2.3 CƠ SỞ KỸ THUẬT ADSL
2.3.2 ĐẶC TRƯNG LỖI CỦA ĐƯỜNG TRUYỀN ADSL
Mạng cáp đồng được thiết kế với mục đích truyền tín hiệu thoại, bởi vậy khi áp dụng công nghệ xDSL (cụ thể là ADSL) cần truyền đồng thời cả hai loại tín hiệu (thoại và dữ liệu), do đó sẽ có một số khó khăn khi truyền dẫn.
2.3.2.1 Dung lượng của một kênh phụ thuộc vào tiếng ồn (tạp âm) Theo Shannon dung lượng của kênh truyền là:
C=B.log2(1+SNR) Trong đó:
B: độ rộng dải thông của kênh
SNR: là tỉ số tín hiệu trên tiếng ồn (Signal to Noise Ratio).
Vậy để tăng tốc độ truyền dẫn của kênh ngoài việc tăng độ rộng kênh B ta có thể giảm tạp âm nhiễu, tức là tăng tỉ số SNR.
2.3.2.2 Suy giảm tín hiệu do cự li truyền và do biến dạng xung.
Khi tín hiệu truyền đi xa ở trong môi trường nó sẽ bị suy hao tín hiệu do ảnh hưởng của môi trường truyền tin (tức là biên độ tín hiệu bị giảm).
Ngoài ra, khi truyền trên cáp đồng tín hiệu còn bị biến dạng so với tín hiệu truyền đi ban đầu do đặc trưng truyền không đồng đều đối với các thành phần tần số khác nhau của tín hiệu. Mức độ suy giảm và biến dạng phụ thuộc vào tần số phát, khoảng cách truyền dẫn và kích cỡ cáp,...
Suy giảm biên độ tín hiệu làm công suất tín hiệu thu được giảm gây tăng lỗi giảm tốc độ truyền dẫn. Ngoài ra, các xung gây nhiễu lên nhau dẫn đến không khôi phục được lại dạng ban đầu tại nơi thu.
2.3.2.3 Ảnh hưởng của nhiễu môi trường
Khi truyền dẫn trên đường truyền, tín hiệu ngoài việc bị biến dạng xung và giảm công suất do cự li truyền còn bị ảnh hưởng của nhiễu môi trường.
- Nhiễu trắng (Gauge):
Nhiễu này không thể tránh khỏi, nó luôn tồn tại trên đường dây đồng, nhiễu trắng sinh ra do các electron chuyển động tự do trong đường dây. Tạp âm này ảnh hưởng độc lập trên từng kí hiệu được truyền đi. Nhiễu này tạo thành một dải liên tục trên mọi miền tần số.
- Nhiễu do hiệu ứng xuyên kênh:
Khi truyền tín hiệu trong cáp có hiện tượng xuyên âm giữa hai đường dây gần nhau, xuyên âm có ảnh hưởng lớn đến sự suy giảm tín hiệu trong hệ thống DSL. Nguyên nhân là do hiện tượng cảm ứng điện từ khi một đôi dây
nằm trong phạm vi ảnh hưởng của trường điện từ bức xạ từ một đôi dây khác khi đang truyền tín hiệu. Có hai loại xuyên kênh:
+ Xuyên âm đầu gần NEXT (near end crostalk) là loại xuyên âm gây ra do các tín hiệu truyền theo hướng ngược nhau trên hai đôi dây đồng xoắn.
+ Xuyên âm đầu xa FEXT (far end crostalk) nhiễu gây ra do các tín hiệu truyền cùng hướng trên hai đôi dây đồng xoắn.
- Nhiễu tần số vô tuyến RFI (Radio Frequency Interference):
Nhiễu tần số vô tuyến là thành phần còn lại của tín hiệu vô tuyến trên đường dây điện thoại, đặc biệt là của phát thanh quảng bá AM và các nhà khai thác nghiệp dư. Tín hiệu vô tuyến xâm nhập vào các đường dây cáp đồng gây nhiễu lên tín hiệu truyền ở trong cáp đồng. Vì đường dây đồng chỉ thiết kế cho mục đích truyền thoại nên chỉ chống được ảnh hưởng của các tín hiệu vô tuyến ở tần số thấp, ở tần số cao thì sự cân bằng giảm do đó với hệ thống DSL nói chung thì nhiễu vô tuyến có thể xâm nhập với mức độ phụ thuộc vào khoảng cách nguồn nhiễu đến đường dây, công suất của nguồn nhiễu,... Các trạm phát sóng radio phát quảng bá trong dải tần số từ 560-1600 Khz là chồng lấn băng truyền với dải tần của ADSL. Mặc dù nhiễu từ nguồn này có công suất cao nhưng có thể dự đoán được.
- Nhiễu đột biến (Impulse Noise):
Hay còn gọi là nhiễu xung gây ra bởi những can nhiễu điện từ xuất hiện trong thời gian rất ngắn (vài s đến ms) và có cường độ lớn (vài mV). Ví dụ như xung điện từ gây ra bởi tia sét, sự bật tắt của các nguồn điện, mô tơ,...
Mức nhiễu nếu quá lớn có thể gây triệt tiêu hoàn toàn tín hiệu thông tin hoặc gây lỗi cụm. Thông thường người ta phải dùng các loại mã sửa lỗi trước FEC kết hợp với kỹ thuật đan xen để khắc phục lỗi cụm.