Phương pháp khảo sát thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 33 - 40)

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯ NG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PH P NGHIÊN CỨU

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Sau khi nắm vững được phương pháp xây dựng bộ chỉ thị, xây dựng các chỉ thị tính bền vững của mô hình dựa trên các tác động thực tế. Dựa vào các chỉ thị này cần tiến hành thu thập, điều tra, khảo sát tại hiện trường, quan sát, cân đo, chụp lại các hình ảnh, ghi lại các thông tin liên quan đến xác định lƣợng rác thu gom trong ngày. Ngoài ra, cần thu thập thêm thông tin về Ban thu gom và hộ dân của thị trấn Chợ Mới để nắm bắt đƣợc thực trạng, tồn tại của quá trình thu gom và xử lý rác nhằm đánh giá, phân tích và tìm ra các giải pháp khắc phục.

* Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các đối tượng là cán bộ chuyên môn, những người có kiến thức và có hoạt động trực tiếp trong hoạt động của mô hình thu gom và xử lý rác thải để nắm bắt thông tin về hệ thống quản lý, nhân sự, thông tin hệ thống lò đốt rác, khu xử lý rác, lƣợng rác thu gom, quy trình thu gom và xử lý rác thải của Ban Thu gom và Xử lý rác thải sinh hoạt, kinh phí hoạt động mô hình.

* Phương pháp điều tra theo phiếu câu hỏi: Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm các nội dung: Lƣợng rác, hình thức xử lý rác của gia đình, việc phân loại rác thải tại nguồn, nộp lệ phí thu gom, nhận thức về công tác bảo vệ môi trường.

Tác giả tiến hành điều tra trên 100 phiếu đối với các hộ dân trên địa bàn 07 tổ dân phố thuộc thị trấn Chợ Mới. Tác giả trực tiếp điều tra tại từng hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Chợ Mới với số lƣợng phân bổ phiếu câu hỏi nhƣ sau:

Tổ dân phố 1: 18 phiếu Tổ dân phố 2: 11 phiếu Tổ dân phố 3: 15 phiếu Tổ dân phố 4: 14 phiếu Tổ dân phố 5: 16 phiếu Tổ dân phố 6: 9 phiếu Tổ dân phố 7: 17 phiếu

Tổng số phiếu điều tra: 100 phiếu.

Kết quả phỏng vấn đƣợc ghi trực tiếp trên phiếu câu hỏi bởi tác giả thông qua câu trả lời của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn

Các số liệu đã thu thập sẽ đƣợc lập bảng excel và đánh lại trên máy tính để đảm bảo tính chính xác và tránh thất thoát số liệu. Sử dụng hàm tính COUTIF trong excel để tính toán đƣợc kết quả điều tra là số lƣợng chi tiết của từng đáp án của mỗi câu hỏi, từ đó tính toán được phần trăm đáp án tương ứng với mỗi nội dung câu hỏi cần thu thập, làm cơ sở cho việc cho điểm bộ chỉ số đánh giá tính bền vững của mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

Các số liệu này sau khi được nhập được kiểm tra thường xuyên để xem số liệu có chênh lệch nhiều hay không đảm bảo độ chính xác của số liệu. Dựa trên kết quả phỏng vấn bằng phiếu điều tra để chấm điểm, cho từng chỉ số trong bộ chỉ thị đã đề ra. Để đánh giá tính bền vững của mô hình.

2.2.4. Phương pháp xây dựng chỉ thị

Có nhiều phương pháp tiếp cận để xây dựng chỉ thị, ở đề tài này, phương pháp tiếp cận để xây dựng chỉ thị đƣợc áp dụng theo khung “Động lực – p lực – Hiện trạng – Tác động – Đáp ứng” (DPSIR: Driving Forces – Pressure – State – Impact – Response). Mô hình DPSIR là một sự mở rộng của khung PSR và đã đƣợc cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA) và Văn phòng thống kê Châu Âu (EC) năm 1997 thông qua.

Mô hình DPSIR mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực (phát triển kinh tế- xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường), p lực (Các nguồn chất thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường), Hiện trạng (Hiện trạng chất lượng môi trường), Tác động (Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế – xã hội và môi trường sinh thái), Đáp ứng (Các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường) [17].

Động lực (D): Sự phát triển kinh tế, xã hội và dân số là động lực ngầm cho hệ thống do đó tạo p lực (P) lên hệ thống, các áp lực thường làm thay đổi đáng kể điều kiện vốn có của hệ thống, mà thông thường là các áp lực tiêu cực, dẫn đến thay đổi Hiện trạng (S) của hệ thống, từ đó tạo nên các Tác động (I) tiêu cực đến

các thành phần cấu tạo nên hệ thống và cuối cùng con người vã xã hội có những Đáp ứng (R) để bảo vệ chất lƣợng và hoạt động của hệ thống.

Hình 2.1. Khung DPSIR (Nguồn: Smeets and Weterings (1999)

Khung DPSIR của mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn gồm các thành tố sau:

Driving Forces (Động lực) gồm mức tăng dân số phản ánh số lƣợng dân số, ảnh hưởng đến khối lượng phát sinh rác thải và mức thu nhập bình quân đầu người phản ánh đời sống của người dân, là động lực ngầm cho mô hình thu gom và xử lý rác thải được hình thành và vận hành, do đó tạo Áp lực (Pressure) lên môi trường.

