1.2 Khái niệm về tên người (nhân danh) .1 Mụ hỡnh chung về tờn người
1.2.2 Sự chuyển dịch của tên người qua các vùng địa lí
Tên cá nhân chứa đựng trong nó nhiều điều phức tạp và không dễ giải quyết.
Tuy vậy, lịch sử văn hoá của một dân tộc có thể phần nào đƣợc làm sáng tỏ thông qua việc nghiên cứu tên riêng. Chẳng hạn, có thể tỡm thấy cõu trả lời cho tớnh phức tạp của hệ thống tờn người châu Âu qua hàng loạt các cuộc chuyển dịch dân số, tôn giáo, văn hoá, chính trị...v.v. Đế chế La Mó cổ đại không những để lại cho các nước châu Âu ngày nay hệ thống luật pháp tương đối hoàn chỉnh mà cũn là cả hệ thống tờn người rất đa dạng. Ví dụ như các tên cổ Amanda, Antonio, Cộline... vẫn đƣợc dùng rất phổ biến tại Pháp và Italia. Bên cạnh đó, cũn cú rất nhiều tờn người bản địa hỡnh thành theo kiểu “La-tinh hoỏ” khi bị Đế chế La Mó
thống trị. Sau này, khi La Mó lựa chọn Cơ đốc giáo, hệ thống tên người châu Âu lại trải qua những thay đổi to lớn thông qua việc lựa chọn các tên có nguồn gốc từ tôn giáo này.
Châu Âu nói chung và nước Anh nói riêng cũng thừa hưởng rất nhiều tên người có nguồn gốc Hy Lạp do bị ảnh hưởng bởi nền văn học và nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, nhiều tên người có nguồn gốc Hy Lạp và La-tinh khác lại phổ biến thông qua các nghi lễ của nhà thờ La Mó và Đế chế La Mó phương Đông (Byzantium) như Christopher, Peter, Paul.... Tên người có nguồn gốc từ Kinh Cựu ước (Old Testament – Do Thái cổ) cũng phổ biến tại nước Anh. Ví dụ:
Amos, Bethany, Sam...
Mặc dù Cơ đốc giáo là tôn giáo số một ở các nước châu Âu và những tên người có nguồn gốc từ tôn giáo này là khá phổ biến nhưng cũng có những nơi tại lục địa này tên người bản địa vẫn giữ được vai trũ quan trọng của mỡnh. Tại Vương quốc Anh, người Xen-tơ (Celt), người Xcốt (Scot), người Uên (Welsh) vẫn có tên gọi riêng của mỡnh và khi cần thỡ cỏc tờn gọi này cú thể chuyển sang hỡnh thức tờn Cơ đốc giáo mặc dù giữa chúng chẳng có mối liên hệ nào. Trường hợp Alun (tên người Uên) chuyển thành Allan là một ví dụ. Người Na Uy dường như không mấy quan tâm tới tên người có nguồn gốc Cơ đốc giáo. Một trong những bằng chứng cho điều nêu trên là tên Torsten, vốn cú nghĩa là “hũn đá của thần Thor” (một vị thần quyền lực nhất của thần thoại Bắc Âu).
Bên cạnh tên người có nguồn gốc La-tinh, Hy Lạp cổ đại và Do Thái cổ, tên người châu Âu cũn cú nguồn gốc từ tiếng Đức cổ (Germanic). Các bộ tộc Anglo và Saxon di cư tới hũn đảo Anh từ các khu vực mà ngày nay là miền Bắc nước Đức. Có thể nói, các tên người bắt nguồn từ các ngôn ngữ Bắc Âu và Đức cổ đó mang lại một loạt tờn người rất phổ biến trên toàn châu Âu. Ví dụ: Bernard (con gấu, người trung thành), Edward (người trông nom tài sản, người giầu có), Arnold (chim đại bàng), Henry (chủ gia đỡnh, người thống trị đất nước).
