2. Chương 2 - GIAO THỨC BÁO HIỆU TRONG VOIP
2.2. SIP (Session Initiation Protocol)
2.2.3. Hoạt động của SIP
sonhoan@vpb.com.vn hay sip: 203@210.245.58.128.
Một địa chỉ SIP có thể đại diện cho một cá nhân hoặc một nhóm người.
Xác định một SIP server:
Một client có thể gửi một yêu cầu trực tiếp tới một proxy server ở trong cùng một vùng hoặc gửi tới địa chỉ IP và cổng tương ứng với địa chỉ SIP. Gửi một yêu cầu
trực tiếp là tương đối dễ vì trạm cuối biết về proxy server phục vụ nó. Nếu gửi theo cách thứ hai thì phức tạp hơn vì client phải xác định địa chỉ IP và địa chỉ cổng của server.
Mời tham gia đàm thoại:
Một lời mời thành công bao gồm một thông điệp INVITE và một thông điệp ACK đáp lại. Yêu cầu INVITE mời bên bị gọi tham gia vào một hội nghị hoặc một đối thoại hai bên. Sau đó nếu bên bị gọi đồng ý tham gia thì xác nhận bằng cách gửi lại một thông điệp ACK. Yêu cầu INVITE bao gồm một bản mô tả phiên cung cấp cho bên bị gọi đầy đủ thông tin để tham gia vào phiên đó. Nếu bên bị gọi hưởng ứng lời mời thì nó cũng gửi lại một bản giống như vậy trong thông điệp ACK.
Xác định người bị gọi :
Bên bị gọi có thể thay đổi địa điểm từ trạm cuối này sang trạm cuối khác. Bên bị gọi có thể lúc thì kết nối vào mạng LAN trong công ti, lúc thì truy nhập từ nhà vào mạng công cộng của một ISP. Những vị trí này có thể đăng kí một cách mềm dẻo với SIP server hoặc với các server xác định vị trí ở ngoài hệ thống SIP. Trong trường hợp sau các SIP server phải lưu trữ một bảng danh sách các vị trí có thể. Một server vị trí thực sự trong hệ thống SIP sinh ra các bảng danh sách này và chuyển cho SIP server.
Hoạt động thiết lập cuộc gọi trong hệ thống SIP:
Các SIP server có thể hoạt động như một proxy server hoặc redirect server.
SIP server có thể liên lạc với một location server bên ngoài để có thông tin về đường đi tới đích. Location server có thể là bất kì hệ thống nào chứa thông tin về thuê bao bị gọi.
Hình 2.7: Chế độ hoạt động kiều Proxy
Kiều Proxy Server:
1. UAC thay mặt bên gọi gửi yêu cầu INVITE tới proxy server có chứa địa chỉ SIP của bên gọi và bị gọi.
2. Proxy server xác định vị trí của bên bị gọi qua địa chỉ được cung cấp hoặc liên lạc với server bên ngoài (location server).
3. Server định vị trí (location server) phúc đáp thông tin về vị trí bên bị gọi . 4. Proxy server phát ra yêu cầu INVITE tới bên bị gọi.
5. UAS của bên bị gọi gửi lại trả lời OK để báo sẵn sàng tham gia đàm thoại.
6. Proxy server gửi tới Client bên gọi trả lời OK để báo bên bị gọi sẵn sàng tham gia đàm thoại.
7. Client bên gọi gửi tới proxy server yêu cầu ACK để phúc đáp lại.
8. Proxy server chuyển hoặc phát trực tiếp yêu cầu ACK này tới UAS đại diện bên bị gọi.
Kiểu Direct Server:
Hình 2.8: Mô hình kiểu Direct Server 1. Redirect server nhận yêu cầu INVITE từ UAC bên gọi.
2. Redirect server liên lạc với dịch vụ xác định vị trí để có thông tin về bên gọi.
3. Server vị trí gửi lại thông tin cho SIP server.
4. Redirect server gửi lại UAC bên gọi thông tin về vị trí bên bị gọi qua thông điệp trả lời.
5. UAC bên gọi gửi thông điệp ACK tới redirecct server để phúc đáp giao dịch đã hoàn thành.
6. Client bên gọi gửi thông điệp INVITE trực tiếp tới địa chỉ bên gọi được redirect server cung cấp.
Nếu bên bị gọi sẵn sàng thì UAS của nó gửi lại thông điệp trả lời OK.
8. Bên gọi gửi thông điệp ACK để hoàn tất kết nối[16].
2.3. MGCP
Có rất nhiều phương pháp báo hiệu mới cho VoIP đã được phát triển. Phần này trình bày phương pháp dựa trên giao thức SGCP (Simple Gateway Control Protocol) và phiên bản mới của nó là MGCP (Media Gateway Control Protocol).
SGCP ra đời là do những vấn đề sau:
Chuyển tiếp báo hiệu cuộc gọi từ mạng PSTN sang mạng VoIP gặp khó khăn.
Vì khi chuyển đổi các bản tin báo hiệu SS7 thành các bản tin báo hiệu cuộc gọi Q.931 sẽ gây mất mát thông tin do nội dung hai loại bản tin không giống nhau.
Thời gian thiết lập cuộc gọi trong H.323 quá dài và trải qua nhiều giai đoạn.
2.3.1. Các thành phần báo hiệu SGCP
Trong báo hiệu SGCP có hai kiểu gateway tương ứng với hai khu vực báo hiệu, báo hiệu giữa các tổng đài (báo hiệu trung kế) và báo hiệu đường dây thuê bao, gồm gateway nối với trung kế (Trunking Gateway-TGW) và gateway nối tới thuê bao (Residential Gateway-RGW).
Mô hình báo hiệu mới tách riêng phần chức năng báo hiệu cuộc gọi ra khỏi gateway (H323 gateway). Đồng thời nhóm tất cả các chức năng điều khiển cuộc gọi với chuyển đổi báo hiệu (thực hiện tại signaling gateway trong mô hình mạng VoIP) tạo thành một thành phần điều khiển tập trung gọi là call agent. Như vậy gateway ở đây chỉ có chức năng Media Gateway, do đó call agent còn được gọi là bộ điều khiển Media Gateway (Međia Gateway Controller). Call agent có các đặc điểm sau:
Trao đổi báo hiệu SS7 với tổng đài thoại (CO-Central Office) như một thành phần trong hệ thống báo hiệu SS7 (đóng vai trò như SSP), thực hiện đầy đủ chế độ báo hiệu ISUP (ISDN user part).
Call agent dùng giao thức SGCP để điều khiển các media gateway.
Các trung kế được SS7 nhận dạng qua trường CIC còn SGCP coi trung kế như một điểm cuối (endpoint). Call agent sử dụng một cơ sở dữ liệu để chuyển đổi giữa hai loại. Call agent chuyển các bản tin ISUP và dùng các thông điệp SGCP để liên kết các trung kế vào và trung kế ra theo hình sau:
Hình 2.9: Mô hình báo hiệu dùng giao thức SGCP
Các thông điệp SGCP được truyền qua UDP, mặc dù có thể xảy ra sự mất gói nhưng SGCP xử lí bằng cơ chế phát lại các thông điệp[16].
2.3.2. Các thủ tục thiết lập và xóa bỏ kết nối