CHƯƠNG 4 MÔ PHỎNG ĐÁM MÂY BẰNG OPENNEBULA VÀ
4.2. Kết quả mô phỏng đám mây Stratuslab/OpenNebula
4.2.1. Mô phỏng đám mây OpenNebula
Mô phỏng đã thực hiện thành công các công việc đã đề ra ở trên. Một vài hình ảnh mô phỏng xử dụng OpenNebula:
Hình 25. Hình liệt kê các hai nút và một máy ảo trong mô phỏng.
Trong hình 25 có thể nhìn thấy hệ thống sử dụng một mạng ảo là TLAN chạy nối thông qua card mạng chính của máy Front-end là eth0. Có hai nút được thêm vào Front-end là 123.30.191.10/13 và đều ở trạng thái bật. Một máy ảo chạy ttylinux nằm trên máy vật lý 123.30.191.13.
Hình 26. Giao diện quản lý đồ họa Sunstone của OpenNebula (1)
Hình 27. Giao diện quản lý đồ họa Sunstone của OpenNebula (2)
Hình 28. Giao diện quản lý đồ họa Sunstone của OpenNebula (3)
Hình 29. Phần giám sát tài nguyên trong Sunstone của OpenNebula
4.2.2. Mô phỏng đám mây Stratuslab
Trong cả hai phần mô phỏng OpenNebula và Stratuslab mô phỏng chạy giải thuật Map-Reduce trên nhiều máy được thực hiện bằng cách nhân bản các nút của Hadoop. Cài Hadoop trên một nút ảo, chụp ảnh nút đó, các nút còn lại được tạo lại từ ảnh đó, sau đó cấu hình lại địa chỉ, tên và cấu hình Hadoop (sửa file hdfs.conf). Sau đó thực hiện giải thuật Map-reduce như bình thường chạy trên các nút vật lý.
Một vài hình ảnh mô phỏng xử dụng Stratuslab:
Hình 30. Giao diện trang giám sát các nút của Stratuslab
Hình 31. Giao diện trang giám sát chi tiết một nút
4.2.3. So sánh với các hệ thống khác
Trong hệ thống mã nguồn mở cho phép tạo ra đám mây IaaS ngoài OpenNebula còn có nhiều bộ công cụ khác trong đó nổi lên là OpenStack và
Ecalyptus, trong khuôn khổ tài liệu này tác giả không đi vào chi tiết so sánh các sản phẩm đó. Tuy nhiên với quá trình nghiên cứu và trải nghiệm một số sản phẩm thương mại như Vmware, XenCitrix. Tác giả cũng xin đưa thêm một số hình ảnh tham khảo nền tảng ảo hóa sử dụng Vmware (sản phẩm thương mại). Để có cái nhìn tổng thể hơn về các sản phẩm, các bộ công cụ phổ biến hiện nay. Đây là hình ảnh hệ thống ảo hóa sử dụng 4 máy chủ tại cơ quan nơi tác giả công tác, hệ thống này do tác giả đề xuất và xây dựng. Hệ thống chạy đường gần một năm (xem Uptime ở hình 24).
Hình 32. Giao diện trang giám sát chi tiết một nút
Hình 33. Hình ảnh tổng hợp hàng trăm máy ảo trên 4 máy vật lý, 16 đường mạng 1Gb/s, 8 đường cáp quang 4Gb/s nối một tủ đĩa 16 TB.
Về mặt giao diện, tính năng, tiện ích hiện tại các sản phẩm mã mở vẫn còn tương đối cách xa với các sản phẩm thương mại trên thì trường. Nhưng ngược lại sản phẩm mã mở có lợi thế vô cùng lớn là người dùng có thể tùy biến theo mục đích sử dụng của mình rất phù hợp cho việc nghiên cứu và tự phát triển thương mại hóa. Đây cũng là một điểm mấu trốt mà luận văn trọn OpenNebula và Stratuslab để nghiên cứu. OpenNebula và Stratuslab cũng còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu và phát triển thêm.
4.2.4. Quy trình tạo ảnh một nút trên lưới sử dụng hạ tầng điện toán đám mây
Một trong các mục tiêu ban đầu của luận văn và cũng là một bước quan trọng để triển khai các nút ảo hóa một cách nhanh chóng là việc tạo và triển khai các ảnh ứng dụng trên đám mây.
Về cơ bản các bước để tạo ảnh một nút lưới được thực hiện như sau:
- Tạo một nút là một máy ảo trên đám mây
- triển khai và cấu hình công cụ của nút lưới trên nút vừa tạo như làm với nút lưới vật lý, tương tự như sử dụng Hadoop trong mô phỏng. Ví dụ triển khai GT5, gLite, ...
- Sau khi cấu hình và tinh chỉnh hệ thống kết nối vào lưới thành công, tiến hành chụp ảnh máy ảo đó nhờ tiện ích của nền tảng ảo hóa và công cụ của đám mây.
- Tạo các nút mới bằng cách nhân bản từ ảnh máy ảo đã tạo (thông thường ảnh sẽ được lưu trên nguồn ảnh)
- Cấu hình lại các nút vừa tạo để kết nối vào lưới.
- Kiểm tra nút mới trên lưới Ƣu điểm:
- Triển khai nút lưới nhanh hơn thông thường vì thời gian nhân bản và cấu hình một nút nhanh, không phải triển khai lại một nút từ đầu.
- Triển khai nhanh và mềm dẻo các nút của lưới Hạn chế:
- Chưa triển khai được một các tự động khi lưới có yêu cầu thêm máy vì vẫn có các thao tác thủ công.
Đề xuất:
- Đề xuất có thể viết chương trình (tùy theo lưới) để khi cài một nút, nút đó sẽ tự động cấu hình và kết nối vào lưới.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Chương này đã thực hiện mô phỏng đám mây và khả năng triển khai các nút của đám mây, triển khai các máy ảo và các tính năng khác phục vụ việc triển khai dịch vụ trên đám mây. Các kết quả cũng cho thấy việc tăng cường hạ tầng bằng ảo hóa và điện toán đám mây là khả thi. Do đó có thể áp dụng được cho lưới . Tuy nhiên thì vẫn còn nhiều hạn chế về mặt tiện ích, cần phải hoàn thiện thêm. Luận văn cũng đã mô phỏng cụ thể việc triển khai việc tính toán song song trên các nút ảo của lưới sử dụng hai nút cài đặt Hadoop và chạy map-reduce trong Hadoop. Ảo hóa cho thấy tính ưu việt trong việc triển khai và duy trì sự độ sẵn sàng của hạ tầng.