Lưu và cập nhật động cơ sở dữ liệu lên Website

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lưu và cập nhật động dữ liệu lên website cho mạng cảm biến không dây (Trang 25 - 29)

Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Vào năm 1960 khi một cơ quan của Bộ Quốc phòng Mỹ, cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển (ARPA) đề nghị liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1968. Bốn địa điểm đầu tiên đó là Viện Nghiên cứu Stanford, Trường Đại học tổng hợp California ở Los Angeles, Úc - Santa Barbara và trường Đại học tổng hợp Utah. Đó là mạng liên khu vực (Wide area Network) hay mạng Wan đầu tiên đƣợc xây dựng (mặc dù nó nhỏ hơn nhiều so với các mạng WAN ngày nay). Bốn địa điểm trên đƣợc nối thành mạng vào năm 1969 đó đánh dấu sự ra đời của Internet ngày nay: mạng được biết đến dưới cái tên ARPANET đó hình thành.

Nếu xét về thời gian thì thuật ngữ Internet xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974. Lúc đó mạng vẫn đƣợc gọi là ARPANET. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức đƣợc coi nhƣ một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ, và tất cả các máy tính nối với ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. Năm 1984, ARPANET đó đƣợc chia ra thành hai phần: phần thứ nhất vẫn đƣợc gọi là ARPANET, dành cho việc nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai đƣợc gọi là MILNET, là mạng dùng cho các mục đích quân sự.

Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các điểm mạnh của mình, quan trọng nhất là khả năng liên kết các mạng khác với nhau lại một cách dễ dàng. Chính điều này cùng với các chính sách mở cửa đó cho phép các mạng dùng cho nghiên cứu và thương mại kết nối được với ARPANET, thúc đẩy việc tạo ra một siêu mạng (SuperNetwork). Nhƣng năm 1980 ARPANET đƣợc đánh giá là mạng trụ cột của mạng Internet. Mốc lịch sử quan trọng của Internet đƣợc chọn vào giữa thập kỷ 1980, khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đó chuyển từ ARPANET sang NSFNET và do đó sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không cũn hiệu quả nữa và đó ngừng hoạt động vảo khoảng năm 1990.

Sự hình thành mạng backbone của NSFNET và những mạng vựng khác đó tạo ra một mội trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm 1995, NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển.

Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của Internet đó thúc đẩy sự phát triển của công nghệ Web. Website ra đời giúp cho các tổ chức chính phủ cũng như các thương nhân, thậm chí cả những cá nhân có khả năng quảng bá thông tin cho mọi người một cách nhanh chúng trên toàn thế giới. Điều đó giúp phần đáng kể vào sự phát triển của kinh tế thế giới.

Sự ra đời của Website không chỉ để quảng bá thông tin về các doanh nghiệp hay các tổ chức chính phủ. Nó còn cho thấy vai trò to lớn của nó trong các hệ thống giám sát, thu thập dữ liệu. Mạng WSN ứng dụng thu thập dữ liệu môi trường cũng không phải là một ngoại lệ. Việc giám sát kết quả thu thập đƣợc từ mạng WSN trên hệ thống Webstie sẽ làm cho hệ thống mang tính chất toàn cầu và có tính khả chuyển cao.

Thấy rõ đƣợc tầm quan trọng của ứng dụng trong luận văn đã phát triển và tiến hành triển khai ứng dụng trên Website cho hệ thu thập dữ liệu môi trường của mạng WSN.

2.4.2 Triển khai ứng dụng trên Website cho hệ thống mạng WSN

Với sự bùng nổ của viễn thông hiện nay thì sức mạnh của WSN sẽ tăng lên gấp bội nếu chúng ta có thể kết nối mạng WSN với mạng dây nhằm đƣa thông tin lên Internet. Sự thông suốt giữa mạng có dây và WSN sử dụng IP sẽ mở ra những ứng dụng vô hạn về không gian và thời gian vì ta không cần quan tâm ở vị trí nào, ở đâu, nếu sử dụng máy tính hoặc thiết bị có kết nối Internet thì sẽ đƣợc cập nhật thông tin tức thời cũng nhƣ số liệu mạng WSN.

Hình 2.4: Sự thông suốt giữa mạng WSN và Internet

IP cho mạng WSN là một phần tương đối mới, muốn có được điều đó thì tương đối phức tạp cả phần cứng cũng nhƣ phần mềm. Tuy nhiên ta cũng có thể đƣa đƣợc dữ liệu thông tin mạng WSN lên Internet dựa vào kết nối của hệ thống mạng WSN và PC có kết nối mạng dây, thông qua giao tiếp RS232 và từ đó chúng ta hoàn toàn có thể cập nhật thông tin dữ liệu lên Internet.

Hình 2.5: Sơ đồ hệ thống mạng WSN kết nối Internet trong luận văn

Vấn đề đặt ra là làm sao chương trình ứng dụng trên Website có thể hiển thị được thông tin dữ liệu cập nhập mới nhất từ hệ thống WSN và người sử dụng có thể truy cập được vào cơ sở dữ liệu lưu trữ của mạng WSN. Muốn như vậy thì thông tin sau khi đƣợc cập nhật vào cơ sở dữ liệu thì phải đƣợc đƣa lên Host một cách tự động và liên tục.

Để giải quyết vấn đề này chúng ta sẽ viết một webservice chạy trực tiếp ở trên host với nhiệm vụ cập nhật dữ liệu tự động vào database.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lưu và cập nhật động dữ liệu lên website cho mạng cảm biến không dây (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)