Vai trò của báo điện tử trong việc thông tin về người lao động nhập cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 42 - 55)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ VÀ VẤN ĐỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƯ

1.4. Báo điện tử với việc thông tin về người lao động nhập cư ở Việt Nam

1.4.2. Vai trò của báo điện tử trong việc thông tin về người lao động nhập cư

ấy, thông tin về lao động nhập cư luôn chiếm giữ và có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng.

Đối với hoạt động thông tin về người lao động nhập cư, báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước về người lao động nhập cư; nâng cao chính sách an sinh xã hội cho người lao động nhập cư; giải quyết công ăn việc làm, tạo bình đẳng trong thu nhập cho người lao động nhập cư so với các lao động khác; tạo môi trường xã hội lành mạnh giúp người lao động nhập cư hòa nhập với cư dân bản địa; phát huy bản sắc văn hóa vùng miền của người lao động nhập cư, cùng song song tồn tại với văn hóa chính cư tăng thêm sự đa dạng về văn hóa; là kênh để người lao động nhập cư bày tỏ quan điểm, nguyện vọng của mình lên cơ quan nhà nước nhằm điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp với lao động nhập cư, đáp ứng nhu cầu mưu sinh, lập nghiệp.

Theo xu hướng truyền thông hiện nay, báo điện tử đang “lên ngôi” vì là một trong số những kênh truyền thông đạt hiệu quả cao; thông tin nhanh, rộng khắp, thiết thực trong việc giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và khả năng thu hút sự chú ý cũng như tính tương tác cao với độc giả.

Giải thích hiện tượng này có thể dễ hiểu bởi Việt Nam là một quốc gia đang phát triển đặc biệt là sự phát triển đến chóng mặt của ngành công nghệ thông tin và truyền thông. Tính tới tháng 3 năm 2015, dân số Việt Nam đã chạm mốc gần 91 triệu người. Cùng với xu hướng phát triển của công nghệ, việc người dùng tiếp xúc với Internet ngày càng tăng.

Người Việt Nam online 5 giờ đồng hồ bằng các thiết bị vi tính để bàn và gần 3 tiếng với thiết bị di động. Trung bình việc truy cập và sử dụng các trang mạng xã hội chiếm gần 2 giờ thời gian sử dụng. Với 45% dân số sử dụng Internet tức là 41 triệu người dùng. Trong đó, có khoảng 30 triệu người sử dụng các trang mạng xã hội, số người dùng các mạng này trên thiết bị di động là 26 triệu người.

Hầu hết khoảng thời gian này đều được dùng vào các mạng xã hội. Tổng thời gian trung bình mà một người Việt Nam truy cập vào mạng xã hội trong ngày là 2 tiếng

(trích dẫn báo cáo từ WeAresocial về thói quen và hành vi sử dụng Internet hiện nay của người Việt Nam).

Qua đây, có thể nhận thấy tiềm năng rất lớn của công chúng báo điện tử.

Với thế mạnh không một loại hình báo chí, một kênh truyền thông nào có thể có được, cộng với vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội hiện đại và một khối lượng công chúng vô cùng lớn, chúng ta có thể hoàn toàn khẳng định được vai trò đặt biệt quan trọng của hoạt động thông tin về lao động nhập cư trên báo điện tử. Báo điện tử sẽ là một kênh truyền thông và hiệu quả thiết thực nhất khi thông tin về người lao động nhập cư nếu như phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của nó.

Với đặc trưng chuyển tải thông tin tức thời, có tính tương tác cao, hội tụ yếu tố đa phương tiện bao gồm chữ viết, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, đồ họa, video...khả năng liên kết lớn, báo điện tử có số lượng độc giả truy cập ngày càng tăng. Vì thế, báo điện tử có ưu thế rất lớn trong công cuộc truyền thông về vấn đề người lao động nhập cư ở Việt Nam hiện nay. Và cũng do đó, chúng tôi lựa chọn công cuộc truyền thông về vấn đề trên, không phải trên báo in, báo nói, báo hình mà trên báo điện tử, với đối tượng khảo sát là 3 tờ báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Người lao động. Bởi vì đây là những tờ báo đại diện cho tiếng nói của người lao động trên cả nước nói chung và người lao động nhập cư nói riêng, do đó trên 3 tờ báo điện tử này có rất nhiều tin, bài phản ánh về vấn đề người lao động

nhập cư trong suốt thời gian qua (từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016).

1.4.3. Ưu thế của báo điện tử trong việc thông tin về người lao động nhập cư

Báo điện tử tuy ra đời sau những loại hình báo chí khác nhưng đã nhanh chóng phát triển về số lượng, chất lượng và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống báo chí, đời sống xã hội của đất nước. Bằng những đặc trưng của riêng mình, loại hình báo điện tử thể hiện rõ được những ưu thế, đồng thời khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Và trong quá trình truyền thông về vấn đề người lao động nhập cư, báo điện tử cũng thể hiện rõ được các thế mạnh của mình.

Thứ nhất, báo điện tử - kết quả của sự kết hợp giữa công nghệ và truyền thông, dựa trên nền của Internet và sự tích hợp ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống, đã đem lại giá trị rất lớn cho xã hội. Báo điện tử đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin. Báo điện tử bao gồm nhiều công cụ truyền thống, đó là: văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đồ họa (stimage

& graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video & animation), và gần đây nhất là các chương trình tương tác (interactive & program). Chính vì vậy, báo điện tử được xem là biểu tượng điển hình của truyền thông đa phương tiện và ngày càng có nhiều người sử dụng. Vì vậy, ưu thế của báo điện tử trong thông tin, tuyên truyền về lao động nhập cư chính là thông tin nhanh, phong phú, sống động và chân thực nhất về cách thức đưa tin tạo được hứng thú cho công chúng tiếp nhận.

Thứ hai, báo điện tử không bị giới hạn khuôn khổ, số trang nên có khả năng truyền tải thông tin không giới hạn. Vì vậy, nó có thể cung cấp một lượng thông tin rất lớn, phong phú và chi tiết về lao động nhập cư. Ngoài ra, những thông tin này còn được báo điện tử sâu chuỗi lại với nhau theo các chủ đề thông qua siêu liên kết, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin của độc giả. Không những thế, thông tin trên báo điện tử được lưu trữ lâu dài và khoa học theo ngày tháng, chủ đề, chuyên mục…tạo thành cơ sở dữ liệu để bạn đọc có thể tìm kiếm nhanh chóng và hiệu quả.

Hơn thế nữa, báo điện tử còn mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong những tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy tính truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển tiền và các dịch vụ y tế, giáo dục…Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.

Trung bình một ngày ở Việt Nam, người sử dụng mạng Internet dành khoảng từ 5 – 6 tiếng và ở Mỹ người dùng dành khoảng 9 tiếng truy nhập vào mạng Internet.

Nhưng ít có mấy ai bỏ ra từng ấy thời gian để đọc báo in hay xem các chương trình truyền hình, hay nghe các chương trình phát thanh.

Thứ ba, báo điện tử không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên thông tin được truyền tải đi khắp toàn cầu. Nó tiếp cận với độc giả khắp mọi nơi, dù đó là thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa…Ở bất kỳ nơi đâu, chỉ cần một chiếc máy tính, một chiếc điện thoại hay máy tính bảng có kết nối Internet là mọi người có thể thỏa sức tìm kiếm thông tin trên báo điện tử ở tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, và đặc biệt là một vấn đề nóng trên toàn cầu hiện nay như nhập cư…nó còn cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận và đọc mà không bị phụ thuộc vào không gian, thời gian. Báo điện tử giúp mở cành cửa tri thức cho mọi đối tượng trong xã hội, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia thuận lợi, thông qua báo điện tử có thể biết diễn biến, thực trạng về nhập cư đang xảy ra ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực và trên toàn cầu, thực sự báo điện tử trở thành chiếc cầu nối giữa các nước trên thế giới với nhau.

Thứ tƣ, báo điện tử còn có đặc trưng rõ nét là tính tức thời và phi định kì, loại hình này vượt qua rào cản mà các loại hình báo chí khác vướng phải, nội dung thông tin không bị giới hạn bởi khuôn khổ của trang báo, thời lượng phát sóng hay thời gian tuyến tính. Quy trình sản xuất thông tin đơn giản, dễ dàng nên có thể cập nhật , bổ sung bất kì lúc nào với số lượng bao nhiêu. Thông tin trên báo điện tử có thể sống động, nóng hổi đến từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây. Có người gọi báo điện tử là “báo giờ” là vì tính cập nhật tức thời, khả năng cập nhật thông tin của nó.

