Một số đặc điểm của công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực công nghệ để đảm bảo khả năng cạnh tranh bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

1.3. Một số đặc điểm của công nghệ

Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ là một sản phẩm nhưng là một sản phẩm đặc biệt. Do đó, ngoài những đặc trưng của sản phẩm thông thường, nó có những đặc trƣng mà chỉ công nghệ sản sinh ra sản phẩm mới có. Các đặc trƣng đó của công nghệ là: vòng đời và chu trình sống của công nghệ:

1.3.1. Vòng đời của các thành phần công nghệ:

- Vòng đời của vật tƣ - kỹ thuật (T): Quá trình hình thành các phần cứng của công nghệ bắt đầu từ nghiên cứu nhu cầu; thiết kế, chế tạo; sản xuất thử sau đó sản xuất hàng loạt; truyền bá; cuối cùng nó cũng đƣợc thay thế bởi công nghệ mới khi công nghệ này đi vào trạng thái bão hòa rồi giảm khả năng sinh lợi.

- Vòng đời của nhân lực khoa học công nghệ (H): Để có được con người có tri thức và kỹ năng về công nghệ, con người trải qua quá trình nuôi dưỡng; giáo dục; đào tạo, phát triển và nâng cao kiến thức, tay nghề. Một đời người trải qua nhiều công nghệ do đó học không kết thúc cùng công nghệ đó.

- Vòng đời của thông tin công nghệ (I): Vòng đời của thông tin bắt đầu là tìm kiếm thông tin thông qua việc phân tích, đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó; lựa chọn thông tin từ các nguồn thông tin khác nhau; tổ chức lưu trữ hoặc chế tạo các sản phẩm thông tin; sử dụng; phổ biến, cung ứng các dịch vụ thông tin (ngân hàng thông tin). Điều cần lưu ý ở đây là, một thông tin có thể dùng trong nhiều công nghệ.

- Vòng đời của tổ chức công nghệ (O): Tổ chức công nghệ hình thành bắt đầu từ việc nhận thức vấn đề; chuẩn bị (thiết kế) và thiết lập tổ chức; điều hành công việc;

hướng dẫn, thúc đẩy và cải tổ cho phù hợp với sự phát triển của các thành phần khác trong công nghệ.

1.3.2. Chu trình sống của công nghệ:

Chu trình sống của công nghệ mô tả quy luật phát triển khởi đầu, các giai đoạn phát triển và kết thúc của một công nghệ theo thời gian.

Phần cứng và phần mềm của công nghệ có chu trình sống khác nhau.

- Đối với công nghệ phần cứng:

+ Các công nghệ cứng (giá trị phần cứng của công nghệ chiếm ƣu thế) có chu trình sống tương tự các sản phẩm thông thường.

+ Xuất phát từ nhu cầu về một loại sản phẩm hoặc do một phát minh khoa học, nhiều ý đồ công nghệ sẽ nảy sinh, xong chỉ một ý đồ khả thi đƣợc sử dụng. Ý đồ về công nghệ trở thành công nghệ và được giao bán trên thị trường, đó là giai đoạn giới thiệu công nghệ. Trong giai đoạn này số người áp dụng công nghệ còn ít do giá thành công nghệ còn cao và khả năng rủi ro khi áp dụng công nghệ lớn.

+ Sau một thời gian, do kết quả sử dụng công nghệ, một số lớn người có nhu cầu sẽ mua công nghệ này tạo ra nhu cầu cao đối với công nghệ, đó là giai đoạn tăng trưởng của công nghệ. Tiếp theo là giai đoạn công nghệ chín muồi, hầu hết những người có nhu cầu đã áp dụng công nghệ, số lượng công nghệ bán được chỉ số những người ít vốn, chậm đổi mới. Cá nhà nghiên cứu và triển khai chuẩn bị xong các công nghệ mới thay thế công nghệ cũ ( Biểu đồ 1.1)

Sự phát triển

Lợi nhuận của công nghệ

Giới thiệu Tăng Bão hòa Suy vong

Biểu đồ 1.1: Chu trình sống công nghệ cứng

- Đối với các công nghệ phần mềm:

+ Khác với công nghệ phần cứng, công nghệ phần mềm (bao gồm bí quyết, phương pháp, lý thuyết, thông số…là chủ yếu) không bị suy tàn. Khi bắt đầu đưa ra thị trường, quá trình phát triển của nó tương tự công nghệ phần cứng. Sau đó, nhờ một loạt các hỗ trợ, giải quyết các nguyên nhân cản trở sự áp dụng công nghệ, các phần mềm thường có sự đột biến trong ứng dụng. Và cuối cùng, việc ứng dụng công nghệ sẽ dần dần ít đi, công nghệ đi vào gia đoạn bão hòa.

+ Có thể kết luận sự phát triển công nghệ phần mềm tuân theo quy luật hàm số mũ. Điều này không chỉ đúng với một công nghệ mà phù hợp với một nhóm công nghệ (các công nghệ dựa trên cùng một lý thuyết cơ bản).