Có một điều khá thú vị là, trong khi tên người có nguồn gốc từ tiếng Đức cổ vẫn khá phổ biến tại nước Đức ngày nay thỡ tại Hy Lạp, những tờn người Hy Lạp cổ lại không cũn phổ biến nữa. Lớ do là, hệ thống tên người Hy Lạp đó chịu ảnh
hưởng sâu sắc của hệ thống La-tinh và Đức cổ khi các hệ thống tên người này lan tràn tới Hy Lạp. Tên người Hy Lạp ngày nay cũng là kết quả việc hiện đại hoá một số ít các tên có nguồn gốc phi tôn giáo của người Hy Lạp cổ. Tuy nhiên, nhiều hơn tất cả lại là những tên người bắt nguồn từ những nghi lễ của Đế chế La Mó phương Đông, một đế chế vốn có gốc rễ từ chính Hy Lạp cổ đại.
Khi những sự chuyển dịch này xẩy ra, người ta dù bắt buộc hay tự nguyện đó dần dần chấp nhận những tờn người từ một ngôn ngữ khác vào hệ thống tên người của dân tộc mỡnh và vỡ vậy ý nghĩa ban đầu của tên cũng mai một dần. Kết quả của hiện tƣợng này là, những tên gốc đó biến đổi sao cho phù hợp với ngôn ngữ bản địa (trường hợp tên “James” của người Anh và “Jacques” của người Pháp) và qua thời gian, sự phù hợp với ngôn ngữ bản địa cũn thể hiện ở hàng loạt cỏc biến thể của tờn người ở cả khía cạnh chính tả lẫn phát âm (đấy là chưa kể đến vấn đề tên người biến đổi theo giới tính). Có thể kể ra những ví dụ rừ ràng nhất về các biến thể từ tên gốc nhƣ Alexander trở thành Alex, Sandra... hoặc Hanna (nữ), John (nam) trở thành Sean, Zane, Yannick, Eoin, Shaughna, Ivan...
Tuy nhiờn, tỡnh hỡnh nhƣ trên không phải lúc nào cũng xẩy ra cho dù cũng có những dịch chuyển xó hội to lớn. Những nền văn hoá giữ đƣợc tính độc lập nhiều hơn thỡ ớt phải đối mặt với tỡnh trạng nghĩa gốc của tờn người bị mất đi.
Trong trường hợp này, tên người vẫn không thay đổi qua nhiều thế kỉ. Chúng vẫn được sử dụng giống như khi chúng được sinh ra cùng với ngôn ngữ. Trường hợp tên người Nhật và người thổ dân Hawaii là những ví dụ nổi bật nhất. Cho tới gần đây, tên của họ vẫn giữ đƣợc những hỡnh thức và nội dung mang đậm nét đặc điểm dân tộc. Ấn Độ lại là một trường hợp khác. Các biến thể tên người chỉ xẩy ra trong phạm vi đất nước này và giữa các ngôn ngữ trên tiểu lục địa này mà thôi.
Tên người Ả-rập lại không khó nhận ra cho dù chúng đó trải qua nhiều dịch chuyển địa lí. Cụ thể, rất ít tên người Ả-rập có cách phát âm thay đổi và dù có thay đổi cũng là vỡ đó là những tên người mà hỡnh thức phỏt õm của chỳng khụng phự hợp với ngụn ngữ địa phương. Ví dụ trong tiếng Li-băng, một ngôn ngữ có xu hướng loại bỏ những âm đũi hỏi nỗ lực khi phỏt õm, những tờn người nhƣ Lu’lu’a và Nõ’ela (nguyờn õm bị tắc) sẽ vẫn đƣợc giữ nguyên hỡnh thức
viết trong cỏc văn bản chính thức nhƣng cách phát âm thỡ cú thay đổi (phát âm là [lulwa] và [nayla]). Ngoài ra, cũn cú trường hợp giản lược tên gọi, hoặc giảm nhẹ nghĩa (diminutive) nhƣ Barhum với nghĩa là “Ibrahim bộ nhỏ”.
