Một số giải pháp đảm bảo định tội danh và quyết định hình phạt đúng đối với tội mua bán người

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lào Cai (Trang 71 - 76)

Chương 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG

3.2. Một số giải pháp đảm bảo định tội danh và quyết định hình phạt đúng đối với tội mua bán người

Để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, trước hết cần hoàn thiện các quy định pháp luật về tội mua bán người để bảo đảm tính tương thích giữa quy định của pháp luật Việt Nam với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đồng thời, hoàn thiện những quy định của pháp

68

luật tố tụng hình sự, xử lý hành chính, bồi thường dân sự, hôn nhân gia đình liên quan đến hành vi mua bán người, các quy định về trình tự, thủ tục tái hòa nhập cộng đồng đối với các nạn nhân bị mua bán, các quy định về kết hôn với người nước ngoài, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, sử dụng lao động…

Nhằm nâng cao chất lượng định tội danh và quyết định hình phạt đúng đối với tội phạm mua bán người, các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện một cách kịp thời, đồng bộ một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48/CT-TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Chỉ thị 09/CT-TW ngày 01/12/2011 Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, Chỉ thị 1408/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, mua bán trẻ em. Tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quần chúng triển khai các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật để mọi người dân biết và nắm được phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán nguời. Thực hiện đặt các hộp thư tố giác tội phạm để thu thập tin báo, tố giác về các đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động mua bán người tại địa bàn. Thường xuyên tổ chức các đợt cao điểm tấn công tội phạm mua bán người trên các tuyến, địa bàn trọng điểm giáp biên giới. Các lực lượng chức năng phối hợp chặt chẽ với công an, biên phòng nước bạn tổ chức giao ban định kỳ để trao đổi thông tin về tình hình tội phạm mua bán người, xác minh giải cứu nạn nhân bị lừa bán, truy bắt các đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã về tội mua bán người đang lẩn trốn ở nước ngoài. Thiết lập đường dây nóng (điện thoại, email...) để thu thập các thông tin tố giác tội phạm mua bán người.

Thứ hai là, thực hiện hiệu quả quy chế số 4057/QCPH-TCCSPCTP- TLBĐBP đã được ký kết ngày 21/10/2010 giữa Tổng cục Cảnh sát phòng,

69

chống tội phạm và Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Chú trọng công tác tuần tra kiểm soát bí mật kết hợp công khai tại khu vực biên giới, các cửa khẩu nội địa, lối mòn để phát hiện, ngăn chặn các trường hợp đưa người xuất cảnh trái phép qua biên giới. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 766/TTG ngày 17/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về phân công trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc đưa trái phép phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài; Quyết định số 1173/QĐ-TTg ngày 18/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người và Chỉ thị số 08/CT-BCA ngày 05/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an về triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người trong công an nhân dân.

Thứ ba là, kiên quyết điều tra khám phá, xử lý nghiêm các vụ án mua bán người, đấu tranh triệt phá các đường dây tội phạm mua bán người xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài, bắt, xử lý các đối tượng phạm tội. Trong quá trình đấu tranh cần kết hợp linh hoạt các biện pháp điều tra mở rộng vụ án, thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan để làm cơ sở xử lý đối tượng phạm tội; tập trung lực lượng giải quyết dứt điểm các vụ mua bán người còn tồn đọng, cơ quan điều tra kịp thời hoàn chỉnh hồ sơ chuyển Viện kiểm sát nhân dân truy tố, Tòa án nhân dân đưa ra xét xử nghiêm minh các đối tượng phạm tội.

Thứ tư là, Bộ Công an kịp thời phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính cùng các ngành chức năng khác thực hiện hiệu quả Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 của Chính phủ quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ. Đồng thời, Bộ Công an chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên ngành hướng

70

dẫn thực hiện các quy định của BLHS năm 2015 về tội phạm mua bán người để triển khai thực hiện thống nhất trong toàn quốc.

Thứ năm là, tổ chức tốt các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng cho những phụ nữ, trẻ em bị mua bán trở về, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội... tạo điều kiện giúp đỡ họ nhanh chóng khắc phục những khó khăn về kinh tế, xóa đi mặc cảm về bản thân, hỗ trợ học nghề, tư vấn tâm lý, khám chữa bệnh miễn phí cho các nạn nhân bị lừa bán, bố trí công ăn việc làm để họ ổn định cuộc sống.

Thứ sáu là, tăng cường hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, triển khai hiệu quả các điều ước quốc tế đa phương về phòng, chống tội phạm này như Nghị định thư về việc phòng ngừa, trấn áp và trừng trị hành vi buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên Hợp Quốc;

Nghị định thư không bắt buộc về mua bán trẻ em, mại dâm và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em. Bên cạnh đó, cần tăng cường triển khai các hiệp định song phương với các quốc gia láng giềng như Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tăng cường hợp tác phòng, chống buôn bán người.

71

Kết luận chương 3

Tội mua bán người xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu gồm những nhóm nguyên nhân như: Mặt trái của sự phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế trong công tác văn hóa - giáo dục, nguyên nhân thuộc về nhận thức và công tác tuyên truyền pháp luật, liên quan đến những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm mua bán người, nguyên nhân xuất phát từ những hạn chế trong hoạt động của các cơ quan thi hành pháp luật và khó khăn của vấn đề hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm mua bán người, nguyên nhân xuất phát từ phía nạn nhân và gia đình của họ và những bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành. Vấn đề đáp ứng yêu cầu định tội danh và quyết định hình phạt đúng đối với tội danh này là rất quan trọng. Việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật cũng như phòng, chống tội mua bán người không chỉ là trách nhiệm của một số cơ quan, tổ chức, đoàn thể mà là trách nhiệm của cả cộng đồng. Chỉ trên cơ sở phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi cá nhân, tổ chức trong toàn xã hội cũng như hợp tác quốc tế chặt chẽ thì hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tội phạm này mới đạt được hiệu quả cao, góp phần kiềm chế và kiểm soát tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng và trên toàn quốc nói chung.

72

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lào Cai (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)