Các thiết bị ghép kênh đƣợc sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức và ứng dụng công nghệ này vào cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo tại bưu điện Hà Nội (Trang 97 - 103)

CHƯƠNG 3: CUNG CẤP DỊCH VỤ VPN MPLS TẠI BĐHN

3.1.2. Các thiết bị đƣợc sử dụng trong mạng

3.1.2.2. Các thiết bị ghép kênh đƣợc sử dụng

Các thiết bị ghép kênh được sử dụng trong mạng Internet của Bưu điện Hà Nội chủ yếu là các thiết bị ghép kênh truy nhập các đường thuê bao số (Digital Subscriber Line Access Multiplexer: DSLAM). Chức năng chủ yếu là cung cấp các giao diện đường dây thuê bao số xDSL kết nối để truyền số liệu tới khách hàng thông qua các đôi cáp đồng thông thường và ghép các kênh số liệu của khách hàng với các kênh số liệu từ các DSLAM phía dưới vào một giao diện duy nhất kết nối trực tiếp lên thiết bị ERX hoặc thông qua các DSLAM phía trên. Các giao diện hướng lên chủ yếu sử dụng công nghệ ATM. Ưu điểm của việc sử dụng các ATM DSLAM là có thể sử dụng được QoS sẵn có của ATM, nhưng nhược điểm là băng thông cho phép tối đa là một luồng STM-1 với 155 Mbps. Một số DSLAM mới đưa vào sử dụng có giao diện kết nối hướng lên sử dụng các đường Ethernet quang có băng thông 1Gbps, tuy nhiên, do Bưu điện Hà Nội chưa cung cấp dịch vụ

BGP/MPLS VPN với các thiết bị này nên chúng ta không xem xét đến chúng ở luận văn này. Hiện các thiết bị ATM DSLAM đang sử dụng thuộc nhiều hãng khác nhau như Siemens, ZTE, Huawei, Tylin, Alcatel ...

a) Các thiết bị DSLAM của Siemens

Bưu điện Hà Nội có sử dụng ba dòng thiết bị DSLAM của Siemens là Mini DSLAM, Standard DSLAM và M200. Cả 3 loại này đều có cấu trúc module với 01 rack chính có chứa các BUS liên kết và các khe để cắm các mudule trong đó có 01 khe cố định dành cho card CLU điều khiển, một số khe để cắm các card SU thuê bao và một số khe để cắm các card spliter POSU.

Cả 3 loại DSLAM này đều sử dụng chung các loại card điều khiển. Card điều khiển đồng thời cũng có chức năng kết nối hướng lên với 01 giao diện quang STM- 1 hoặc 01 giao diện nxE1 (tối đa 8 luồng). Riêng card điều khiển CLUInterlink ngoài 01 giao diện quang STM-1 hướng lên còn có 01 giao diện quang STM-1 hướng xuống kết nối đến các DSLAM phía dưới.

DSLAM M200 sử dụng các card SUADSL và POSU 64 thuê bao. Mini DSLAM và Standard DSLAM sử dụng các card SUADSL, SUSHDSL và POSU 32 thuê bao. DSLAM Standard ngoài ra còn có thể sử dụng các card truyền dẫn để tạo các kết nối truyền dẫn broadband hướng xuống các DSLAM phía dưới gồm card SUSTM-1 với 02 giao diện quang STM-1, SUIMAE1 với 02 giao diện nxE1 (mỗi giao diện tối đa 8 luồng n<=8).

Thiết bị Mini DSLAM

Hình 3.2: Thiết bị Mini DSLAM của Siemens

Thiết bị Mini DSLAM được sử dụng trong mạng ADSL của Bưu điện Hà nội thuộc dòng sản phẩm Mini DSLAM S50010-F1058-A1 của Siemens. Nó bao gồm 6 khe cắm theo chiều ngang bao gồm :

 01 khe dành cho card điều khiển

 03 khe dành cho card SU 32 thuê bao DSL

 02 khe dành cho card spliter

Hình 3.3: Các module của Mini DSLAM Thiết bị Standard DSLAM

Standard DSLAM là Subrack loại lớn với 16 khe cắm theo chiều dọc trong đó có:

 01 khe dành cho card điều khiển đồng thời có giao diện kết nối hướng lên trên mạng.

 15 khe còn lại có thể cắm tùy chọn các card SU 32 thuê bao hoặc các card truyền dẫn để tạo các kết nối broadband xuống các DSLAM phía bên dưới.

 01 subrack riêng cũng có 16 khe cắm dọc để cắm các card splitter ghép tín hiệu thoại và tín hiệu ADSL cho các giao diện của các card SUADSL được cắm ở các khe tương ứng trên rack chính.

