D ĐB

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục cá nhân ở một số trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)