Dịch vụ truyền tệp FTP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình mạng IPoA phục vụ cho đào tạo Luận văn ThS Kỹ thuật điện tử viễn thông 2 07 00 (Trang 38 - 44)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ IP. CÁC ỨNG DỤNG TRÊN NỀN

2.4 Các ứng dụng trên nền IP

2.4.1 Các ứng dụng truyền thống trong mạng Internet

2.4.1.2 Dịch vụ truyền tệp FTP

FTP là một chương trình phức tạp vì có nhiều cách khác nhau để xử lý tệp cà cấu trúc tệp, chưa nói đến nhiều cách lưu trữ tệp khác nhau

2.4.1.3 Dịch vụ Worl Wide Web

Worl Wide Web hay nói gọn hơn là Web, là dịch vụ hấp dẫn nhất trên Internet. Nó dựa trên kỹ thuật biểu diễn thông tin gọi là siêu văn bản, trong đó các từ trong văn bản có thể được mở rộng bất kỳ lúc nào để cập nhật thông tin đầy đủ hơn về từ đó. Nói một cách chính xác thì WWW không phải là một hệ thống cụ thể với tên gọi như thế, mà thực chất nó là một tập hợp các công cụ tiện ích và các siêu giao diện giúp người sử dụng tạo ra các siêu văn bản cung cấp cho các người dùng khác trên Internet.

Hoạt động của Web dựa trên mô hình Client/Server. Tại trạm Client người dùng sẽ sử dụng Web Browser (trình duyệt Web) để gửi yêu cầu tìm kiếm tệp tin HTML đến Web Server nhờ địa chỉ URL (Uniform Resource Locator). Web Server nhận các yêu cầu đó và thực hiện rồi gửi kết quả cho Web Client. Tại đâyWeb Browser có nhiệm vụ biên dịch các tập tin HTML và hiển thị nội dung các trang tài kiệu được yêu cầu

2.4.1.4 Dịch vụ truy cập từ xa (Telnet)

Dịch vụ này cho phép một người sử dụng từ một trạm làm việc của mình có thể đăng nhập tới một trạm ở xa qua mạng và làm việc với trạm này như là từ một trạm đầu cuối. Lý do chính của sự phổ biến của Telnet là vì đó là một đặc tả mở (trong public domain) và khả dụng rộng rãi cho tất cả cáchệ nền chủ yếu hiện nay.

2.4.2. Ứng dụng truyền thoại trên nền IP: Voice Over IP VoIP là gì? Tại sao sử dụng VoIP

Voice over IP (VoIP) là mô hình truyền thoại sử dụng giao thức mạng Internet hay còn gọi là giao thức IP. VoIP đang trở thành một trong những công nghệ viễn thông hấp dẫn nhất hiện hay không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn cả với những người sử dụng dịch vụ. VoIP có thể thực hiện tất cả các dịch vụ như trên mạng PSTN ví dụ truyền thoại, truyền fax, truyền dữ liệu trên c sở mạng dữ liệu có sẵn với tham số chất lượng dịch vụ (QoS) chấp nhận được. Điều này tạo thuận lợi cho những người sử dụng có thể tiết kiệm chi phí bao gồm chi phí cho cở sở hạ tầng mạng và chi phí liên lạc nhất là liên lạc đường dài. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ, VoIP được xem như một mô hình mới hấp dẫn có thể mang lại lợi nhuận nhờ khả năng mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ với chi phí thấp.

Mô hình của một hệ thống mạng VoIP được chỉ ra như sau:

