K HảO SÁT MộT Số THị TRƯờNG CHứNG KHOÁN TRÊN THế GIớI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích thiết kế thời gian thực trong thanh toán trực tuyến giữa công ty chứng khoán với ngân hàng (Trang 38 - 45)

CHƯƠNG 1 VỀ THỜI GIAN THỰC TRONG THANH TOÁN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

1.5. K HảO SÁT MộT Số THị TRƯờNG CHứNG KHOÁN TRÊN THế GIớI

Theo [10], thị trường chứng khoán không phải ngay từ đầu đã có những giao dịch toàn cầu phức tạp nhƣ hiện nay. Cho đến năm 1531, định chế đầu tiên hao hao như một sở giao dịch mới ra đời tại Antwerp, Bỉ. Tuy vậy, ở thị trường chứng khoán đầu tiên này không hề có cổ phiếu. Thay vì mua bán cổ phiếu công ty (những thứ khi ấy còn chưa tồn tại), người môi giới và cho vay tập trung lại đây để giao dịch các món nợ của công ty, chính phủ và thậm chí cả cá nhân.

Mọi chuyện thay đổi vào những năm 1600, khi cả Anh, Pháp và Hà Lan đều cử hạm đội đến Đông Ấn. Do ít nhà thám hiểm trang trải đủ cho một chuyến hải thương, các công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập để huy động tiền từ nhà đầu tư, những người này sẽ được chia lợi nhuận đoàn tương ứng với phần vốn góp.

Hình thức tổ chức kinh doanh này cũng đòi hỏi phải đƣợc quản lý rủi ro. Theo báo Imperial Gazetteer của Ấn Độ, các chuyến hải hành đầu tiên của Anh đến Ấn Độ

Dương không thành công, tàu đắm còn tài sản cá nhân của những người đi huy động vốn bị chủ nợ tịch thu. Điều đó khiến một nhóm thương nhân London lập nên một công ty vào tháng 9/1599, giới hạn trách nhiệm của mỗi thành viên theo số tiền họ đầu tƣ. Nếu chuyến hải hành thất bại, luật pháp chỉ có thể tịch biên số tiền trên.

Nữ hoàng Anh cho phép nhóm thương nhân này hoạt động trong vòng 15 năm, và đặt tên cho công ty là “Thống đốc và nhóm thương nhân London giao thương với Đông Ấn” (hay đơn giản là “Công ty Đông Ấn”). Hình thức trách nhiệm hữu hạn đã phát huy tác dụng tốt, cho đến năm 1609, vua James I đã cho phép nhiều công ty thương nghiệp nữa hoạt động và thúc đẩy giao tương tại các quốc gia Châu Âu có bờ biển khác. Công ty Đông Ấn Hà Lan là công ty đầu tiên cho phép người ngoài mua cổ phiếu ghi danh theo một tỷ lệ nhất định. Họ cũng là công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng qua Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam năm 1602.

1.5.2. Sở giao dịch đầu tiên

Thị trường chứng khoán [10] khởi nguồn từ các quán cà phê ở thế kỷ 17; nơi đây những người cần có thêm vốn đến gặp người đầu tư vào một loại công ty mới hình thành, đó là “công ty liên doanh cổ phần” (joint stock company). Các công ty liên doanh cổ phần khởi thuỷ này là tiên phong của công ty hữu hạn cổ phần công khai PLC (public limited company, còn gọi là công ty đại chúng) ngày nay. Trong bối cảnh đó, cổ phần liên doanh có liên quan tới công ty mà ở đó các đối tác hùn hạp cổ phiêu của họ với cổ phiếu của người ngoài công ty. Do đó, công ty thuộc quyền sớ hữu liên hợp giữa những chủ nhân và các nhà đầu tƣ tƣ nhân.

