Những khái niệm chung về Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trình bày tổng quan về phân cụm dữ liệu (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CÁC THUẬT TOÁN PHÂN CỤM VỚI DỮ LIỆU NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

3.1. Những khái niệm chung về Bảo hiểm xã hội

Hình thức trích một phần tiền lương, tiền công trong quá trình làm việc của người lao động đóng vào quỹ của Cơ quan BHXH để có thể nhận được một khoản tiền trợ cấp một lần hoặc hàng tháng (tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể của người lao động tham gia BHXH) trong quá trình tham gia BHXH.

Mức đóng BHXH thời điểm hiện nay là 20% tính trên mức tiền lương, tiền công hàng tháng của người lao động trong đó người lao động đóng 5% và người chủ sử dụng lao động đóng 15%.

Tỷ lệ đóng BHXH sẽ được Nhà nước điều chỉnh tăng lên theo từng giai đoạn trong tương lai (quy định trong Luật BHXH), cụ thể như sau:

+ Từ năm 2010 là 22% (trong đó người lao động đóng 6% và người chủ sử dụng lao động đóng 16%).

+ Từ năm 2012 là 24% (trong đó người lao động đóng 7% và người chủ sử dụng lao động đóng 17%).

+ Từ năm 2014 trở đi là 26% (trong đó người lao động đóng 8% và người chủ sử dụng lao động đóng 18%).

Phân cấp tổ chức của Cơ quan BHXH hiện nay nhƣ sau:

+ BHXH Việt Nam: cơ quan quản lý toàn quốc về BHXH, BHYT.

Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Thủ tướng chính phủ.

+ BHXH các tỉnh, thành phố: cơ quan quản lý các vấn đề về BHXH, BHYT ở cấp tỉnh, thành phố. Chịu trách nhiệm và sự quản lý của Cơ quan BHXH Việt Nam.

+ BHXH huyện, thị: cơ quan quản lý các vấn đề về BHXH, BHYT ở cấp huyện, thị. Chịu trách nhiệm và sự quản lý của cơ quan BHXH cấp tỉnh, thành phố tương ứng.

Hiện nay bảo hiểm xã hội Việt Nam đang thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đƣợc chia thành 2 nhóm chính nhƣ sau:

a. Chế độ ngắn hạn

Hình thức hưởng các chế độ BHXH trong quá trình tham gia BHXH, gọi là các chế độ ngắn hạn vì một người lao động trong quá trình tham gia BHXH có thể hưởng nhiều lần hưởng các chế độ ngắn hạn và trong quá trình hưởng các chế độ ngắn hạn thì người lao động vẫn tiếp tục tham gia BHXH (vẫn đóng BHXH).

Ví dụ: đối với chế độ ốm đau, trong quá trình tham gia BHXH thì người lao động có thể nhiều lần bị ốm và sẽ tương ứng được hưởng chế độ ốm đau nhiều lần, trong quá trình hưởng chế độ ốm đau thì người lao động vẫn tham gia BHXH.

Chế độ BHXH ngắn hạn bao gồm các chế độ sau:

+ Chế độ ốm đau.

+ Chế độ thai sản.

+ Chế độ dƣỡng sức.

b. Chế độ một lần và hàng tháng

Đối với các chế độ BHXH một lần và hàng tháng thì người lao động chỉ được hưởng một lần trong toàn bộ quá trình tham gia BHXH. Khi hưởng chế độ tai nạn lao động và chế độ bệnh nghề nghiệp thì người lao động có thể tiếp tục tham gia BHXH hoặc có thể ngừng không tham gia BHXH nữa, còn đối với chế độ còn lại khi người lao động hưởng một trong các chế độ này thì bắt buộc người lao động phải ngừng tham gia BHXH.

Một lần là khi hưởng chế độ BHXH một lần thì người lao động chỉ được nhận trợ cấp duy nhất một lần còn hàng tháng là khi người lao động được hưởng các chế độ BHXH hàng tháng có nghĩa là người đó sẽ được lĩnh tiền trợ cấp hàng tháng.

Ví dụ: chế độ hưu trí, khi người lao động hưởng chế độ hưu trí thì có nghĩa là người lao động đó không còn tham gia BHXH nữa và chỉ được hưởng chế độ nay duy nhất một lần.

Chế độ BHXH một lần và hàng tháng bao gồm các chế độ sau:

+ Trợ cấp BHXH một lần.

+ Chế độ hưu trí.

+ Chế độ tai nạn lao động.

+ Chế độ bệnh nghề nghiệp.

+ Chế độ tử tuất.

Khi người lao động được có đủ điều kiện hưởng các chế độ BHXH, nếu không đủ điều kiện hưởng chế độ hàng tháng thì được hưởng một lần (ví dụ đối với chế độ tai nạn lao động, nếu mức suy giảm khả năng sau khi bị tai nạn lao động nếu nhỏ hơn 35% thì chỉ được hưởng chế độ tai nạn lao động một lần, ngƣợc lại, nếu mức suy giảm khả năng lao động lớn hơn hoặc bằng 35%

thì sẽ được hưởng chế độ BHXH hàng tháng).

Cho đến thời điểm hiện nay mới chỉ có một hình thức tham gia BHXH duy nhất, đó là tham gia BHXH bắt buộc. