1.1.1. Khái niệm Trẻ em lao động sớm hay Lao động trẻ em
Xét trên góc độ luật pháp quốc tế (Công ước về quyền trẻ em), Công ước số 138 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và luật pháp của quốc gia (Hiến pháp, Bộ luật Lao động và Luật Dân sự) thì ở Việt Nam có thể đưa ra sử dụng các khái niệm (thuật ngữ) sau: [28]
Trẻ em làm việc: là hiện tượng trẻ em dành một số thời gian để làm các công việc giúp đỡ gia đình, kết hợp trong giáo dục để nâng cao hiểu biết về lao động, rèn luyện { chí tự lực, làm quen với lao động. Những công việc các em làm phù hợp với sức khỏe của các em, không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thể lực, trí lực, nhân cách và đặc biệt không cản trở đến việc học tập, vui chơi, giải trí của các em. Nó có nhiều mặt tích cực giúp cho trẻ em xác định được trách nhiệm khi đến tuổi trưởng thành.
Lao động trẻ em: là chỉ những em dưới tuổi lao động đang sử dụng hầu hết thời gian, mà đáng lẽ dành cho học tập, để làm những công việc không hợp với sức mình nhằm tạo ra thu nhập mưu sinh cho bản thân và hỗ trợ cho gia đình. Đó là những trẻ em làm thuê trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong khu vực không chính thức; trẻ em lang thang kiếm sống ở các đô thị; trẻ em làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các công việc ảnh hưởng đến nhân cách của các em. Các công việc đã cướp đi cơ hội phát triển cơ thể, giáo dục và các nhu cầu trẻ thơ khác của các em.
Như vậy, khái niệm Lao động trẻ em hay Trẻ em lao động sớm được tiếp cận đồng thời từ hai khía cạnh cơ bản, đó là: độ tuổi và tính chất công việc mà trẻ tham gia.
Xét trên khía cạnh tính chất công việc mà trẻ tham gia, khái niệm Trẻ em lao động sớm (Child labour) hoàn toàn khác với khái niệm Trẻ em tham gia làm việc (Child work).
Thuật ngữ Trẻ em tham gia làm việc được sử dụng khi trẻ em tham gia một cách tự
25
nguyện để giúp đỡ gia đình. Những công việc này phù hợp với lứa tuổi, khả năng cũng như tình trạng thể chất, trí tuệ của trẻ. Bên cạnh đó nó còn góp phần vào sự phát triển lành mạnh của trẻ.
Theo Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Trẻ em lao động sớm là trẻ em phải đi làm những công việc toàn thời gian ở độ tuổi quá sớm; những công việc này cản trở học hành; hạ thấp nhân phẩm, lòng tự trọng và gây ra sự căng thẳng thái quá về mặt thể chất, xã hội hay tâm l{ cho các em. Các em bị bóc lột tàn tệ về sức lao động hay thậm chí cả về mặt tình dục.
Ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về Trẻ em lao động sớm. Mọi tranh luận phần lớn xoay xung quanh khía cạnh độ tuổi của trẻ.
Bộ Luật Lao động của Việt Nam quy định rõ:
Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Nơi có sử dụng người lao động chưa thành niên phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kz và xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu.
Nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên.
(Điều 119 – Bộ Luật Lao động Việt Nam)
Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Đối với nghành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng những trẻ em này phải có sự đồng { và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.
(Điều 120 – Bộ Luật Lao động Việt Nam)
Căn cứ theo độ tuổi lao động được quy định trong Bộ Luật Lao động Việt Nam, người lao động phải là người từ 15 tuổi trở lên. Người lao động chưa đủ 18 tuổi được gọi là lao động chưa thành niên.
Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em:
26
Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
(Điều 1 – Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Trẻ em)
Qua các { kiến trên chúng ta nhận thấy chưa có một quan niệm thống nhất về độ tuổi quy định thế nào được gọi là Trẻ em lao động sớm.
Trong phạm vi đề tài này, Trẻ em lao động sớm được giới hạn trong độ tuổi dưới 16 tuổi. Theo đó, khái niệm Trẻ em lao động sớm ở Việt Nam có thể được hiểu là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em - những người dưới 16 tuổi - phải trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia làm những công việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc phải làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi.
Có nhiều cách để phân loại Trẻ em lao động sớm. Tuy nhiên cũng cần khẳng định rằng những cách phân loại này chỉ mang tính chất tương đối.
Phân loại theo khu vực địa l{ (tức là phân Trẻ em lao động sớm theo khu vực nông thôn và khu vực thành thị, theo các vùng kinh tế).
Phân loại theo các ngành kinh tế chủ yếu: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Phân loại theo hình thức làm việc: lao động trong kinh tế hộ gia đình, lao động làm thuê trong các hộ gia đình và trong các doanh nghiệp.
Phân loại theo thời gian lao động: phản ánh mức độ phải lao động quá giờ của trẻ theo từng nhóm tuổi cụ thể (6 - 10), (11- 14), (15 - 17).
Phân loại theo góc độ bất đồng hoặc không có bất đồng về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, cộng đồng, gia đình trẻ và người sử dụng lao động.
Luận văn sử dụng cách phân loại theo tiêu chí hình thức làm việc của Trẻ em lao động sớm. Đó là có thể chia trẻ em lao động sớm thành 3 nhóm: nhóm trẻ làm giúp việc trong các hộ gia đình, nhóm trẻ lao động làm thuê trong kinh tế hộ gia đình (nhà hàng, quán ăn, quán nước,…) và nhóm trẻ lao động làm thuê trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tư nhân nhỏ lẻ.
27
1.1.2. Khái niệm Công tác xã hội
Theo Hiệp hội quốc gia nhân viên Công tác xã hội Mỹ (NASW): "Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”.
Theo quan điểm của Liên đoàn Công tác xã hội quốc tế (IFSW) thì: "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các l{ thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề".
Có thể thấy, dù được định nghĩa theo cách nào thì Công tác xã hội cũng bao hàm các nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, CTXH là một ngành khoa học cơ bản, vận dụng các l{ thuyết khoa học nhằm khôi phục lại các chức năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi nhằm hướng tới sự bình đẳng và tiến bộ xã hội.
Bên cạnh đó, CTXH còn là một dịch vụ được chuyên môn hóa, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu căn bản, nâng cao việc thực hiện chức năng xã hội của con người. [34]
Công tác xã hội với Trẻ em lao động sớm là một trong những chuyên ngành sâu của CTXH. Đối tượng làm việc của NV CTXH ở đây là Trẻ em lao động sớm.
1.1.3. Khái niệm Lạm dụng tình dục
Trong Công ước về quyền trẻ em của Liên hiệp quốc (1989) mà Việt Nam đã phê chuẩn vào năm 1990 có các điều khoản:
Điều 19:1. Các quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp pháp chế, hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể xác và tinh thần, gây thương tổn hay xúc phạm, bỏ mặc hoặc sao nhãng trong việc chăm
28
sóc, ngược đãi hoặc bóc lột, gồm cả sự xâm phạm về tình dục, trong khi trẻ em vẫn nằm trong vòng chăm sóc của cha hay mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, một hay nhiều người giám hộ pháp l{, hoặc bất kz người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em…
Điều 34: Các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống mọi hình thức bóc lột cũng như lạm dụng tình dục. Vì mục đích này, các quốc gia thành viên sẽ đặc biệt thực hiện mọi biện pháp thích hợp của từng nước, của hai bên và nhiều bên để ngăn ngừa.:
a) Việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia bất kz hành vi tình dục bất hợp pháp nào;
b) Việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong mãi dâm hay các hành vi tình dục bất hợp pháp khác;
c) Việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong cuộc biểu diễn hay tài liệu có tính chất khiên dâm.[9]
Như vậy, mặc dù trong pháp luật Việt Nam không có cụm từ “lạm dụng tình dục”
nhưng trong Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam phê chuẩn cụm từ “sexual abuse”
được dịch là xâm phạm về tình dục (điều 19) và lạm dụng tình dục (điều 34). [35]
Có thể hiểu Lạm dụng tình dục trẻ em là hành vi của bố, mẹ, người giám hộ, hoặc người khác có/ không có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em, lợi dụng vị thế của mình nhằm lôi kéo, dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ tham gia vào những hoạt động tình dục nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình.
Theo Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia: Hành vi lạm dụng tình dục là quá trình trong đó một người lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép người khác tham gia vào hoạt động tình dục. Hành vi lạm dụng tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó bộ phận sinh dục, thủ dâm, tiếp xúc miệng-bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay và cao hơn là giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn. Lạm dụng tình dục không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả nhưng hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm người khác.
29
Cho đến hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất hoàn toàn về lạm dụng tình dục ở trẻ em. Tuy nhiên đặc trưng chính yếu của hành vi lạm dụng tình dục trẻ em là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục. Hành vi lạm dụng tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng-bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay và cao hơn là giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn.
Lạm dụng tình dục ở trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả nhưng hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em.
Hành vi lạm dụng tình dục trẻ em được thực hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau, không chỉ đơn thuần là giao hợp bằng đường sinh dục mà còn bao gồm các hình thức như: vuốt ve, sử dụng lời nói gợi dục – dâm ngôn, sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, quan hệ bằng miệng, bằng hậu môn, cho trẻ xem các ấn phẩm kích dục (băng, đĩa, sách báo…)…
Lạm dụng tình dục để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển cả về thể chất cũng như tinh thần của trẻ em sau này. Những thương tổn trên thân thể có thể dễ dàng nhận thấy như: trẻ gặp khó khăn trong việc ngồi hoặc đi lại, trẻ bị đau rát khi đi tiểu, đồ lót bị rách, dính máu, trẻ bị tổn thương vùng âm đạo và hậu môn, trẻ mang thai… Bên cạnh đó, trẻ em bị lạm dụng tình dục còn có thể xuất hiện những rối loạn về hành vi và tâm thần như: trẻ có thể biểu hiện sự lo lắng và sợ hãi bất thường trước người khác giới, có những hành động mang tính tình dục không phù hợp trong giao tiếp và xử sự với người khác, trẻ trở nên tự ti, khép kín hơn …
Trẻ em lao động sớm là một trong những nhóm trẻ có nguy cơ bị lạm dụng tình dục cao.
