Bài học kiểu khám phá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng chuẩn thiết lập bài giảng và ứng dụng các công cụ để thiết kế bài giảng theo các chuẩn Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 51 - 54)

2.3. Một số mô hình thiết kế bài giảng

2.3.5. Bài học kiểu khám phá

Trong cấu trúc bài học kiểu khám phá, người học sẽ tự tìm kiếm kiến thức cho mình. Người học được giao mục tiêu và một tập các tài liệu điện tử. Họ phải khám phá để đạt được mục đích. Người học có thể được cung cấp những công cụ định hướng để hỗ trợ cho việc hoàn thành nhiệm vụ. Cấu trúc này thường được gọi là những bài giảng không theo trình tự.

Sau phần giới thiệu vắn tắt, người học đến trang chủ để bắt đầu bài học. Từ đây người học có thể truy cập tới các liên kết tài liệu, cơ sở dữ liệu hay những mảng kiến thức để tìm câu trả lời hoàn thành mục tiêu của bài học. Người học có thể dựa vào trang Danh mục (Index) để duyệt những đích đã định sẵn. Sau khi hoàn thành mục tiêu, người học sẽ xem phần Tổng kết và làm bài Kiểm tra.

Người ta thường sử dụng cấu trúc bài học kiểu khám phá để dạy cho người học cách tự học. Với cấu trúc này người học có thể:

 Đạt được những mục đích học tập của riêng mình.

 Học được cách định hướng trong một website, những tài liệu điện tử hay cơ sở dữ liệu trực tuyến có cấu trúc phức tạp.

 Học cách tra cứu thông tin.

Hình 2.11 Cấu trúc của bài học kiểu khám phá 2.3.6. Bài học được phát sinh

Bài học được phát sinh đáp ứng một bài học khác nhau cho mỗi người học dựa trên câu trả lời của một bài kiểm tra hay một bản thăm dò được đưa ra vào đầu bài học.

Sau phần giới thiệu ngắn gọn, người học làm một bài kiểm tra hay điền vào bản thăm dò yêu cầu. Bộ kiểm tra phân tích các câu trả lời của người học, sắp xếp một trình tự các chủ đề phù hợp với từng người học riêng biệt. Bài học sẽ kết thúc với phần tóm tắt và kiểm tra.

Bài học được phát sinh rất hữu ích trong việc đáp ứng các bài học phù hợp với từng người học riêng biệt. Sử dụng bài học được phát sinh khi bạn phải đào tạo một nhóm người học không có nhiều thời gian học hay không đủ kiên nhẫn với những nhu cầu khác nhau, mức độ kiến thức khác nhau. Cũng có thể sử dụng nó khi cần cung cấp một cái nhìn tổng quan về kĩ năng và kiến thức. Bài học được phát sinh về mặt sư phạm và kĩ thuật rất khó để xây dựng nhưng lại đáng giá với những nỗ lực đã bỏ ra. Có thể tiết kiệm cho người học rất nhiều thời gian bằng việc dạy cho họ chỉ những cái họ cần.

Giới thiệu

Danh mục Trang chủ Tổng kết Kiểm tra

Tập hợp tài nguyên

Hình 2.12 Cấu trúc của bài học được phát sinh

2.3.7. So sánh các phương pháp thiết kế bài giảng

Qua các cấu trúc bài học được giới thiệu ở trên ta có thể nhận thấy mỗi kiểu thiết kế bài học đều có các ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp thiết kế cần lựa chọn phương pháp làm sao cho phù hợp nhất với yêu cầu đặt ra

Cấu trúc bài học Mục tiêu cơ bản

Kiểu cổ điển Dạy những kiến thức và kĩ năng cơ bản theo cách an toàn, tin cậy nhưng nhàm chán.

Hướng hoạt động Dạy những khái niệm phức tạp, những kiến thức đòi hỏi nhiều tương tác với máy tính hay những người học khác, bài học này phù hợp với cấu trúc kiến thức ngắn gọn, có minh hoạ cụ thể.

Theo yêu cầu người học

Để người học tối ưu hóa việc đào tạo theo những nhu cầu cá nhân của họ. Đặc biệt thích hợp cho những người học có nhu cầu, sở thích, trình độ khác nhau.

Kiểu kiến thức từng bước

Cho phép những người học ít kiên nhẫn bỏ qua những chủ đề mà họ đã biết.

Kiểu khám phá Dạy người học cách tự học, phát triển kĩ năng điều hướng trong nguồn thông tin điện tử phức tạp.

Kiểm tra

Tổng kết

Chủ đề C

Chủ đề B Chủ đề E

Chủ đề A

Chủ đề D

Chủ đề G Chủ đề H Chủ đề F Chủ đề I Giới

thiệu

Kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng chuẩn thiết lập bài giảng và ứng dụng các công cụ để thiết kế bài giảng theo các chuẩn Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)