Khi khối lƣợng buôn bán giao dịch trong công ty cổ phần liên doanh phát triển, số người hợp vốn gia tăng. Những người buôn bán cổ phiếu thời kỳ đầu là người môi giới (broker) và nhà thầu lại cổ phiếu (jobber). Người môi giới mua và bán cổ phiêu nhân danh thân chủ của họ và thực hiện giao dịch thông qua các nhà thầu lại chứng khoán. Vào năm 1986, nhà thầu này đƣợc thay thế bằng market makers (người tạo thị trường).

Thị trường chứng khoán buổi đầu hoàn toàn khác hẳn với hình thức sau này của nó. Thời kỳ này nhiều thương nhân (trader) tự tung tự tác đển mức một nhóm nhỏ trong số này bị hất ra khỏi Royal Exchange vào năm 1760; Royal Exchange là thị

trường chính thay thế các quán cà phê nơi trao đổi buôn bán thời đó.

1.5.3. Sở giao dịch chứng khoán New York

Theo [10] NYSE ban đầu không rộng và nhiều hoạt động phải đƣợc tiến hành ở bên ngoài. Địa điểm này bị lửa thiêu rụi nên phải chuyển tới phố Broad và đổi tiên thành Sở giao dịch chứng khoán New York và NYSE không mất nhiều thời gian để trở thành một trung tâm trong giới tài chính. Khối lƣợng giao dịch chứng khoán tăng 6 lần trong giai đoạn 1896-1901. Sự thành công này phần lớn là nhờ địa điểm của sở giao dịch tại thành phố New York, trung tâm của gần nhƣ mọi giao dịch và buôn bán của nước Mỹ tại thời điểm đó.

Từ năm 1790, chính quyền Liên bang Mỹ đã phát hành trái phiếu chính phủ công trái - public stock lên đến 80 triệu USD để tài trợ cho các dự án của nhà nước.

Công trái khi bán cho những người mua đầu tiên đã tạo nên thị trường sơ cấp primary market; lúc những người này bán lại cho nhiều người khác thì sự mua bán ấy tạo nên thị trường thứ cấp secondary market. Cùng lúc với chính phủ bán công trái, các công ty bảo hiểm và ngân hàng cũng bán cổ phiếu. Việc buôn bán diễn ra ở nhiều nơi nhƣng ở New York là nhộn nhịp nhất. Vì bên bán không ra mặt nên việc bán cho công chúng do các người môi giới broker thực hiện. Từ “broker” được dùng từ khoảng năm 1622, lúc đầu nó chỉ những người bán rượu nho lẻ, người phải phá (break) cái đai thùng gỗ để chiết rƣợu.

Năm 1793, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch New York mở cửa tại Phố Wall.

Dù không phải là sở giao dịch đầu tiên tại Mỹ, NYSE nhanh chóng trở thành trung tâm tài chính của đất nước non trẻ.

Nước Mỹ tiếp tục phát triển, đường xe lửa được nối từ đông sang tây, TTCK New York là nơi làm trung gian cung cấp tài chính cho những công trình ấy, và bản thân nó cũng mở rộng theo. Số hội viên từ 533 tăng lên 1.060 vào năm 1868. Ít lâu sau, NYS&EB nhập chung với một tổ chức khác chuyên bán công trái, nó đổi tên thành New York Stock Exchange NYSE, là cái tên tồn tại cho đến ngày nay. Việc điều hành NYSE do một ủy ban phụ trách. Nhiều tập tục, tiếng lóng sử dụng giữa các hội viên ở sàn bán chứng khoán đƣợc lập và trở thành truyền thống. Vào thời đó chính uy tín của người mua bán quyết định việc họ được tham gia TTCK hay không. Mãi sau này, sau khi dân chúng có trình độ học vấn cao, lợi tức nhiều và biết

nhiều hơn về chứng khoán, việc mua bán chứng khoán mới trở nên rộng rãi.

NYSE càng có nhiều người tham dự hơn khi điện tín do Morse phát minh được đƣa vào sàn giao dịch năm 1844, liên lạc liên lục địa đƣợc nối năm 1866, điện thoại đƣợc đặt năm 1878 và băng báo giá cả chứng khoán stock ticker đƣợc phát minh vào năm 1867.

NYSE đã trải qua những giai đoạn thăng trầm của chủ nghĩa tƣ bản nói chung và của nước Mỹ nói riêng vào cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, rồi thế chiến thứ nhất, cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 1929-1933 và thế chiến thứ hai. Từ từ, hoạt động của NYSE đƣợc chính quyền hỗ trợ và đƣợc củng cố. Hệ thống ngân hàng dự trữ liên bang đƣợc lập năm 1914, rồi Ủy ban Giao dịch chứng khoán ra đời năm 1934 phụ trách đăng ký chứng khoán. Đồng thời NYSE từ một "hội tƣ nhân mang trên mình quá nhiều lợi ích chung" trở thành một tổ chức hoạt động quy củ có chủ tịch hưởng lương, một hội đồng điều hành bao gồm nhiều đại diện những người môi giới, và một bộ phận nhân viên hành chính hưởng lương quản lý hoạt động của sàn giao dịch nhƣ thấy ngày nay.

NYSE cũng là sở giao dịch đầu tiên có điều kiện niêm yết và phí, giúp đem lại khoản thu nhập lớn cho sở giao dịch. Trong hơn 200 năm, Sở giao dịch chứng khoán New York luôn giữ vị trí số một.

1.5.4. Thị trường chứng khoán Nasdaq

 NASDAQ là chữ viết tắt của cụm từ National Association of Securities Dealers Automated Quotations system, là sàn giao dịch chứng khoán điện tử của Mỹ, có giá trị vốn hoá thị trường đứng thứ 2 thế giới (sau NYSE )

 Điểm khác biệt quan trọng giữa NASDAQ với các sàn giao dịch chứng khoán lớn khác là ở chỗ nó là một sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC).

Lịch sử và quá trình hình thành phát triển của Nasdaq:

Nasdaq được thành lập năm 1971 bởi Hiệp hội những người buôn bán chứng khoán Quốc gia (NASD), và hiện đang đƣợc điều hành bởi Nasdaq Stock Market, Inc. NASDAQ là sàn giao dịch chứng khoán điện tử lớn nhất nước Mỹ, với khoảng 2849 công ty niêm yết và số lƣợng cổ phiếu giao dịch bình quân nhiều hơn bất kỳ

sàn giao dịch khác ở Mỹ, kể cả NYSE. Khi bắt đầu mở cửa giao dịch vào ngày 8/2/1971, NASDAQ là sàn thị trường chứng khoán điện tử tiên phong trên thế giới.

Lúc đầu, nó chỉ đơn thuần là hệ thống bản điện tử niêm yết giá chứ chƣa thực sự kết nối giữa người mua với người bán.

Tác dụng quan trọng nhất lúc đó là nó giúp làm giảm mức chênh lệch giữa giá mua (bid price) và giá bán(ask price) cổ phiếu, gây bất lợi cho những tay môi giới chứng khoán thường kiếm bộn nhờ chênh lệch này, song lại làm thị trường chứng khoán hoạt động nhộn nhịp hơn. Vài năm sau, NASDAQ tiến gần hơn đến một sàn giao dịch chứng khoán theo đúng nghĩa của nó, khi đƣa vào hoạt động hệ thống báo cáo và giao dịch chứng khoán tự động. Cho đến năm 1987, hầu hết các giao dịch được tiến hành qua điện thoại, song trong suốt cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán năm 1987, những người tạo lập thị trường hầu như không trả lời điện thoại. Để đối phó với vấn đề này, Hệ thống thực thi các lệnh nhỏ (SOES) đã ra đời, cung cấp cho những người mua bán chứng khoán một phương thức giao dịch điện tử hoàn toàn mới, và để đảm bảo những giao dịch nhỏ không bị bỏ qua.

NASDAQ cũng niêm yết cổ phiếu của chính họ trên sàn dưới mã hiệu NDAQ.