Áp lực của mô hình gồm sự đáp ứng về kinh tế tài chính để vận hành mô hình, lƣợng rác thải phát sinh và sự ủng hộ của cộng đồng, ba tiêu chí này tạo áp lực lên hoạt động vận hành thu gom và xử lý rác thải của mô hình, làm thay đổi Hiện trạng (State) về tỷ lệ thu gom rác thải, tỷ lệ phân loại tại nguồn và chất lƣợng cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động, tạo nên những Tác động (Impact) tiêu cực đến môi trường và xã hội về mức độ hài lòng của người dân và hiệu quả của mô hình thu gom và xử lý rác thải, từ đó con người có những Đáp ứng (Response) về cơ chế quản lý, về sự đóng góp của cộng đồng để từ đó cải thiện nâng cao tính bền vững của mô hình thu gom và xử lý rác thải.

Thước đo tính bền vững S

Thước đo tính bền vững (Barometer of sustainability) là công cụ để đo lường và truyền thông phúc lợi tổng thể của xã hội và sự tiến bộ theo hướng bền vững do IUCN đề xuất (1996). Những đặc trƣng có bản của BS là

- Tạo ra một bức tranh của toàn hệ thống chứ không chỉ là những phần riêng biệt đượng đo lường bằng những chỉ thị riêng biệt

- Đối xử bình đẳng các phúc lợi sinh thái với phúc lợi nhân văn

- Cổ vũ một sự kiểm tra nghiêm khắc và công khai các đánh giá về tính bền vững

Xác định giá trị BS nằm trong khoảng nào của các hạng sau:

100-81: Bền vững 80-61: Khá bền vững 60-41: Trung Bình 40-21: Kém bền vững 20-0: Không bền vững

Hình 2.2. Thước đo tính bền vững IUCN, 1996 (Nguồn: [7])

Bộ chỉ thị xây dựng sẽ gồm các nhóm chỉ thị đặc trƣng cho hoạt động của mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, bao gồm các nhóm chỉ số theo khung DPSIR, mỗi nhóm lại có từng chỉ thị đơn thể hiện nội dung cụ thể đƣợc đánh giá.

Tầm quan trọng của mỗi chỉ thị đơn đƣợc đánh giá thông qua các trọng số khác nhau. Tổng các trọng số của các chỉ thị đơn đƣợc chọn là 10.

* ác định trọng số của các chỉ thị:

W= = 10 (1) Trong đó:

-W: Tổng trọng số của các chỉ thị đơn - n: số lƣợng các chỉ thị

- wi: Trọng số của chỉ thị thứ i

* ác định trọng số cho m i nhóm

Tổng trọng số cho mỗi nhóm chỉ thị đƣợc xác định:

wj = Xj(2) Trong đó:

-wj: là tổng trọng số của nhóm chỉ thị j với j = D, P, S, I, R và wD + wP + wS + wI + wR = 10

- n: số lƣợng chỉ thị trong bộ chỉ thị - Xj: số lƣợng chỉ thị trong nhóm j

* ác định giá trị trọng số cho các chỉ thị đơn:

Giá trị trọng số của từng chỉ thị đơn xác định theo tầm quan trọng của các chỉ thị đối với các chỉ thị khác trong cùng nhóm nhƣng phải đảm bảo tổng điểm trọng số của từng chỉ thị đơn bằng tổng trọng số của nhóm tương ứng. Khi không xác định đƣợc chỉ thị nào có tầm quan trọng hơn thì điểm của từng chỉ thị bằng điểm trung bình của các chỉ thị trong nhóm.

* ác định giá trị thực thế đạt được của t ng chỉ thị đơn

Giá trị điểm thực tế của từng chỉ thị đƣợc xác định theo công thức qi = wi x Ii (3)

Trong đó:

- qi: Giá trị thực tế của chị thỉ thứ i - wi: trọng số của chỉ thị đơn thứ i

- I: Giá trị chấm điểm của chỉ thị (xác định theo thang điểm từ 0-10)

Giá trị chấm điểm của chỉ thị căn cứ vào kết quả điều tra của tác giả, bao gồm:

- Kết quả điều tra bằng phiếu điều tra: Kết quả đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm số câu trả lời của các phiếu điều tra. Căn cứ kết quả tính toán đƣợc tác giả so sánh với thang điểm tác giả đề xuất, từ đó chấm điểm theo thang điểm 0-10

- Kết quả điều tra bằng nguồn tài liệu thứ cấp, căn cứ vào các số liệu thu thập đƣợc so sánh với thang điểm tác giả đề xuất, từ đó chấm điểm theo thang điểm 0-10

* ác định giá trị định lượng đánh giá tính bền vững Giá trị tổng để đánh giá tính bền vững tính theo công thức

(4) [6]

- Kết quả tính toán giá trị tính bền vững nằm trong giới hạn 0-100 điểm, từ kết quả tính toán đƣợc, so sánh với thang đánh giá tính bền vững từ đó kết luận về tính bền vững của mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Bảng 2.1 Thang đánh giá tính bền vững của mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Thang điểm Mức bền vững

0 - 20 điểm Không bền vững

21- 40 điểm Kém bền vững

41- 60 điểm Bền vững trung bình

61- 80 điểm Khá bền vững

81- 100 điểm Bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)