Xây dựng ứng dụng bản đồ Web để tra cứu dịch vụ GIS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến trúc của một hệ thống GIS phân tán 001 (Trang 50 - 56)

CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT, CHẠY THỬ NGHIỆM

3.4. Xây dựng ứng dụng bản đồ Web để tra cứu dịch vụ GIS

Cuối cùng là bước xây dựng ứng dụng hiển thị và tra cứu thông tin về thửa đất thông qua dịch vụ GIS đã được xuất bản ở trên. Thư viện ArcGIS API for Javascript được dùng cho việc lập trình. Đây là API khá dễ sử dụng, cung cấp đầy đủ công cụ để xây dựng Web GIS hoàn chỉnh với các chức năng như phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển bản đồ, tra cứu thông tin thuộc tính của đối tượng đồ họa…

Trước tiên người lập trình cần biết thông tin đầy đủ của dịch vụ GIS vừa được xuất bản để xem các thông tin cần thiết. Phần mềm ArcGIS for Server cung cấp mục Service Directory để thỏa mãn điều đó. Trang thông tin về dịch vụ bản đồ cũng cấp khá đầy đủ các thông tin cần thiết cho lập trình viên để có thể thao tác với dịch vụ. Ta

có thể tìm thấy thông tin về hệ qui chiếu, bao đóng (extent), các trường thuộc tính…

Giao diện của trang thông tin đó như hình 3.8 dưới đây:

Hình 3.8: Trang thông tin của dịch vụ GIS

Tiếp theo thực hiện việc lập trình ứng dụng sử dụng thư viện ArcGIS API for Javascript. Trọng tâm của ứng dụng là tệp index.html. Phần mã nguồn sau thực hiện việc khai báo thư viện ArcGIS API for Javascript cho máy khách khi truy cập bằng trình duyệt sẽ thực hiện việc kéo về:

<script src="http://js.arcgis.com/3.8/"></script>

Tiếp theo là phần miêu tả về bản đồ cần hiển thị trên ứng dụng. Ở đây giá vẽ (canvas) của bản đồ là đối tượng mapDiv. Bản đồ ban đầu được hiển thị với tọa độ tâm

(105.848, 21.02), độ phóng to là 17, bản đồ nền dạng lai (ảnh vệ tinh và đường xá xen kẽ), đồng thời ứng dụng cho phép tra cứu thông tin đồ họa:

var map = new Map("mapDiv", { center: [105.848, 21.027], zoom: 17,

basemap: "hybrid", infoWindow: infoWindow });

Tiếp theo là phần mã nguồn định nghĩa thông tin trường nào được hiển thị trong cửa sổ tra cứu. Ở đây là các thông tin về Địa chỉ, Tên chủ sở hữu, Diện tích và Diện tích sử dụng:

var template = new InfoTemplate();

template.setTitle("<b>Parcel Info</b>");

template.setContent( "<b>Address: </b>${Address:StringFormat}<br/>"

+ "<b>Owner: </b>${Owner:StringFormat}<br/>"

+ "<b>Parcel Area: </b>${Parcel_Area:NumberFormat}<br/>"

+ "<b>Usage Area: </b>${Usage_Area:NumberFormat}");

Cuối cùng là phần khai báo đường dẫn (url) của dịch vụ GIS cần hiển thị và tra cứu thông tin:

var featureLayer = new

FeatureLayer("http://localhost/arcgis/rest/services/Hosted/Parcels/FeatureServer/0 ",{

infoTemplate: template, outFields: ["*"]

});

map.addLayer(featureLayer);

Trong quá trình lập trình, ứng dụng cũng được cài đặt trực tiếp trên máy chủ Web để tiện cho việc chạy thử. Khi chạy trên trình duyệt Web thì ứng dụng có giao diện như các hình 3.9 và 3.10 dưới đây:

Hình 3.9: Giao điện ứng dụng Web bản đồ

Hình 3.10: Tra cứu thông tin thửa đất

3.5. Đánh giá

Các bước cài đặt và thực thi sử dụng nền tảng của một hệ thống phần mềm thương mại như ArcGIS có ưu điểm là khá dễ dàng trong triển khai. ArcGIS hỗ trợ rất tốt từ cài đặt cho đến việc cung cấp các tính năng trong việc quản trị, thực thi các chức năng trong hệ thống, thậm chí là cả việc phát triển ứng dụng cho người dùng cuối. Người triển khai sẽ được giảm rất nhiều thời gian quí báu, đảm bảo tiến độ thi công đúng thời gian mà chất lượng công trình vẫn được bảo đảm. Tính mở rộng, mềm dẻo của hệ thống phần mềm ArcGIS cũng đảm bảo cho việc nâng cấp các chức năng của hệ thống sau này. Giao diện sử dụng cũng thân thiện nên không tốn nhiều thời gian cho người dùng khi sử dụng. Tuy nhiên có nhược điểm là sẽ tốn chi phí để mua bản quyền sử dụng. Mặt khác là giao diện của các phần mềm chưa có ngôn ngữ tiếng Anh nên sẽ gây khó khăn đôi chút cho người dùng cuối.

Nhìn chung, việc cài đặt và thực thi tuy chỉ cho thấy tính khả thi của một vài chức năng chính của mô hình GIS phân tán nhưng cũng hứa hẹn cho thấy ít nhất có thế áp dụng cho việc triển khai một hệ thống GIS phân tán cấp nhỏ đến vừa (về cả qui mô triển khai lẫn số lượng chức năng).

KẾT LUẬN

Ngày nay, việc triển khai hệ thống thông tin địa lý cho một tổ chức lớn có nhiều phân hệ rải rác mà có nhu cầu về trao đổi, chia sẽ dữ liệu không gian đang được quan tâm và có những bước phát triển mạnh. Ở Việt Nam quả thực hiện chưa thấy xuất hiện một hệ thống thông tin địa lý phân tán nổi bật nhưng đó là xu hướng tất yếu cần phải có. Bởi vậy việc nghiên cứu tìm ra mô hình hợp lý, cách triển khai hiệu quả đóng vai trò quan trọng.

Thực hiện đề tài “Kiến trúc của một hệ thống GIS phân tán”, tác giả đã giới được các khái niệm tổng quan, các phép toán, ứng dụng của GIS, Web GIS. Nghiên cứu các mô hình tổ chức dữ liệu do dữ liệu của hệ thống GIS phân tán. Tác giả cũng tìm hiểu các công nghệ cài đặt, tìm tòi dữ liệu xây dựng một vài chức năng cần có của hệ thống GIS phân tán. Cụ thể là tác giả đã thực hiện mô phỏng việc chia sẻ dữ liệu từ cơ quan có dữ liệu thửa đất đến các cơ quan ngang cấp, cũng như cho cả người dân có thể tra cứu. Tuy nhiên, xác định đây là việc làm khá khó khăn nên tác giả cũng dựa nhiều vào phần mềm thượng mại, cụ thể ở đây là hệ thống phần mềm ArcGIS, để xây dựng các chức năng. Do vậy cũng hạn chế nhiều trong việc đi sâu vào tìm hiểu các ngóc ngách kỹ thuật của các công việc đã thực hiện. Cái tác giả thu được ở đây là đã hiểu được hai cơ chế tạo bản sao (versioning) và chia sẻ dữ liệu không gian qua dịch vụ Web dạng GeoData vốn rất hữu ích cho việc quản lý dữ liệu không gian trong một tổ chức GIS phân tán. Tác giả cũng biết được cách tạo được ứng dụng Web GIS phục vụ cho như cầu tra cứu qua trình duyệt Web.

Hướng đi tiếp theo của đề tài là từng bước tìm cách tối ưu mô hình, xây dựng thêm các chức năng để hoàn thiện hệ thống. Hiện tại trong luận văn chỉ để cập đến việc phân tán theo các cơ quan có chức vụ riêng biệt. Do vậy việc chồng lấp bản đồ có sự tham gia của dữ liệu không gian của các bên là khá dễ dàng. Trong tương lai, tác giả sẽ tìm hiểu thêm về việc phân tán cả theo các cơ quan có sự chồng chéo trong công việc. Khi đó sẽ đòi hỏi nhiều thách thức hơn.

Tác giả cũng mong muốn trong tương lai không xa có thể đưa được những gì đã nghiên cứu, tìm hiểu vào việc xây dựng một hệ thống GIS phân tán thực sự nhằm giúp ích cho xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nói chung và ngành công nghệ thông tin nói riêng, tác giả tin rằng mong muốn đó có khả năng sẽ thành hiện thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến trúc của một hệ thống GIS phân tán 001 (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)