Chỉ số chủ yếu trên NASDAQ là chỉ số tổng hợp NASDAQ (The Nasdaq Composite), đƣợc xây dựng dựa trên giá cổ phiếu của toàn bộ các công ty niêm yết trên NASDAQ. Chỉ số này là chỉ số đƣợc theo dõi nhiều nhất đối với các công ty về công nghệ.

1.5.5. Thị trường chứng khoán Thượng Hải (SSE)

Thị trường chứng khoán Trung Quốc được hình thành và từng bước hoạt động kể từ cuối những năm 70 của thế kỷ 20. Cho dù cơ cấu thị trường chưa ổn định, quá trình vận hành còn thô sơ, thể chế luật pháp chƣa hoàn thiện nhƣng việc khôi phục thị trường chứng khoán ít nhiều đã mang lại những tác động tích cực đối với công cuộc cải cách mở cửa của đất nước.

Năm 1978-1990, lượng cổ phiếu được phát hành trên thị trường đạt 286 triệu 100 nghìn NDT. Trong đó, giá trị cổ phiếu đạt 4 tỷ 590 nghìn NDT, trái khoán đạt 187 tỷ 042 triệu NDT. Trong thời gian này, tổng lƣợng chứng khoán chuyển nhƣợng đạt 18 tỷ 700 nghìn NDT, trái khoán quốc gia chiếm 16 tỷ 782 nghìn NDT, phương thức chuyển nhượng chủ yếu là giao dịch cá nhân hoặc giao dịch tại quầy.

Từ tháng 12/1990 đến tháng 7/1991, Sở giao dịch chứng khoán Thƣợng Hải và Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu sự hình thành của thị trường chứng khoán tập trung, cũng là điểm khởi đầu cho thời kỳ phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Tháng 10/1992, Uỷ Ban Chứng Khoán Quốc vụ viện (gọi tắt là UBCK) cùng cơ quan giám sát quản lý đƣợc thành lập. Năm 1993, Quốc vụ viện ban hành điều lệ giám sát quản lý giao dịch, phát hành cổ phiếu và điều lệ quản lý trái khoán của doanh nghiệp, đồng thời xây dựng thể chế quy luật quy phạm luật chứng khoán một cách cơ bản nhất.

Sau năm 1993, thị trường cổ phiếu bắt đầu sôi động, các cổ phiếu B và H lần lượt được phát hành ra thị trường, thị trường trái khoán đa dạng hơn, quy mô được mở rộng. Đồng thời, đội ngũ nhân viên môi giới chứng khoán từ đó phát triển nhanh và mạnh hơn cả về chất lƣợng và số lƣợng.

1.5.6. Thị trường chứng khoán Tokyo

Nhật Bản có 8 sở giao dịch chứng khoán, gần 200 công ty chứng khoán phân bố ở các nơi như Tokyo, Osaka,Nayoga, sở giao dịch chứng khoán Tokyo thị trường cổ phiếu, trái phiếu lớn nhất ở Nhật, chiếm 85% tổng số giao dịch cổ phiếu ở Nhật.

Trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, có 5 loại cổ phiếu được giao dịch là: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu không có quyết nghị, cổ phiếu được phân phối sau, cổ phiếu trả lại.

Trái phiếu ở Nhật, căn cứ vào chủ thể phát hành, đƣợc chia làm 6 loại: trái phiếu nhà nước, trái phiếu địa phương, trái phiếu đặc biệt, trái phiếu công ty, trái phiếu tài chính, trái phiếu ngoài nước.

Từ năm 1970, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo đã cho phép các công ty đầu tƣ Nhật mua cổ phiếu nước ngoài, và vốn đầu tư của nước ngoài mua cổ phiếu của Nhật Bản đã tăng lên nhanh chóng. Trong một thời gian ngắn số bán ra đã nhiều hơn số mua vào, chứng tỏ người nước ngoài đã tăng trưởng đầu tư vào Nhật Bản.

