CHƯƠNG 5. KIỂM CHỨNG SỰ PHÙ HỢP CHỨC NĂNG TRONG MÔ HÌNH
5.1 Phương pháp kiểm chứng
Trong mô hình WSD, các chức năng cung cấp bởi bất kỳ một dịch vụ đã quảng bá nào sẽ được đem so sánh với các chức năng mà người yêu cầu cần.
Mục đích của việc này là tìm ra nhà cung cấp dịch vụ có chức năng phù hợp với yêu cầu của bên yêu cầu dịch vụ.
Cốt để đơn giản hóa việc phát triển hệ thống, phương pháp B dùng ký hiệu tương tự cho tất cả các giai đoạn phát triển, tiếp tục lần lượt cải tiến từng bước. B cải tiến cung cấp một cách để xây dựng các bất biến tốt hơn và cũng để thêm chi tiết cho mô hình. Nó cũng được dùng để chuyển một mô hình trừu tượng thành một phiên bản đúng hơn bằng cách thay đổi trạng thái mô tả. Hơn nữa, các bước chứng minh định nghĩa trong B cải tiến liên quan cho phép chúng ta kiểm tra các tiền điều kiện và hậu điều kiện của các toán tử mức thấp cho phù hợp với các tiền và hậu điều kiện của các toán tử mức cao hơn. Như chúng ta đã biết, các biến trạng thái trừu tượng, xx, và cụ thể là xx’, được liên kết với nhau thông qua một bất biến gắn kết InvM’, đã định nghĩa trong máy cải tiến.
Hình thức hóa mô hình WSD dùng B cải tiến, cho phép chúng ta kiểm tra sự đồng nhất của tên, đầu vào và đầu ra của người yêu cầu dịch vụ web và nhà cung cấp dịch vụ. Hơn nữa, theo [15] thì mức độ phù hợp có thể có sự khác biệt giữa 4 mức: exact, plugin, subsumes, fail. Tùy thuộc vào mức độ phù hợp, chúng ta có thể kiểm tra sự tương quan giữa các tiền điều kiện, hiệu quả và chất lượng dịch vụ giữa các yêu cầu của người yêu cầu dịch vụ web và các chức năng của nhà cung cấp. Theo [15] thì mức phù hợp exact là tốt nhất, thích hợp cho mọi trường hợp; mức phù hợp plugin là mức tốt tiếp theo vì đầu ra trả lại có thể chắc chắn được dùng thay cho những gì người yêu cầu mong muốn; mức phù
hợp subsumes là mức tốt thứ ba, khi đó các yêu cầu của người yêu cầu chỉ được đáp ứng một phần: dịch vụ đã quảng bá có thể chỉ cung cấp một vài trường hợp cụ thể mà người yêu cầu cần; mức phù hợp fail là mức thấp nhất, nó mô tả một kết quả không thể chấp nhận được.
Để kiểm chứng sự phù hợp chức năng trong mô hình WSD, luận văn đề xuất một hướng tiếp cận như sau:
i. Các yêu cầu của người yêu cầu dịch vụ web sẽ được mô hình hóa thành máy trừu tượng B như được trình bày trong Hình 5.1. Theo đó:
a. Tên của dịch vụ, đầu vào, đầu ra được chuyển thành tên của toán tử, các tham số đầu vào và ra tương ứng.
b. Tiền điều kiện và hiệu quả của dịch vụ web được chuyển thành tiền điều kiện và thân của toán tử trong máy trừu tượng B.
c. Các QoS mong muốn của dịch vụ web được chuyển thành một toán tử gọi là serviceQuality.
ii. Các khả năng của nhà cung cấp dịch vụ được hình thức hóa thành một máy cải tiến B như trình bày trong Hình 5.2. Theo đó:
a. Đầu vào, đầu ra trong OWL-S Profile được biểu diễn bởi tham số vào và ra của toán tử trong máy cải tiến B tương ứng.
b. Tiền điều kiện, các kết quả của dịch vụ web được biểu diễn bởi tiền điều kiện và thân của toán tử trong máy cải tiến.
c. QoS của nhà cung cấp dịch vụ web được biểu diễn bằng một toán tử gọi là serviceQuanlity trong máy cải tiến.
iii. Sự phù hợp giữa các yêu cầu mong muốn của người yêu cầu dịch vụ và các khả năng của nhà cung cấp dịch vụ web sẽ được phân tích và kiểm chứng bằng công cụ hỗ trợ B, mà cụ thể là Atelier B.
Hình 5.1 Hình thức hóa các yêu cầu thành máy trừu tượng B
Hình 5.2 Hình thức hóa các chức năng của nhà cung cấp thành một máy cải tiến B WS_provider
contactInformation name phone email webURL serviceName textDescription hasProcess serviceCategory serviceParameter quanlityRating output
input precondition effects
Refinement machine
OPERATIONS
ServiceQuality=…;
oo serviceName(in1,in2)=
PRE P THEN
S END;
WS_requester serviceName
input output precondition effects serviceQuality
timeRespond availability…
B abtract machine OPERATIONS
oo serviceName(in1,in2)=
PRE P THEN
S END;
ServiceQuality = …