CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
2.3. Đánh giá về công tác QTRR trong quản lý thu chi tài chính tại BHXH Việt
Bảng 2.8. Đánh giá công tác QTRR trong quản lý thu chi tài chính tại BHXH VN
Hoạt động Ƣu điểm Nhƣợc điểm
Chung
- Hệ thống pháp lý về quản lý tài chính tại BHXH Việt Nam tương đối đầy đủ và đồng bộ.
- Hình thành quỹ tài chính BHXH tập trung và độc lập với NSNN.
- Pháp luật về BHXH còn một số nội dung quy định chƣa cụ thể.
- Chƣa có phòng ban, nhân sự chuyên trách xử lý rủi ro.
- BHXH chƣa xây dựng một quy trình quản trị rủi ro trong quản lý thu chi tài chính. Cụ thể:
+ Trong công tác nhận diện rủi ro, BHXH VN chƣa có một bộ hướng dẫn nhận diện rủi ro trong quản lý thu chi tài chính.
Những rủi ro có thể xảy đến đó
là rủi ro hoạt động (xảy ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ của cán bộ), rủi ro công nghệ, rủi ro thanh toán...
+ Trong công tác đánh giá rủi ro, BHXH cũng chƣa thực hiện đánh giá rủi ro mà mình gặp phải trong thời gian qua để có các kế hoạch, giải pháp hay lộ trình khắc phục.
+ BHXH cũng chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống các công cụ để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong quản lý thu chi tài chính.
+ Trong công tác hậu kiểm, BHXH cũng chƣa thực hiện đƣợc việc đánh giá công tác quản trị rủi ro của mình.
Thu
Việc thu BHXH đƣợc thực hiện an toàn qua hệ thống tài khoản thu BHXH.
Nguồn thu còn ít so với quy mô dân số.
Tình trạng nợ đọng tiền đóng BHXH cao
Chi Hình thức chi trả khá an toàn, đa dạng (qua 3 hình thức)
Việc chi trả các chế độ BHXH hàng tháng thông qua đại lý ở xã, phường do ràng buộc pháp lý chưa cao, nên tiềm ẩn yếu tố mất an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả; việc chi trả qua thẻ ATM triển khai còn hạn chế do cơ sở hạ tầng một số ngân hàng chƣa đƣợc mở diện rộng, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân
Nguồn: Tác giả (2018)
Nguyên nhân của những hạn chế:
a. Trình độ của cán bộ BHXH không được đồng đều.
Đặc điểm bộ máy hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam đƣợc tổ chức từ Trung Ương đến địa phương bao gồm BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, BHXH huyện. Do đó, đội ngũ cán bộ BHXH rất đông, trình độ không đƣợc đồng đều giữa các cán bộ trung ương và cán bộ địa phương hay giữa các địa phương với nhau.
Các cán bộ BHXH chưa được cập nhật thường xuyên việc thực hiện các quy trình, quy chế, trình độ tin học tăng cường cải cách thủ tục hành chính, tập huấn nghiệp vụ đối với các lĩnh vực trực tiếp liên quan đến người dân, lao động và doanh nghiệp nhằm hạn chế thấp nhất những phiền hà, giảm bớt giao dịch thủ công phiền phức cho người dân.
Ngoài ra, vẫn còn tồn tại một bộ phận nhỏ các cán bộ BHXH chƣa thực sự mẫn cán với nghề, làm việc còn thụ động chƣa năng động sáng tạo, đôi khi còn lơ là xét duyệt sai, nhƣ xét duyệt không đúng chế độ, chính sách sai, tính toán sai, thiếu giấy tờ... Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại tư tưởng chính sách BHXH là chính sách của Nhà nước, do đó tinh thần trách nhiệm trong công tác thu - chi chưa cao, làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của chính sách BHXH.
b. Việc áp dụng công nghệ trong quản lý thu - chi BHXH chưa cao.
Về nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT)
Chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT có chất lƣợng cao, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT của ngành chƣa có, điều kiện nhƣ hiện tại mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu về quản lý, triển khai, chƣa có sức cạnh tranh trong việc thu hút cán bộ CNTT có trình độ khá, giỏi vào làm việc trong ngành.
Hiện tại ở cấp huyện đặc biệt những tỉnh miền núi rất thiếu cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành CNTT chính quy, tại Văn phòng BHXH tỉnh còn thiếu cán bộ CNTT có trình độ và chuyên môn sâu về quản trị mạng và quản trị cơ sở dữ liệu, kiến thức tin học của cán bộ, viên chức toàn ngành còn hạn chế, nhất là ở các đơn vị cơ sở.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong những năm gần đây đã đƣợc ngành quan tâm nhƣng chƣa theo kịp yêu cầu cả về số lƣợng, cơ cấu, loại hình, cấp độ và chất lƣợng. Năng lực của đội ngũ lao động CNTT thiếu hệ thống, ít đƣợc cập
nhật; trình độ quản lý tổng thể về CNTT còn rất hạn chế và chƣa ngang tầm với đòi hỏi thực tế đang đặt ra với ngành BHXH.
Về trang thiết bị phần cứng
Trong những năm qua từ BHXH Việt Nam đến BHXH các tỉnh, thành phố đều chƣa có lộ trình đầu tƣ trang thiết bị phần cứng hợp lý mang tầm chiến lƣợc cho việc ứng dụng CNTT, điều này dẫn đến việc đầu tư dàn trải, thiếu định hướng và thiếu đồng bộ, chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong đợi.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng CNTT (máy Server, máy PC, mạng LAN, WAN) còn thiếu và chƣa hoàn thiện, dẫn tới việc kết nối, trao đổi thông tin chƣa thông suốt trong toàn ngành.
