Thực trạng ứng dụng chữ ký số trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng chữ ký số trong quá trình gửi nhận tài liệu điện tử (Trang 44 - 48)

Chương 3. Giải pháp ứng dụng chữ ký số

3.1. Thực trạng ứng dụng chữ ký số trong nước

Cho đến nay tại Việt Nam nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban  hành, tạo hành lang pháp lý cho việc thúc đẩy ứng dụng CNTT: 

-  Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về  giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân  sự, kinh doanh thương mại và các lĩnh vực khác; 

-  Nghị  định  số  26/2007/NĐ-CP  ngày  15/02/2007  quy  định  chi  tiết  thi  hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; 

-  Quyết  định  số  48/2009/QĐ-TTg  ngày  31/3/2009  của  Thủ  tướng  Chính  phủ  về  việc  phê  duyệt  Kế  hoạch  ứng  dụng  công  nghệ  thông  tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2009-2011; 

-  Quyết  định  1605/QĐ-TTg  ngày  27/8/2010  của  Thủ  tướng  Chính  phủ  về  việc  phê  duyệt  chương  trình  quốc  gia  về  ứng  dụng  CNTT,  trong  đó  nêu  ra  một số chỉ tiêu:  

+) 60% các văn bản, tài liệu chính thức của các cơ quan nhà nước sẽ được  trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử; 

+) 50% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp và người dân được nộp qua mạng; 

+) 90% cơ quan Hải quan triển khai thủ tục Hải quan điện tử; 

+) 30% số hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng được nộp qua mạng. 

-  Chỉ  thị  số  897/CT-TTg  ngày  10/6/2011  của  Thủ  tướng  Chính  phủ  về  việc  tăng  cường  triển  khai  các  hoạt  động  đảm  bảo  an  toàn  thông  tin  số; 

-  Chỉ  thị  số  15/CT-TTg  ngày  22/5/2012  của  Thủ  tướng  Chính  phủ  về  việc  tăng  cường  sử  dụng  văn  bản  điện  tử  trong  các  cơ  quan  nhà  nước; trong đó yêu cầu: 

 +) Văn bản điện tử áp dụng chữ ký số thì không phải dùng văn bản giấy; 

 +) Nếu sử dụng văn bản giấy phải gửi kèm văn bản điện tử; 

 +) Ban Cơ yếu Chính phủ phải khẩn trương phát triển và nâng cao năng 

 +)    Bảo  đảm  cung  cấp  dịch  vụ  chứng  thực  theo  yêu  cầu  thực  tế  của  cơ  quan nhà nước các cấp. 

-  Nghị  quyết  số  36a/NQ-CP  ngày  14/10/2015  của  Chính  phủ  về  Chính  phủ điện tử; trong đó có nhiệm vụ “Xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Chính phủ đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Tạo lập môi trường điện tử để người dân giám sát và đóng góp cho hoạt động của chính quyền các cấp”

3.1.2. Hệ thống chứng thư số trong nước

Mô hình với cấu trúc phân cấp với CA gốc và các CA cấp dưới. CA gốc  xác nhận các CA cấp dưới, các CA này lại xác nhận các CA cấp thấp hơn. Các  CA cấp dưới không cần xác nhận các CA cấp trên. Trong mô hình này, mỗi thực  thể sẽ giữ bản sao khoá công khai của root CA và kiểm tra đường dẫn của chứng  thư bắt đầu từ chữ ký của CA gốc [5]. 

             

Hình 3.1 Hệ thống chứng thực số trong nước 

Một số CA đã triển khai tại Việt Nam:

                      

                          

     

Hình 3.2 Chứng thư số Root CA Quốc gia   

Hình 3.3 Chứng thư số Root CA Chính phủ 

3.1.3. Dịch vụ chứng thực chữ ký số trong nước

Đến cuối  năm  2015, Việt  Nam  có  09 doanh nghiệp  được cấp phép cung  cấp  dịch  vụ  chứng  thực  chữ  ký  số  công  cộng.  Thị  trường  cung  cấp  dich  vụ  chứng thực chữ ký số công cộng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh với số lượng chữ  ký số cấp phát năm 2015 tăng 75% so với năm 2014 với 537.629 chứng thư số  cấp phát  mới, nâng tổng số chứng thư số đã cấp phát từ khi bắt đầu hoạt động  đến nay lên 1.422.800 chứng thư số. Số lượng chứng thư số đang hoạt động đến  31/12/2015  là  733.846  chứng  thư  số,  tăng  260.846  chứng  thư  số  so  với  năm  2014, được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực kê khai thuế qua mạng, nộp thuế   điện tử, hải quan điện tử và bảo hiểm điện tử [1]. 

Bảng 3.1 Danh sách các doanh nghiệp được cấp phép 

STT Tên doanh nghiệp Tên giao dịch

1 Công ty cổ phần BKAV  BKAV-CA 

2 Công ty cổ phần Công nghệ Thẻ Nacencomn  CA2  3 Công ty Công nghệ và Truyền thông CK  CK-CA  4 Công ty cổ phần Hệ thống Thông tin FPT  FPT-CA  5 Công ty cổ phần truyền thông Newtelecom  NEWTEL-CA 

5 Công ty cổ phần chứng số an toàn  SAFE-CA 

6 Công ty cổ phần Chữ ký ố VINA  SMARTSIGN 

7 Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel  VIETTEL-CA  8 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam  VNPT-CA   

 

Theo một thống kê của Cục Chứng thực và Bảo mật thông tin, thuộc Ban  Cơ yếu Chính phủ thì hiện tại có 76% cơ quan trung ương đã ứng dụng chữ ký  số, tỉ lệ này ở địa phương là 71% [15].

Theo số liệu cung cấp từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, số lượng cơ quan,  tổ chức, doanh nghiệp sử dụng chữ ký số trong một số lĩnh vực cụ thể như sau: 

- Kê khai thuế qua mạng: 582.436 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 

- Nộp thuế điện tử: 490.892 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 

- Hải quan điện tử: 69.835 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 

- Bảo hiểm: 124.077 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng chữ ký số trong quá trình gửi nhận tài liệu điện tử (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)