3.TK 007 Ngoại tệ các loại.

Một phần của tài liệu Bàn về chế độ hạch toán TGHĐ ngoại tệ” nhằm đi sâu tìm hiểu và đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện việc hạch toán chênh lệch TGHĐ (Trang 25 - 27)

Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” được dùng để theo dõi chi tiết số hiện có và tình hình biến động từng loại ngoại tệ theo nguyên tệ.

Tuy nhiên, theo quy định hạch toán chi tiết, ngoại tệ của doanh nghiệp đã được theo dõi chi tiết trên các sổ chi tiết (tài khoản chi tiết) 1112, 1122, 1132 và tuỳ theo yêu cầu quản lý, tuỳ thuộc vào tình hình sử dụng các loại ngoại tệ tại doanh nghiệp mà kế toán có thể theo dõi chi tiết, cụ thể từng loại ngoại tệ trên tài khoản cấp 3 của những tài khoản cấp 2 nói trên.

dõi trên tài khoản 007 thì việc tổng hợp tình hình biến động về vốn bằng tiền ngoại tệ (quy đổi ra đồng Việt Nam) sẽ không thấy rõ được tình hình biến động về tỷ giá hối đoái khi hạch toán ngoại tệ theo giá thực tế.

Việc theo dõi, phản ánh trên các sổ chi tiết ở trên đã cung cấp một cách khoa học và đầy đủ số liệu của từng loại ngoại tệ đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý. Vậy việc tồn tại TK 007 là không cần thiết, thậm chí việc tồn tại cả tài khoản 007 và các tài khoản cấp 3 của nhóm tài khoản vốn bằng tiền sẽ gây ra sự trùng lắp trong hạch toán.

KẾT LUẬN

VAS 10 và thông tư số 105/2003/TT-BTC đã tạo ra khung pháp lý hướng dẫn hạch toán các khoản chênh lệch TGHĐ phát sinh cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Giúp việc hạch toán chênh lệch TGHĐ được thống nhất, giúp định giá đúng giá trị của các nguyên vật liệu, hàng hoá, tài sản phát sinh trong kỳ có liên quan đến ngoại tệ của doanh nghiệp. Việc xử lý chênh lệch TGHĐ hợp lý hơn góp phần đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán, tính trung thực của các báo cáo tài chính.

VAS 10 với quy định rõ ràng, hợp lý về chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài, của các hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo được chuyển đổi trung thực và chính xác hơn. Đây là một vấn đề mới đáng chú ý trong VAS 10, góp phần làm cho hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo kịp quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế.

Tuy vậy, hướng dẫn thực hiện của thông tư 105/2003/TT-BTC chưa thực sự rõ ràng, thậm chí còn một số điểm chưa hợp lý. Cụ thể như nghiệp vụ ứng trước của khách hàng liên quan đến Tài khoản Nợ phải thu hay nghiệp vụ ứng trước với người bán liên quan đến Tài khoản Nợ phải trả nếu áp dụng theo thông tư hướng dẫn thì sẽ không chính xác. Hoặc hướng dẫn xử lý chênh lệch TGHĐ liên quan đến tính thuế TNDN không được đề cập đến khiến việc hạch toán thực tế gặp khó khăn.

Như vậy, để áp dụng VAS 10 vào thực tế được chuẩn xác hơn, chúng ta cần có những hướng dẫn đầy đủ, hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu Bàn về chế độ hạch toán TGHĐ ngoại tệ” nhằm đi sâu tìm hiểu và đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện việc hạch toán chênh lệch TGHĐ (Trang 25 - 27)