Việc cập nhật thông tin có thể diễn ra liên tục nhiều lần trong ngày, chính vì vậy, trên báo điện tử, “giới hạn cuối cùng” của một bài báo chỉ là tạm thời và tương đối vì bất cứ lúc nào thông tin cũng có thể được cập nhật, bổ sung. Chỉ có báo điện tử mới có khái niệm “bài báo mở” nghĩa là: sau khi phát hành vẫn có thể tiếp tục được cập nhật. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc báo điện tử phải luôn tính đến việc cập nhật thông tin đều đặn, nếu không chỉ sau một vài lần vào mà không có thông tin mới mẻ, độc giả sẽ không tìm đến báo đó để đọc nữa.

Thêm một ưu thế khác của báo điện tử là tính tương tác cao: tương tác có vai trò rất quan trọng trong hoạt động truyền thông nói chung và trong hoạt động

báo chí nói riêng. Tương tác là đặc điểm chính của công nghệ mới, đòi hỏi mô hình đa chiều trong truyền thông.

Người truy cập có thể chủ động tìm kiếm và lựa chọn thông tin hơn chỉ là đơn thuần nhận thông tin từ nhà báo. Ngoài ra độc giả còn tham gia vào quá trình cung cấp thông tin, vì thế khoảng cách giữa nhà báo, tờ báo và người đọc được rút ngắn lại, là động lực thúc đẩy sự phát triển và góp phần nâng cao hiệu quả truyên thông.

Quá trình tương tác trên báo điện tử nhanh chóng và thuận tiện hơn nhiều so với các loại hình báo chí khác. Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí đăng trên trang báo điện tử đều có mục phản hồi, ngoài ra còn có rất nhiều kênh tương tác khác như feedback, vote, email, forum… tiện cho độc giả dễ dàng đóng góp ý kiến của mình.

Điều này khó thấy trên báo hình, phát thanh hay báo giấy.

Tính tương tác của báo điện tử được hiểu ở 3 góc độ sau: tính tương tác có định hướng – là sự định vị trên các văn bản giúp công chúng chủ động và di chuyển dễ dàng trong một trang hoặc giữa các trang báo với nhau ; tương tác chức năng – là sự linh hoạt của các đường dẫn cho phép người đọc khả năng tham chiếu tới các nội dung khác; tương tác tùy biến – là tính thông minh ở các công cụ cá nhân, ở các site nội dung chia sẻ và thảo luận.

Tính tương tác trên báo điện tử có nhiều ưu điểm như nhận sự phản hồi rấy nhanh qua hệ thống thư điện tử, là chiếc cầu nối thân thiện kết nối tòa soạn với độc giả thông qua thiết lập các cuộc giao lưu trực tuyến, phỏng vấn trực tuyến…

ngoài ra báo điện tử còn có lợi thế trong việc thiết lập các diễn đàn nhằm thu hút sự quan tâm, trao đổi, tăng mối quan hệ giữa tòa soạn với độc giả, độc giả với độc giả.

Báo điện tử đã và đang có một vị thế xứng đáng, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống người dân bởi sức mạnh thực sự của nó. Xu hướng phát triển của báo điện tử sẽ như vũ bão trong thời gian tới, số lượng người truy cập sẽ ngày càng tăng lên nhanh chóng, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình truyền thông.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực báo điện tử cũng tồn tại nhiều hạn chế như: độ chính xác của thông tin trên báo điện tử không bằng thông tin trên các loại hình báo chí khác, lượng thông tin khổng lồ khiến người đọc bị nhiễu, choáng ngợp, mất tâp trung và đôi khi không có khả năng lựa chọn thông tin nào tốt, đáng tin cậy cho mình. Thêm nữa, nhiều thông tin trên báo điện tử quá chi tiết hay tủn mủn, sa đà vào giật gân, câu khách…Mặt khác, toàn bộ nội dung thông tin gần như bị phụ thuộc vào sự ổn định của hệ thống máy móc. Khi gặp các sự cố như cháy, hỏng, virut phá hoại, tin tặc tấn công…thì nội dung lưu trữ có thể bị chỉnh sửa, làm sai lệch hoàn toàn hoặc khó khôi phục lại được. Do vậy, công tác quản lý thông tin trên báo điện tử cũng khó khăn hơn các loại hình báo chí khác. Những hạn chế này đã gây trở ngại không nhỏ và cũng đang là những tồn tại trong hoạt động thông tin về lao động nhập cư trên báo điện tử Việt Nam hiện nay.

Từ thực tế cho thấy, báo điện tử đóng vai trò vô cùng lớn trong đời sống xã hội hiện đại nói chung và trong hoạt động thông tin về lao động nhập cư nói riêng.

