4.1.1. Mô hình triển khai thực nghiệm
Trên cơ sở mô hình đã được đề xuất ở chương 3, để triển khai theo đúng mô hình đã đề ra cần phải tiến hành:
• Xây dựng kho cơ sở dữ liệu tập trung
• Xây dựng lớp giao tiếp trung gian
• Xây dựng ít nhất 2 hệ thống LMS và 2 hệ thống LCMS độc lập với nhau
• Tiến hành kiểm tra hoạt động của mô hình
Tuy nhiên, trong giai đoạn triển khai ban đầu này, với mục đích thử nghiệm mô hình chia sẻ nội dung động đã đề xuất ở chương 3, chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo cách sau: Trên cơ sở một phần mềm đào tạo điện tử sẵn có, chúng tôi sẽ tiến hành phân tách, bổ sung các môđun để tạo ra hai phân hệ LMS và LCMS độc lập theo nghĩa chúng sẽ chạy trên hai hệ thống khác nhau và việc trao đổi, tương tác giữa hai phân hệ này sẽ được thực hiện thông qua một lớp giao tiếp trung gian và lớp giao tiếp này cũng sẽ có nhiệm vụ quản lý cấu trúc dữ liệu của hệ thống.
thông tin có liên quan đến các khóa học. Thông qua phân hệ LMS, học viên sẽ truy cập đến các nội dung bài giảng.
Sở dĩ chúng tôi lựa chọn giải pháp thực nghiệm này bởi các lý do sau:
• Việc xây dựng từ đầu 2 hệ LMS và LCMS để phục vụ thực nghiệm là một việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức mà phạm vi của một luận văn không cho phép.
• Trong đa số các hệ đào tạo điện tử hiện thường rất phân biệt rõ ràng hai phân hệ LMS và LCMS. Các thống kê cho thấy đến 80% các hệ đào tạo điện tử thực chất là các hệ LCMS có thêm tính năng LMS
• Có thể tận dụng mô hình tổ chức dữ liệu của hệ thống sẵn có để làm mô hình cho hệ thống lưu trữ trung tâm
4.1.2. Nội dung thực nghiệm
Với mô hình thực nghiệm đã đề xuất ở trên, chúng tôi sử dụng hệ thống đào tạo điện tử nguồn mở Moodle làm đối tượng xây dựng mô hình thực nghiệm. Lựa chọn này xuất phát từ lý do:
• Moodle là hệ đào tạo điện tử nguồn mở do đó việc tiếp cận với mã nguồn và tài liệu thiết kế sẽ thuận lợi
• Moodle đã được triển khai sử dụng tại trường đại học Công nghệ do đó chúng chúng tôi đã có những kinh nghiệm nhất định đối với hệ thống này. Mặt khác việc thử nghiệm thành công trên hệ thống này cũng sẽ mang lại cho hệ thống những tính năng mới có thể triển khai trong thực tế tại trường như khả năng cho phép quản lý tập trung nội dung một số môn học mà hiện nay đang được quản lý bởi nhiều giáo viên khác nhau dẫn đến việc cùng một môn học nhưng nội dung không thống nhất hoặc bị quản lý trùng lặp.
• Moodle có kiến trúc môđun hóa tốt, đặc điểm này xuất phát từ việc moodle là phần mềm nguồn mở do đó môđun hóa sẽ giúp các môđun có thể được phát triển độc lập bởi nhiều đội phát triển khác nhau.
Hình 4.1 Mô hình hiện tại của Moodle
Trên cơ sở mô hình hiện thời của hệ thống, chúng tôi đã tiến hành:
• Nghiên cứu các nhằm xác định những thành phần nào là không thay đổi khi một khóa học được tái sử dụng lại, những thành phần nào là thay đổi và khác nhau cho mỗi khóa học. Việc tìm hiểu này sẽ phục vụ cho công việc phân tách ở bước tiếp theo
• Phân tách các môđun có chức năng LMS và kết hợp chúng để tạo thành một phần mềm LMS riêng
• Phân tách các môđun có chức năng LCMS và kết hợp chúng thành một phần mềm LCMS riêng
•
LCMS ( phần này được chuyển sang các phân hệ tương ứng) và một phần còn lại chứa các thông tin về các khóa học, các bài giảng được tổ chức lại thành CSDL trung tâm
• Tổ chức phân tách và bổ sung các môđun nhằm xây dựng một lớp giao tiếp trung gian phục vụ việc giao tiếp giữa LMS, LCMS với cơ sở dữ liệu trung tâm
Hình 4.2 Mô hình sau khi phân tách và bổ sung lớp trung gian