Kiến trúc tổng thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp truyền thông điệp trong thương mại điện tử ứng dụng xây dựng mạng kinh doanh điện tử cho một số doanh nghiệp quy mô lớn thuộc Bộ Công thương (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG ĐIỆP TIÊN TIẾN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

2.5 Giải pháp truyền thông điệp Microsoft – Biztalk Server

2.5.2 Kiến trúc tổng thể

Kiến trúc BizTalk được xây dựng nhằm cung cấp các giải pháp để giải quyết 3 vấn đề lớn sau:

- Kết nối các ứng dụng khác nhau đang được sử dụng trong một doanh nghiệp hay một tổ chức (EAI – Enterprise Application Integration).

Chức năng này có thể được cung cấp như một dịch vụ áp dụng cho nhiều doanh nghiệp – kiến trúc hướng dịch vụ (SOA - Service-oriented Architecture).

- Kết nối các ứng dụng khác nhau giữa các doanh nghiệp, tổ chức khác nhau (B2B - Business-to-Business Integration).

- Hỗ trợ việc tự động hóa quy trình kinh doanh và quản lý quy trình kinh doanh.

Kết hợp các hệ thống khác nhau vào các quy trình kinh doanh có hiệu quả là một vấn đề phức tạp và đầy thách thức. “BizTalk” đưa ra một loạt công nghệ nhằm

đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp, hình vẽ dưới đây sẽ minh họa các thành phần chính của sản phẩm:

Enterprise Single Sign-On Business

Activity Services

Health and Activity Tracking Business

Activity Monitoring

Business Rules Engine

BizTalk Server 2006 Engine Orchestration

Messaging Information Worker

Technologies

Hình 2.16: Kiến trúc của BizTalk Server. [9]

Như hình minh họa ở trên ta có thể thấy ngay trái tim của hệ thống chính là bộ phận “BizTalk Server 2006 Engine”. Bộ phận này bao gồm hai thành phần chính:

- Thành phần thông điệp (Messaging): cung cấp khả năng giao tiếp với một loạt các phần mềm khác nhau, mỗi phần gồm một tập hợp các Adapter. Mỗi một adapter có thể được cài đặt một công nghệ giao tiếp, trao đổi dữ liệu riêng. Ví dụ như các dịch vụ Web, hoặc trao đổi trong các ứng dụng cụ thể, như là SAP ERP. Dựa vào bộ điều hợp cho các cách giao tiếp khác nhau, công cụ có thể hỗ trợ nhiều giao thức và các định dạng dữ liệu bao gồm các dịch vụ WEB và các nhiều loại dịch vụ khác.

- Thành phần kịch bản (Orchestration): Hỗ trợ cho việc tạo ra và chạy các quy trình được định nghĩa sinh động. Được xây dựng trên đỉnh của các thành phần thông điệp (Messaging) của công cụ, các kịch bản mô tả tất cả hoặc một phần của quy trình kinh doanh một cách logic.

Ngoài ra một số công nghệ khác cũng có thể được sử dụng phối hợp, bao gồm:

- Business Rule Engine - BRE: Công cụ thiết lập quy tắc kinh doanh.

- Health and Activity Tracking: Công cụ cho phép người phát triển và quản trị có thể theo dõi kịch bản chạy;

- Enterprise Single Sign-on: Đăng nhập một lần. Cơ sở cung cấp khả năng xác thực thông tin khi ánh xạ thông tin giữa hệ thống Windows và không phải là Windows.

Mục tiêu ban đầu của “BizTalk” là giám sát hoạt động kinh doanh, điều mà kỹ sư CNTT cần sử dụng để giám sát quá trình kinh doanh đang hoạt động. Thông tin hiện thị theo dõi thuộc lĩnh vực kinh doanh chứ không phải thuật ngữ kỹ thuật. Trên nền tảng đó, “BizTalk” 2006 cung cấp một nhóm các công nghệ giúp định hướng kinh doanh cho người dùng. Các công nghệ bao gồm:

- Business Activity Monitoring - BAM: Công cụ cho phép người vận hành có thể giám sát quá trình vận hành của quy trình kinh doanh. Thông tin được hiển thị theo thuật ngữ kinh doanh chứ không phải thuật ngữ kỹ thuật. Chính điều này giúp người kinh doanh có thể trực tiếp vận hành hệ thống.

- Business Activity Services - BAS: Giúp cho người phát triển có thể thiết lập và quản lý các tương tác với các đối tác thương mại.