Hình 2.11: Mô hình mạng VoIP

Ƣu điểm của VoIP

- Tiết kiệm chi phí: Ưu điểm nổi bật nhất của VoIP là tiết kiệm chi phí và tận dụng tài nguyên mạng mà không có bất cứ ràng buộc nào đối với người sử dụng. Việc liên lạc đường dài sử dụng kỹ thuật VoIP tiết kiệm đư ợc chi phí hơn là sử dụng mạng PSTN thông thường, VoIP hiệu quả hơn PSTN trong các ứng dụng mới đặc biệt là các ứng dụng đa dịch vụ. Sử dụng VoIP còn tiết kiệm được chi phí đầu tư vào hạ tầng mạng. Chúng ta có khả năng sử dụng một mạng số liệu duy nhất để phục vụ tất cả các loại hình dịch vụ như thoại, fax và truyền số liệu thay vì lắp đặt các mạng độc lập. Hơn nữa VoIP có thể thích hợp với bất cứ loại hình thiết bị thoại nào, chẳng hạn như PC hay điện thoại thông thường. VoIP có thể áp dụng cho bất kỳ loại hình thoại nào, chẳng hạn như thoại thông thường hay thoại đa điểm cho tới điện thoại có hình hay truyền hình hội thoại. Việc chia sẻ trang thiết bị và chi phí vận hành cho cả thoại và số liệu có thể nâng cao hiệu quả sử dụng mạng vì phần băng thông dư của mạng này có thể được tận dụng trên mạng khác, do đó thu hẹp phạm vi kênh thoại trên băng thông và tăng dung lượng truyền.

- Quản lý đơn giản: VoIP mang lại cho người sử dụng khả năng quản lý dễ dàng hơn. Việc kết hợp mạng thoại và mạng số liệu có thể giảm bớt gánh nặng cho việc quản lý. Chỉ cần quản lý một mạng số liệu thống nhất thay vì quản lý mạng thoại bên cạnh mạng số liệu như trước đây. Đối với doanh nghiệp, tất cả các cuộc gọi nội bộ có thể dùng kỹ thuật VoIP mà không gặp vấn đề gì về chất lượng dịch vụ. Còn khi cần gọi ra ngoài chỉ cần một số kết nối nhất định đến mạng PSTN thông qua các gateway. Đối với gia đình, áp dụng kỹ thuật VoIP không hề làm thay đổi cách sử dụng điện thoại. Việc sử dụng hoàn toàn như điện thoại thông thường không có gì thay đổi (nếu có chỉ là cách bấm số có dài hơn).

- Sử dụng hiệu quả: Như đã biết VoIP truyền thoại qua mạng Internet và sử dụng giao thức IP. Hiện nay IP là giao thức mạng được sử dụng rộng rãi nhất. Có rất nhiều ứng dụng đang được khai thác trên cơ sở các giao thức của mạng IP. VoIP có thể kết hợp sử dụng các ứng dụng này để nâng cao hiệu quả sử dụng mạng. Ví dụ có thể đưa các địa chỉ của mạng VoIP lên trang Web và người sử dụng có thể thiết lập liên lạc khi đang khai thác trang Web của mình. Kỹ thuật VoIP được sử dụng chủ yếu kết hợp với các mạng máy tính do đó có thể tận dụng được sự phát triển của công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả sử dụng. Các phần mềm sẽ hỗ trợ rất

nhiều cho việc khai thác các dịch vụ của mạng VoIP. Công nghệ thông tin càng phát triển thì việc khai thác càng có hiệu quả, sẽ xuất hiện nhiều dịch vụ mới hỗ trợ người sử dụng trong mọi lĩnh vực.

Ứng dụng của VoIP:

- Internet Telephone: là thiết bị giống như điện thoại thông thường nhưng không kết nối vào mạng điện thoại công cộng PSTN mà kết nối vào các mạng máy tính (có thể là mạng Internet). Internet Telephone có khả năng truyền và nhận tín hiệu âm thanh trực tiếp từ các mạng số liệu. Internet Telephone còn có thể sử dụng được như một thiết bị truy cập Internet thông thường. Internet Telephone trong tương lai sẽ phát triển với mô hình doanh nghiệp.

- Gateway IP – PSTN: để có thể sử dụng mạng VoIP hiệu quả cùng với mạng điện thoại công cộng PSTN. Gateway IP – PSTN là một cổng kết nối cho phép trao đổi các thông tin trên hai mạng. Gateway có thể kết nối trực tiếp hai mạng nói trên hoặc có thể sử dụng kết hợp với các PBX. Gateway IP – PSTN có hai giao diện chính, giao diện thứ nhất là giao diện với mạng PSTN và giao diện thứ hai là giao diện với mạng Internet. Gateway có nhiệm vụ chuyển đổi các tín hiệu cũng như chuyển đổi và xử lý các bản tin báo hiệu sao cho phù hợp ở các giao diện. Gateway là thiết bị có ý nghĩa rất lớn đối với mô hình Phone to Phone và sự phát triển rộng rãi của kỹ thuật VoIP.