Nguyên nhân của tình hình này là nền kinh tế đã phát triển nhanh, có nhiều hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới, Chính phủ nới lỏng toàn diện chế độ quản lý ngoại tệ, các xí nghiệp Nhật Bản có sức hấp dẫn lớn do thu đƣợc nhiều lợi nhuận, vốn quốc

Sở giao dịch chứng khoán Tokyo hay TSE, là sở giao dịch chứng khoán ở Tokyo, lớn thứ 4 thế giới. Hiện tại sở giao dịch này niêm yết 2292 công ty với tổng khối lượng vốn hóa thị trường hơn 3827 tỷ USD. TSE hoạt động từ 9g-11g sáng và 12g30-3g chiều.

Nikkei 225 là chỉ số thị trường chứng khoán cho sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (Tokyo Stock Exchange- TSE), là chỉ số quan trọng nhất của thị trường chứng khoán châu Á. Nó bao gồm 225 cổ phiếu Blue-chip đại diện cho các công ty ở Nhật, và là một chỉ số tính theo giá (đơn vị đồng Yên). Chỉ số này gần giống chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones ở Mỹ.

1.5.7. Sở giao dịch chứng khoán London

Sở giao dịch chứng khoán London LSE [10] đƣợc thành lập từ 1801, đây là một trong những cơ sở giao dịch chứng khoán lâu đời nhất thế giới, với nhiều công ty trong Liên Hiệp Anh và ở nước ngoài niêm yết.

Trụ sở của London Stock Exchange hiện đặt tại số 10, quảng trường Paternoster tại trung tâm của Thành phố London. Sự phát triển nhanh chóng của các công ty phát hành cổ phiếu dẫn tới sự ra đời của Sở giao dịch chứng khoán London.

Đầu tiên, cổ phiếu không đƣợc giao dịch tại một tòa nhà nào cả. Thay vào đó, cả bên môi giới lẫn nhà đầu tƣ gặp nhau ở các quán cà phê khắp London. Khi ấy, nếu một công ty muốn bán cổ phiếu hay phát hành nợ, họ dán thông báo trên cửa các quán cà phê hay gửi thƣ tới nhà tài trợ. Đặc biệt, quán cà phê của Jonathan tại Change Alley nổi lên nhƣ một tụ điểm giao dịch chứng khoán chính tại London.

Giao dịch phi tập trung tiếp tục phát triển tại các quán cà phê London cho đến khi một đám cháy quét qua Change Alley năm 1748. Một nhóm giao dịch viên giàu có hiến một tòa nhà làm sở giao dịch năm 1773. Từ đây mở ra một thời gian dài nước Anh tở thành thủ đô tài chính của thế giới. Kể cả khi đã bị Mỹ vượt qua, London vẫn là một trong những trung tâm tài chính trọng yếu.

Người ta cho rằng Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam mới là nơi đầu tiên cho phép giao dịch liên tục, bán khống, giao dịch quyền chọn, hoán đổi nợ-cổ phiếu, ngân hàng bán buôn, quỹ tín thác, … nhƣ chúng ta biết đến hiện nay.

Thị trường London được chia làm 2 cấp bậc: thị trường chính thức (LSE) và thị

trường sơ cấp (AIM) dành cho các công ty quy mô nhỏ nhưng có tốc độ phát triển cao

London là thị trường chứng khoán lâu đời nhất thế giới với lịch sử hơn 500 năm hình thành và phát triển. Tính đến hết năm 2005, thị trường LSE có hơn 3.000 công ty niêm yết với tổng giá trị vốn hoá lên đến 3.000 tỷ USD. Thị trường AIM có hơn 1.500 công ty niêm yết trong đó có 250 công ty nước ngoài đến từ Australia, Trung Quốc, Đức và Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích thiết kế thời gian thực trong thanh toán trực tuyến giữa công ty chứng khoán với ngân hàng (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)