Hiện nay, đa phần các quy trình kinh doanh hiện đại phụ thuộc ít nhất vào một phần của phần mềm. Trong khi một trong số các quy trình lại được hỗ trợ bởi một hay nhiều ứng dụng đơn lẻ, nhiều quy trình lại dựa trên hệ thống phần mềm đa dạng. Các phần mềm hiện tại của tổ chức, doanh nghiệp lại ở tình trạng:

- Những phần mềm được tạo ra ở những thời điểm khác nhau, dẫn đến không đồng nhất, chắp vá, dư thừa thông tin.

- Những phần mềm được viết trên nền tảng khác nhau và sử dụng các công nghệ khác nhau. Điều này dẫn đến việc khó khăn trong việc tích hợp hệ thống và giao tiếp các hệ thống với nhau.

Vậy mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp tự động hóa quá trình kinh doanh là phải liên kết các hệ thống đa dạng này lại với nhau. Có nhiều cách của mục tiêu tự động hóa như: Tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA), quản lý quá trình kinh doanh (BPM) và những tên gọi khác. Nhưng dù gọi theo cách nào đi chăng nữa thì luôn có hai kịch bản quan trọng cho việc tích hợp ứng dụng.

- Một là: Kết nối các ứng dụng trong một doanh nghiệp duy nhất, thường được gọi là tích hợp ứng dụng doanh nghiệp(EAI);

- Hai là: Tích hợp doanh nghiệp với doanh nghiệp(B2B), kết nối các ứng dụng trong các doanh nghiệp khác nhau.

2.5.2.1 Tích hợp Enterprise Application Integration (EAI)

Một ví dụ đơn giản cho việc xử lý của lõi BizTalk áp dụng cho vấn đề EAI.

Trong kịch bản này,một ứng dụng kiểm kê có thể chạy trên máy chủ IBM (Các mặt hàng trong kho còn ít mà các yêu cầu đặt hàng lại nhiều hơn lượng hàng).

ERP Application Inventory

Application

Fulfillment Application BizTalk Server 2006 Engine

Orchestration

Messaging 1) Send

order request

2) Request

PO 3) Return

PO

4) Place order

Hình 2.17: Xử lý của BizTalk trong vấn đề EAI. [9]

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Yêu cầu này ban đầu được gửi đến một kịch bản của BizTalk Server;

- Bước 2: Đưa đơn đặt hàng đến ứng dụng ERP của doanh nghiệp;

- Bước 3: Ứng dụng ERP (có thể chạy trên hệ điều hành khác, ví dụ UNIX) kiểm tra và gửi lại yêu cầu đơn đặt hàng;

- Bước 4: Kịch bản BizTalk Server gửi yêu cầu đến một ứng dụng thực hiện. Ứng dụng thực hiện này có thể chạy trên Windows bằng cách sử dụng Net Framework và hoàn thành đơn đặt hàng.

Như vậy, trong ví dụ trên mỗi ứng dụng sử dụng một cách giao thức khác nhau.

Theo đó, các thành phần thông điệp của “BizTalk” phải có khả năng giao tiếp với mỗi ứng dụng với phong cách giao tiếp tự nhiên của nó. Ngoài ra, không có một ứng dụng đơn lẻ nào là phù hợp với một quy trình kinh doanh hoàn chỉnh. Các yêu cầu đưa ra phải phối hợp các phần mềm để có thể thực hiện một kịch bản của “BizTalk”.

2.5.2.2 Tích hợp Business-to-Business(B2B)

Kết nối các ứng dụng trong một tổ chức là rất quan trọng, nhưng việc kết nối các ứng dụng rời rạc của các doanh nghiệp ít nhất cũng tạo ra giá trị nhất định. Dưới đây là một ví dụ cho việc kết nối đơn giản các ứng dụng của doanh nghiệp với doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp mua hàng chạy một kịch bản “BizTalk”

tương tác với hai nhà cung cấp, nhà cung cấp A sử dụng “BizTalk” truy cập gián tiếp vào hệ thống của doanh nghiệp mua hàng, nhà cung cấp B sử dụng nền tảng tích hợp của hãng khác kết nối với doanh nghiệp mua hàng thông qua các WebService.

Supplier B

BizTalk Server 2006 Engine

BizTalk Server 2006 Engine Other Integration Platform

Supplier A

Purchasing Application

ERP Application Supply

Application

Hình 2.18: Mô hình tích hợp B2B. [9]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp truyền thông điệp trong thương mại điện tử ứng dụng xây dựng mạng kinh doanh điện tử cho một số doanh nghiệp quy mô lớn thuộc Bộ Công thương (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)