Nhưng qua đó, cũng thấy được tính hai mặt của Internet và báo điện tử, thể hiện nhiều bất cập trong công tác quản lý báo chí, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Cho nên với những lợi thế của mình báo điện tử sẽ là một kênh truyền thông hiệu quả thiết thực nhất khi thông tin về vấn đề người lao động nhập cư tại Việt Nam.

Để biết rõ hiện nay báo điện tử đang truyền thông như thế nào về vấn đề người lao động nhập cư tại Việt Nam trong chương 2, tác giả luận văn sẽ phân tích sâu hơn về vấn đề này.

Tiểu kết chương 1

Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa nhân loại, báo chí là một hiện tượng xã hội. Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin - giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Mặc dù ra đời chậm so với các hình thức xã hội khác, nhưng báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực của nó. Báo chí là một trong những kênh quan trọng của truyền

thông, là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội. Thông tin báo chí rất quan trọng, vì nó khẳng định mối quan hệ đối với hiện thực xã hội và bằng chính khả năng tiếp nhận của công chúng.

Trong chương 1, tác giả luận văn đã đưa ra khái niệm, vai trò và ưu thế của báo điện tử trong việc thông tin về người lao động nhập cư ở Việt Nam hiện nay, cũng như những vấn đề lý luận liên quan đến người lao động nhập cư. Đây là các vấn đề lý luận phục vụ cho quá trình khảo sát ở chương 2. Mặc dù hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu báo chí và người lao động nhập cư tuy nhiên chưa có một đề tài luận văn thạc sỹ báo chí nào nghiên cứu việc tuyên truyền về người lao động nhập cư trên báo điện tử.

Cũng chính vì đây là đề tài mới chưa được nghiên cứu trong khi tác giả lại nhận thấy báo điện tử hiện đang chiếm ưu thế trong truyền thông hiện đại, là một kênh truyền thông đạt hiệu quả cao. Lựa chọn một vấn đề nóng mang tính toàn cầu về di cư hiện nay trên một loại hình báo chí đang thịnh hành, tác giả đã xây dựng và làm rõ hệ thống lý thuyết để làm cơ sở khảo sát thực trạng thông tin tuyên truyền về người lao động nhập cư trên báo điện tử hiện nay.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN CỦA BÁO ĐIỆN TỬ VỀ VẤN ĐỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Lý do lựa chọn các tờ báo điện tử đƣợc khảo sát

Trong những năm gần đây báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng đã góp phần rất lớn trong việc thông tin về vấn đề người lao động nhập cư ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù mỗi trang báo điện tử có những hình thức thể hiện, phương pháp tiếp cận khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn dựa trên những công nghệ mới nhất của Internet, những ưu thế nổi trội của báo điện tử cũng như sự chuyên nghiệp và sáng tạo của đội ngũ phóng viên, biên tập viên,…

Nhằm đưa ra những đánh giá khái quát nhất, những giải pháp phù hợp nhất về vấn đề người lao động nhập cư ở Việt Nam hiện nay trên báo điện tử, tác giả luận văn lựa chọn khảo sát 3 tờ báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Người lao động trong 2 năm từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016. Có thể nói báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Người lao động là 3 trong số các trang báo điện tử lớn và có uy tín tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đây cũng là 3 trang báo điện tử thu hút độc giả trong cả nước.

Ngoài ra, việc khảo sát trên 3 báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Người lao động là lựa chọn hợp lý hơn cả trong việc nghiên cứu các vấn đề về người lao động nhập cư ở Việt Nam hiện nay trên báo điện tử.

Lý do, trên 3 tờ báo điện tử được lựa chọn khảo sát tập hợp chủ yếu các thông tin liên quan đến người lao động nhập cư. Song song với việc khảo sát nội dung các tin bài của các chuyên mục, tác giả luận văn cũng có những nhận xét tổng quan về các hình thức quảng bá khác như: Hình ảnh, banner quảng cáo, trao đổi logo, backlink của 3 trang báo điện tử trên.

Từ đó, tác giả luận văn sẽ đưa ra những nhận xét cụ thể về vấn đề người lao động nhập cư trên từng trang báo điện tử. Đồng thời thông qua quá trình khảo sát và so sánh ưu điểm, hạn chế của 3 báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Người lao động từ đó đề xuất các giải pháp hợp lý trong việc thông tin về vấn đề người lao động nhập cư ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 42 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)