Về phần mềm ứng dụng và việc triển khai các phần mềm nghiệp vụ
Việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, các quy định, hướng dẫn về triển khai ứng dụng CNTT còn chậm. Hiện nay, toàn ngành BHXH chưa có một chương trình phần mềm quản lý tài chính BHXH đáp ứng đƣợc yêu cầu tổng thể quản lý tài chính BHXH mà chỉ một số chương trình quản lý riêng lẻ từng lĩnh vực như thu BHXH, chi BHXH, chi khám chữ bệnh (KCB) BHYT, chi quản lý bộ máy... chƣa có một phần mềm quản lý toàn diện về tài chính BHXH đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý.
Các phần mềm hiện tại của ngành mới chỉ hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ, các phần mềm nghiệp vụ này mới hoạt động trong các mạng nội bộ của mỗi đơn vị, dữ liệu phân tán không tập trung và thiếu sự liên kết, trao đổi thông tin, tính bảo mật và an toàn dữ liệu không cao dễ bị kẻ xấu lợi dụng hoặc phá hoại, việc ứng dụng phần mềm tới các đơn vị sử dụng lao động để quản lý chặt chẽ đối tƣợng tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT còn nhiều khó khăn, hạn chế bất cập.
Chƣa có phần mềm hỗ trợ các hoạt động nội bộ nhƣ quản lý văn bản, tổ chức cán bộ, quản lý công việc và hỗ trợ công tác điều hành nội bộ tại đơn vị, do vậy việc ứng dụng CNTT chƣa góp phần làm tăng hiệu quả, năng suất quản lý điều hành và cải cách hành chính. Công tác cải cách hành chính chƣa kết hợp chặt chẽ với việc ứng dụng CNTT.
Việc triển khai các phần mềm CNTT chƣa đƣợc lãnh đạo các phòng nghiệp vụ và lãnh đạo BHXH các huyện, thành phố quan tâm đúng mức, có nhiều đơn vị
lãnh đạo hầu nhƣ hoàn toàn đứng ngoài cuộc, việc triển khai chỉ liên quan đến phòng CNTT và các chuyên viên nghiệp vụ, chính vì đứng ngoài cuộc nên các đơn vị không xác định đƣợc mô hình tổ chức để ứng dụng CNTT, không có quy chế và biện pháp để giám sát việc thực hiện xử lý nghiệp vụ bằng phần mềm CNTT do đó công tác chỉ đạo điều hành hiệu quả chƣa cao.
c. Việc đầu tư tăng trưởng quỹ còn bị động, nguồn nhân lực còn mỏng.
Nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ: các danh mục đầu tƣ đƣợc quy định rất hạn chế, lĩnh vực đầu tƣ quá hạn hẹp và lãi suất thấp (mua trái phiếu, tín phiếu, công trái nhà nước, cho vay ngân hàng thương mại nhà nước, đầu tư vào các công trình trọng điểm quốc gia, đầu tƣ vào một số dự án lớn theo chỉ định của Chính phủ) làm cho hiệu quả đầu tƣ rất thấp, hoạt động đầu tƣ thiếu tính chủ động.
BHXH Việt Nam đã có bộ phận chuyên trách về đầu tƣ tài chính nhằm tăng trưởng quỹ BHXH với 07 biên chế chưa có kinh nghiêm trong hoạt động đầu tư, không nhạy bén với thị trường tài chính, không nắm bắt được sự biến động của thị trường vốn, từ đó dẫn đến thực trạng đầu tƣ không hiệu quả. Hơn nữa hoạt động đầu tƣ quỹ BHXH đƣợc thực hiện chƣa lâu, cơ quan BHXH vẫn còn chƣa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư, do đó không chủ động được hoạt động đầu tư trước những biến động của thị trường vốn nói riêng và biến động của nền kinh tế nói chung.
Ngoài ra, trình độ của cán bộ BHXH về mảng đầu tƣ còn yếu. Hoạt động đầu tƣ quỹ tại BHXH Việt Nam là lĩnh vực mới mẻ, do đó kinh nghiệm của cán bộ trong lĩnh vực đầu tƣ còn hạn chế, trong khi đó BHXH Việt Nam chƣa có đội ngũ cán bộ am hiểu sâu sắc về lĩnh vực đầu tƣ, tƣ duy của cán bộ BHXH còn mang nặng tính xin - cho (nhà nước bù thiếu và hỗ trợ cho hoạt động của quỹ), hoạt động bộ máy còn cồng kềnh phức tạp (phải đƣợc sự phê duyệt của Chính phủ), hoạt động đầu tƣ còn thiếu tính linh hoạt, chủ động do đó cán bộ nhân viên BHXH không thực sự coi trọng việc đầu tƣ quỹ nhằm xây dựng quỹ ngày càng lớn mạnh.
Tiểu kết chương 2.
Như vậy, trong chương 2 này tác giả đã giới thiệu được tổng quan về BHXH Việt Nam với sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụ. Đồng thời, thông qua việc điều tra các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp tác giả đã thống kê lại những bảng biểu số liệu quan trọng, thể hiện đƣợc thực trạng quản lý thu – chi tài chính tại BHXH Việt Nam trong 3 năm 2014 – 2016. Thông qua thực trạng đó, tác giả cũng tìm hiểu về công tác QTRR trong quản lý thu chi và chỉ ra đƣợc ƣu, nhƣợc điểm cách làm hiện tại của đơn vị. Tác giả tìm hiểu nguyên nhân gây ra những tồn tại và từ đó đề xuất được các giải pháp tương ứng ở chương 3.