Với sự bành trướng của các đế chế Hồi giáo, tên người Ả-rập đó vươn tới tận Trung Quốc và Tây Ban Nha và thay đổi đôi chút cách phát âm sao cho phù hợp với ngôn ngữ bản địa. Tuy vậy, cần phải nhấn mạnh rằng người Hồi giáo dù ở Trung Quốc hay Tây Ban Nha vẫn nói tiếng Ả-rập và do vậy tên người ít bị thay đổi hơn so với trường hợp tên có gốc Hy Lạp cổ được người Anh sử dụng. Cũng có một số tên người ở châu Âu ngày nay có nguồn gốc Hồi giáo nhưng lại không tỡm thấy dấu vết trong tờn người Ả-rập. Chẳng hạn như tên “Eleanor” có lẽ mang nghĩa là “ (Thánh) Ala là ánh sáng của con”. Dường như cái tên này đến với hai nước Pháp và Anh qua con đường Tây Ban Nha.
Tên người gốc Ả-rập và Ba Tư thường có sự trùng lặp. Người Thổ Nhĩ Kỳ sau này coi tiếng Ả-rập nhƣ một ngôn ngữ của tầng lớp cao trong xó hội nhƣ cách mà người châu Âu nhỡn nhận tiếng La-tinh, hoặc người Nhật, người Việt, người Triều Tiên nhỡn nhận tiếng Hỏn. Thụng qua những mối liờn hệ văn hoá và địa lí giữa Trung Đông với khu vực Ba Tư, có thể thấy rất nhiều tên người gốc Hồi giáo cho đến nay vẫn đƣợc sử dụng có gốc gác rất cổ. Ví dụ: Joumana là một tên người châu Âu ngày nay đó được sử dụng từ rất lâu trong thế giới Ả-rập tới mức mà người ta cho rằng nó là một tên gốc Ả-rập. Thật ra, đây lại là tên có gốc Ba Tư và mang nghĩa là “ngọc trai”.
Một số tên người tồn tại trước khi Hồi giáo ra đời đó bị những người theo tôn giáo này cấm sử dụng. Nhà tiên tri Mụ-ha-một (Mohammed) cho rằng có một số tên không xứng đáng được sử dụng để gọi tên con người. Ví dụ: Harb (chiến tranh), Murr (cay đắng), Kalb (con chó)... Tuy nhiên, những tên này lại đƣợc dùng trở lại làm tên họ vài thế kỉ trước với mục đích khác. Đế quốc Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ bắt buộc người dân ở những vùng đất mà họ chiếm được phải mang những tên họ nhƣ trên.
Có một điểm đáng chú ý là, trong nhiều trường hợp không thể xác định được một tên người thuộc gốc nào. Ví dụ như trường hợp tên người gốc Ả-rập và tên
người gốc Do Thái cổ. Người ta không thể xác định được một tên người nào đó là gốc Ả-rập hay gốc Do Thái, hoặc là đƣợc vay mƣợn từ tiếng Xê-ry hay tiếng Ai- cập cổ.
Tiếng Ả-rập có đặc điểm là không vay mượn tên người từ một ngôn ngữ mà nó không có liên hệ trực tiếp. Cho nên, tên người châu Âu xuất hiện rất nhiều ở Trung Đông nhƣng chúng không đi vào ngôn ngữ bản địa. Bằng chứng là, các tên này đƣợc phát âm theo kiểu Pháp, Italia hay Anh... tuỳ vào việc chúng đến từ đâu.
Cũng có những kí tự mới đƣợc sinh ra để ghi lại các âm nhƣ /p/, /g/, /v/ trong các tên Peggy hoặc Fulvio... Tuy nhiờn, cú một ngoại lệ với những tên người gốc Hy Lạp cổ đại. Thực ra, những tên chỉ người này đến với khu vực Trung Đông dưới thời Đế chế La Mó phương Đông trước khi Hồi giáo ra đời. Ví dụ tên Boutros (Peter trong tiếng Anh). Mặc dù có hiện tượng này nhưng người Ả-rập vẫn hiểu rừ ý nghĩa của phần lớn những tên người họ dùng. Chính vỡ vậy, trong văn bản, người Ả-rập thường để tên riêng trong dấu ngoặc kép để phân biệt với từ thông thường. Ngoài ra, tại từng nước Ả-rập cũng có những phong cách đặt tên khác nhau. Chẳng hạn, trong khi tại Li-băng, người ta thích đặt những tên gần gũi với vốn từ thông dụng hàng ngày thỡ tại những nước Ả-rập khác, những tên có nguồn gốc văn chương hoặc tôn kính lại được ưa chuộng hơn.
Tại Đông Á, cùng với sự lớn mạnh và bành trướng của các triều đỡnh phong kiến Trung Quốc, tên người Trung Quốc cũng theo đó mà lan rộng ra các quốc gia chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, phần lớn chỉ bị ảnh hưởng bởi lí do đặt tên hay ý nghĩa của tờn mà thụi. Núi cỏch khỏc, cỏc tờn người gốc Trung Quốc khi thâm nhập vào một ngôn ngữ sẽ một phần hoặc hoàn toàn thay đổi vỏ âm thanh cho phù hợp ngôn ngữ bản địa. Trường hợp tên người Việt có nguồn gốc Trung Quốc là một ví dụ điển hỡnh.
Ngày nay, khụng cú gỡ ngạc nhiờn khi thấy rằng cú sự lưu chuyển tên người giữa các quốc gia, các lục địa và việc mai một ý nghĩa ban đầu của tên người trở thành một điều hiển nhiên. Người ta luôn cố gắng tỡm hiểu và gỡn giữ ý nghĩa gốc của tờn vỡ đây chính là một trong những lí do để đặt tên. Có lẽ Shakespeare và sau đó là một số nhà văn khác là những người đầu tên sáng tạo ra một số tên
người như Miranda, Wendy... nhưng việc sáng tạo ra tên mới chỉ đơn thuần vỡ mục đích phát âm, đặc biệt đối với tên nữ. Người Mỹ đi đầu trong việc chuyển tên họ thành tên cá nhân. Ví dụ: deForest, laToya... Mặc dù được thừa hưởng văn hoá và cả tập quán đặt tên của người Anh, nhưng người Mỹ cũng đi đầu trong việc truyền bá tên người Xen-tơ (Celt) và người Gael (người Xen-tơ nói tiếng Gaelic ở Xcốt-len) và tất nhiên điều này chẳng làm nước Anh thích thú gỡ. Ngoài ra, người Mỹ cũn “nhập khẩu” nhiều tên người từ những nền văn hoá phát triển như kiểu người Nga du nhập các tên gốc Pháp hay người Pháp du nhập các tên gốc Hy Lạp các thế kỉ trước đó. Người Mỹ cũng quay trở lại với quan điểm tên riêng phải có nghĩa thông qua việc lựa chọn trong chớnh ngụn ngữ của mỡnh những từ cú “ý nghĩa” để chuyển thành tên người. Ví dụ: Melody (giai điệu), Sunshine (ỏnh nắng), Sky (bầu trời), Rainbow (cầu vồng). Tuy nhiên, nhiều tên trong số này chỉ xuất hiện nhƣ hiện tƣợng mốt thời trang mà thôi.
Túm lại, chính nhờ các sự chuyển dịch dân số, văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật...
giữa các vùng địa lí, giữa các dân tộc mà tên người có điều kiện phát triển đa dạng như ngày nay. Dựa tên lí thuyết về sự di chuyển của tên người mà ngày nay các nhà nghiên cứu có thể tỡm hiểu được nguồn gốc của rất nhiều tên người vốn đó rất mờ nhạt về ý nghĩa. Việc nghiờn cứu cũng làm sỏng tỏ lịch sử phỏt triển văn hoá và ngôn ngữ của nghiều dân tộc, qua đó góp phần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.