1.3.3. Đổi mới công nghệ:

Đổi mới công nghệ là sự chủ động thay thế một phần đáng kể (cốt lõi, cơ bản) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác.

Do công nghệ luôn biến đổi trong chu trình sống của nó nên đổi mới công nghệ là nhu cầu tất yếu và hợp quy luật phát triển.

Để đổi mới công nghệ đạt hiệu quả. Phải xác định rõ mục tiêu và phù hợp hoàn cảnh. Sự thành công của đổi mới công nghệ gắn liền năng lực công nghệ. Khi nghiên cứu đổi mới phải chú ý ba khía cạnh nhất thiết phải có, liên quan đến sự tham gia của xã hội. Đó là: thứ nhất: Nhu cầu của xã hội; thứ hai: Các nguồn lực của xã hội; thứ 3: Đặc thù tình cảm của xã hội. Nếu thiếu một trong các yếu tố đó thì đổi mới công nghệ không có khả năng đƣợc áp dụng hay không có khả năng để thành công.

Nhu cầu của xã hội, bất luận nguồn gốc xuất phát từ đâu, thì điều quan trọng là có đủ số người cảm nhận thấy nhu cầu đó để tạo được một thị trường, để có thể đáp ứng.

Các nguồn lực của xã hội là điều có ý nghĩa không kém để cho việc áp dụng tiến bộ công nghệ thành công. Nhiều phát minh bị thất bại vì không có đủ nguồn lực (vốn, vật tư và con người có trình độ.v.v.) để áp dụng.

Đặc thù của xã hội là môi trường tiếp nhận các ý tưởng mới, một môi trường mà các nhóm người sẵn sàng xem xét sự áp dụng công nghệ mới một cách nghiêm túc, sự tồn tại của các nhóm người sẵn sàng khuyến khích các nhà phát minh và sử dụng các ý tưởng của họ là một yếu tố then chốt trong lịch sử công nghệ.

- Lựa chọn công nghệ để đổi mới:

Có bốn yếu tố để lựa chọn khi tiếp nhận công nghệ mới, đó là vốn, lao động, mức độ hiện đại và hàm lƣợng tri thức.

Ở các nước đang phát triển, với tiềm lực kinh tế và năng lực công nghệ còn hạn chế, chú trọng đến yếu tố vốn và lao động khi đổi mới công nghệ.

Trên biểu đồ 1.2 là hàm sản xuất với hai yếu tố vốn và lao động. Để sản xuất một lƣợng sản phẩm nhất định, với một trình độ công nghệ nhất định có nhiều công nghệ khác nhau.

V2

V1 B

A

0

Biểu đồ 1.2: Lựa chọn công nghệ ở các nước phát triển

Để sản xuất số lượng sản phẩm nhất định với chi phí tối ưu, người ta xác định đường đẳng chi phí thể hiện sự phối hợp giữa trình độ lao động và vốn. Nếu chọn công nghệ A.cần lƣợng vốn OV1 và số lao động là OL2. Khi chọn công nghệ B, tương ứng sẽ cần lượng vốn OV2 và số lao động là OL2.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ:

Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu một số lƣợng lớn các yếu tố tác động đến quá trình đổi mới công nghệ. Các yếu tố đó có thể chia thành hai nhóm:

 Nhóm các yếu tố từ phía cầu, bao gồm:

+ Các đặc điểm xã hội, tâm lý, nhu cầu kinh tế địa phương của người áp dụng công nghệ.

+ Quy mô đầu tƣ cần thiết cho công nghệ + Mức lợi nhuận đầu tƣ vào công nghệ + Tính thích ứng của công nghệ

+ Ƣu thế thấy rõ của công nghệ

+ Độ phức tạp và hiệu quả của sáng chế + Các đặc tính chất lƣợng của sáng chế

+ Tuổi thọ và tốc độ lỗi thời của thiết bị công nghệ + Tình trạng phát triển của toàn bộ nền kinh tế

+ Môi trường ra quyết định và các yếu tố tổ chức và chính trị có liên quan + Sống lượng người đã áp dụng sáng chế và số lượng người chưa áp dụng

 Nhóm các yếu tố từ phía cung (nguồn lực xã hội) bao gồm:

+ Năng lực công nghệ cơ sở + Năng lực công nghệ nghành + Năng lực công nghệ quốc gia

+ Chiến lược và đường lối chính sách Nhà nước - Công nghệ trong nước và công nghệ nhập khẩu:

Trong phạm vi thương mại quốc tế và công nghệ người ta quy ước: Công nghệ đƣợc tạo ra trong phạm vi quốc gai đƣợc gọi là công nghệ tự tạo hay “công nghệ trong nước”. Công nghệ có được tự nước ngoài gọi là “công nghệ nhập”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực công nghệ để đảm bảo khả năng cạnh tranh bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)