ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Tích hợp GIS và AHP trong đánh giá thích nghi cây điều tại huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 43 - 45)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Khu vực kinh tế Nông – Lâm – Ngư nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện Bù Gia Mập với tỷ trọng 64,57% tổng giá trị sản xuất của Huyện. Khu vực kinh tế Nông – Lâm Ngư nghiệp trong những năm qua có giá trị sản xuất liên tục tăng, trong đó ngành Thủy sản tăng nhiều nhất. Tốc độtăng trưởng bình quan của các ngành được trình bày cụ thể trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá so sánh 1994

TT Chỉ tiêu

Giá trịtheo năm (triệu đồng) Tăng trưởng BQ (%) 2008 2009 2010 Tổng cộng 966.896 973.346 1.023.780 5,18 1 Nông nghiệp 942.816 949.859 998.091 5,08 - Trồng trọt 843.726 837.850 880.000 5,03

Trong đó: Cây CN lâu năm 771.567 778.282 815.885 4,83

- Chăn nuôi 71.629 84.343 89.020 5,55

- Dịch vụ nông nghiệp 27.461 27.666 29.071 5,08

2 Lâm nghiệp 6.750 6.770 7.124 5,23

3 Thủy sản 17.330 16.717 18.565 11,05

(Nguồn : Phòng Thống kê và Phòng tài chính – Kế hoạch, huyện Bù Gia Mập, 2010)

Qua Bảng 3.1, Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản (giá so sánh 1994) 2009 - 2010 tăng bình quân 5,18% /năm, trong đó: nông nghiệp tăng 5,08%/năm; lâm nghiệp tăng 5,23% /năm và thủy sản tăng 11,05% /năm. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt tăng 5,03%/năm; chăn nuôi tăng 5,55% /năm và dịch vụ nông nghiệp tăng 5,08%/năm.

35

Vềcơ cấu giá trị, trong khu vực kinh tế Nông – Lâm – Ngư nghiệp, nông nghiệp luôn luôn chiếm ưu thế, khoảng 97,5%; lâm nghiệp chỉ chiếm 0,7% và thủy sản là 1,7- 1,8%. Trong nông nghiệp, trồng trọt chiếm đến 88-89%, chăn nuôi chiếm 8-9% và dịch vụ nông nghiệp chiếm khoảng 2,9%. Trong ngành trồng trọt, cây công nghiệp lâu năm luôn luôn chiếm ưu thế, chiếm khoảng 91,5-92,7%; các cây trồng còn lại chỉ chiếm khoảng 7,3-8,5%. Trong các cây nông nghiệp lâu năm, cây điều luôn chiếm ưu thế so với các loại cây lâu năm khác.

Bảng 3.2 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Nông nghiệp 97,51 97,59 97,49 - Trồng trọt 89,49 88,21 88,17

Trong đó: Cây CN lâu năm 91,45 92,89 92,71

- Chăn nuôi 7,60 8,88 8,92

- Dịch vụ nông nghiệp 2,91 2,91 2,91

2 Lâm nghiệp 0,70 0,70 0,70

3 Thủy sản 1,79 1,72 1,81

Tổng cộng 100,00 100,00 100,00

Từ kết quả phân tích các số liệu về thực trạng phát triển ngành nông nghiệp qua các năm 2008 – 2010 nêu trên, đề tài có một số nhận xét sau:

 Ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện Bù Gia Mập;

 Cây công nghiệp lâu năm trong đó cây điều đã mang lại giá trị kinh tếcao, đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của Huyện, đồng thời là nguồn thu nhập của người dân. Ngoài ra, cây điều là cây trồng dễ trồng, đầu tư vốn không cao, không cần kỹ thuật chăm sóc phức tạp như cây cao su, cà phê do đó trong thời gian sắp đến cây điều sẽ là cây trồng chủđạo của ngành nông nghiệp huyện Bù Gia Mập.

36

Một phần của tài liệu Tích hợp GIS và AHP trong đánh giá thích nghi cây điều tại huyện bù gia mập, tỉnh bình phước (Trang 43 - 45)