1.1.4. Khái niệm nguy cơ
30
Theo Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì nguy cơ được hiểu là
“cái có thể phát sinh tai họa – những điều rủi ro, không may, gây ra sự đau khổ, mất mát lớn – trong thời gian gần nhất”.
Trong đề tài này, lạm dụng tình dục được xem là nguy cơ mà trẻ em lao động sớm dễ gặp phải và cũng là nguy cơ để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với sự phát triển toàn diện và cuộc sống của các em.
Góp phần hoàn thành tốt sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà Đảng, Chính phủ và Nhà nước đã đề ra trong Chỉ thị 55/CT-TW ngày 28/06/2001 của Bộ chính trị: “…Để đảm bảo cho thế hệ trẻ Việt Nam được phát triển toàn diện, giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu được những tinh hoa của thế giới, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, chủ động phòng ngừa, khắc phục những tác động tiêu cực mới đối với trẻ em trong bối cảnh hiện nay…”, toàn xã hội nói chung mà đặc biệt là chúng ta, những NV CTXH nói riêng, có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, trong đó có Trẻ em lao động sớm trước nguy cơ bị lạm dụng tình dục đang ngày càng báo động như hiện nay.
1.2. Một số lý thuyết Công tác xã hội được áp dụng trong nghiên cứu 1.2.1. Lý thuyết về Sai lệch xã hội
L{ thuyết về Sai lệch xã hội là một trong những l{ thuyết xã hội học tiếp cận xã hội từ việc mô tả, giải thích sự làm sai lệch trong hành vi của cá nhân, nhóm hay một thiết chế xã hội nào đó; được sử dụng khá phổ biến trong những nghiên cứu xã hội học ở cả cấp độ vi mô cũng như cấp độ vĩ mô.
Theo l{ thuyết này, sự làm sai lệch (deviance) được hiểu là những hành vi vi phạm các chuẩn mực, các nguyên tắc hành động hay những kz vọng của một cá nhân, một nhóm hay cả xã hội. Sự làm sai lệch là một { niệm phức tạp, nó có thể có hại hoặc không có hại, có thể được xã hội chấp nhận và cũng có thể bị phản đối quyết liệt.[13]
31
Émile Durkheim và Robert Meton là hai nhà xã hội học nổi tiếng, những người đã nỗ lực đưa l{ thuyết về sự làm sai lệch xã hội trở thành một trong các l{ thuyết “nóng”
của xã hội học đương thời.
É. Durkheim đã đưa ra khái niệm: “anomie” (rối loạn, vô tổ chức, sự bệnh hoạn) để chỉ sự mất phương hướng mà con người cảm thấy trong xã hội khi mà sự kiểm soát xã hội đối với hành vi cá nhân trở nên không hiệu quả. Theo quan điểm mà Durkheim trình bày trong 2 cuốn sách nổi tiếng: De la diviston du travail social (Về sự phân công lao động xã hội, 1893) và Suicide (Tự tử, 1897) thì tình trạng “anomie” sẽ thay đổi theo từng bối cảnh xã hội, ở từng giai đoạn lịch sử, từng nền văn hóa. Xã hội nào để cho sự độc lập, sự ham muốn của cá nhân lấn át những chuẩn mực chung của xã hội thì tình trạng “anomie” ở đó sẽ trầm trọng hơn những xã hội khác.
R. Meton đã vận dụng khái niệm “anomie” của Durkheim trong các nghiên cứu của mình và rút ra kết luận: bất cứ một xã hội nào cũng có những giá trị được hầu hết các thành viên chấp nhận và chia sẻ; những giá trị ấy được xem như những mục tiêu cần phải đạt được trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Để giúp cá nhân đạt được các mục tiêu ấy, xã hội đưa ra những phương tiện được quy định bởi các chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên một số cá nhân không chấp nhận sử dụng những phương tiện này. Mâu thuẫn giữa mục tiêu, khát vọng được chấp nhận về mặt văn hóa và các phương tiện không quy chuẩn nhằm thực hiện những mục tiêu, khát vọng đó của các cá nhân là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng “anomie”.
R. Meton cũng chỉ ra rằng có 5 loại hình cơ bản mà con người sử dụng để thích nghi với cơ cấu về mục tiêu, các kz vọng văn hóa và những phương tiện mà xã hội đề ra đó là: (1). Thích nghi tuân thủ, (2). Thích nghi canh tân, (3). Thích nghi thói nệ nghi thức, (4). Thích nghi rút lui và (5). Thích nghi nổi loạn.
L{ thuyết về sự làm sai lệch/ Sai lệch xã hội chủ yếu được vận dụng trong luận văn để phân tích sự lệch chuẩn, sự phạm pháp của hành vi lạm dụng tình dục đối với Trẻ em lao động sớm.