- Các ứng dụng mở rộng: trên cở sở gateway IP – PSTN. Chúng ta có thể phát triển thiết kế gateway IP – Mobile để có thể trực tiếp trao đổi thông tin giữa mạng di động với mạng Internet. Điều này có ỹ nghĩa hết sức to lớn trong thời điểm thông tin di động đang phát triển rộng khắp trên toàn cầu. Người sử dụng máy di động không chỉ có thể liên lạc được mà còn có khả năng truy cập thông tin và sử dụng các dịch vụ trên Internet. Có thể mở rộng kết hợp các ứng dụng WWW với các ứng dụng VoIP cho phép người sử dụng có thể liên lạc trực tiếp từ trang Web của mình.

Ngoài ra có thể phát triển các ứng dụng VoIP phục vụ truy cập từ xa như truyền hình hội tho hay điện thoại có hình.

2.4.3 Ứng dụng mạng riêng ảo: IP-VPN

Công nghệ thiết lập mạng riêng ảo-VPN là công nghệ tiên tiến, ưu việt và hiệu quả nhất đang được ứng dụng hiện nay. Với công nghệ VPN, người dùng sẽ thiết

lập được mạng riêng ảo trên mạng internet công cộng và toàn bộ dữ liệu sẽ được mã hoá trước khi truyền đến người nhận. VPN là sự lựa chọn tối ưu đối với các mạng truyền số liệu có yêu cầu bảo mật dữ liệu cao như: kế toán, dữ liệu cước, số liệu thuê bao, số liệu an ninh quốc phòng,...và đang được triển khai rộng rãi trong các mạng truyền số liệu trên mọi lĩnh vực

Mạng VPN được xây dựng trên quan điểm bảo mật toàn diện:

- Mã hoá: đảm bảo sự riêng tư, công nghệ mã hoá hiện đang sử dụng phổ biến là 3-DES.

- Xác thực: đảm bảo sự toàn vẹn thông tin với các tiêu chuẩn MD5, SHA-1.

- Trao đổi khoá: bảo vệ khoá trao đổi.

- Chứng thực (CA): chống mạo danh.

Mạng công cộng

PC

Trung tâm

PC

FW/VPN Gateway

Server

Remote users

Dialup PC

Chi nhánh

PC

FW/VPN Gateway

Server

Leased line/Cab le/ISDN

Leasedline/Dialup

Đối tác

Hình 2.13: Mô hình mạng VPN

Có ba điểm chính trong việc xây dựng mạng VPN là mã hoá, xác thực và điều khiển truy nhập. Trong đó mã hoá và xác thực là hai vấn đề quan trọng nhất của VPN.

Có thể phân ra 3 dạng VPN như sau:

Intranet VPN: kết nối này được xem như kết nối WAN bán cố định trên mạng công cộng đến các chi nhánh. Có thể nói Intranet VPN là bảo mật

nhất vì mạng trung tâm xem các chi nhánh như là mạng mở rộng.

Trong trường hợp này, trụ sở chính sẽ điều khiển cả hai cơ sở dữ liệu nguồn và đích.

Remote access VPN: cho phép người làm việc di động hoặc ở nhà kết nối bảo mật đến trụ sở làm việc. Trong thực tế, các mạng trung tâm hỗ trợ cho người dùng từ xa qua dịch vụ quay số truy nhập. Với ưu điểm của VPN, người dùng di động có thể thực hiện 1 kết nối nội hạt đến ISP để truy nhập đến nơi làm việc qua mạng Internet bất cứ nơi đâu họ muốn.

Đây là một cuộc cách mạng của mạng quay số. Remote access VPN có thể hỗ trợ cho các văn phòng nhỏ, người làm việc di động, khách hàng.

Extranet VPN: không giống như Intranet VPN, Extranet VPN cần thiết cho các đối tác, khách hàng và nhà cung cấp cũng như người làm công từ xa. Mạng Extranet cần mức phân cấp bảo mật rõ ràng. Việc truy nhập đến các dữ liệu nhạy cảm là bí mật, dưới quyền điều khiển truy nhập hẹp nhất. Nó sẽ bảo mật tất cả các ứng dụng, bao gồm TCP, UDP, Real audio, FTP , Java, Active X, Visual Basic,...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình mạng IPoA phục vụ cho đào tạo Luận văn ThS Kỹ thuật điện tử viễn thông 2 07 00 (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)