Hình 3.4: Giao diện Standard DSLAM của Siemens

Dung lượng của loại thiết bị này là 16x32 = 512 thuê bao. Tuy nhiên, để tiết kiệm các đường truyền dẫn, mạng của Bưu điện TP Hà Nội có mô hình cây nhiều mức, các DSLAM loại này thường được đặt ở các nút giữa nên có một số khe của các DSLAM này thường được dùng để cắm các card truyền dẫn tạo các giao diện hướng xuống các DSLAM phía dưới.

Thiết bị DSLAM M200:

Hình 3.5: Giao diện DSLAM M200 của Siemens

Thiết bị M200 cũng giống như thiết bị Mini DSLAM hay Standard DSLAM nhưng có dung lượng 256 thuê bao, tương ứng với 4 card 64 cổng. Card điều khiển dùng truyền dẫn quang STM1 với tốc độ 155Mbps

b) Các thiết bị DSLAM của Huawei

Hiện nay Bưu điện Hà nội sử dụng duy nhất một loại DSLAM của Huawei là MA5100 có giao diện hướng lên là 1 luồng STM1 155Mbps. Dung lượng tối đa là 4 shelf với mỗi shelf tối đa cũng là 512 thuê bao trên 16 card. Mỗi shelf có dung lượng tương ứng như một DSLAM standard của Siemens nhưng có thể kế nối 4 shelf với nhau qua cáp internal.

Hình 3.6: Giao diện DSLAM của Huawei c) Các thiết bị DSLAM của Tylin

Thiết bị DSLAM của Tylin có giao diện hướng xuống khách hàng là các đường thuê bao số ADSL. Có thể kết nối internal tối đa 02 Subrack trên một DSLAM với tối đa có 07 card thuê bao, mỗi card có 16 thuê bao. Các giao diện hướng lên sử dụng một group 8 luồng E1 tốc độ tối đa 16Mbps

Hình 3.7: Giao diện DSLAM của Tylin

d) Các thiết bị DSLAM ZXDSL của ZTE và V5.2 của Alcatel

Bên cạnh các loại thiết bị chủ yếu là của Siemens, Huawei và Tylin, hiện nay Bưu điện Hà Nội cũng đồng thời sử dụng 01 thiết bị DSLAM của ZTE và 02 thiết bị V5.2 của Alcatel.

Thiết bị DSLAM của ZTE có dung lượng 192 thuê bao ADSL (tương ứng 6 card thuê bao ADSL), được kết nối hướng lên qua luồng STM-1 .

Hình 3.8: Giao diện DSLAM của ZTE

Thiết bị V5.2 là thiết bị tích hợp tổng đài và DSLAM, tiện lợi cho việc xây dựng và quản lý thiết bị cho những ISP đồng thời là nhà cung dịch vụ điện thoại như Bưu điện Hà Nội. Tuy nhiên, do mạng lưới tổng đài của Bưu điện Hà Nội đã phát triển gần như hoàn thiện, việc cung cấp dịch vụ Internet trên nền công nghệ xDSL được bổ sung sau đó nên loại thiết bị này không được sử dụng nhiều và thiết bị này có một nhược điểm nữa là không quản lý được từ xa. Hiện chỉ có 02 thiết bị V5.2 được sử dụng với dung lượng 32 thuê bao ADSL.

e) So sánh giữa các thiết bị của các hãng

Qua thời gian khai thác sử dụng các loại thiết bị DSLAM của các hãng, học viên có một số nhận xét như sau:

Hãng Kỹ thuật Giá thành Xử lý sự cố

Siemens

- Hoạt động tương đối ổn định, có khả năng mở rộng dịch vụ mới, giao diện sử dụng thân thiện

- Giao diện dòng lệnh khó sử dụng

Cao - Khởi động lại thiết bị - Thay thiết bị

Huawei

- Hoạt động ổn định, có khả năng mở rộng dịch vụ mới, giao diện sử dụng ít thân thiện hơn của Siemens

- Giao diện dòng lệnh dễ sử dụng

Thấp hơn

Siemens - Thay thiết bị

Tylin

- Hoạt động ổn định, không có khả năng mở rộng dịch vụ mới, giao diện sử dụng ít thân thiện

- Giao diện dòng lệnh khó sử dụng

Thấp - Thay thiết bị

ZTE

- Hoạt động ổn định, không có khả năng mở rộng dịch vụ mới, giao diện sử dụng ít thân thiện

- Giao diện dòng lệnh khó sử dụng

Thấp - Thay thiết bị

Alcatel

- Hoạt động ổn định, không có khả năng mở rộng dịch vụ mới, không có giao diện quản lý

- Giao diện dòng lệnh khó sử dụng

Thấp - Thay thiết bị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức và ứng dụng công nghệ này vào cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo tại bưu điện Hà Nội (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)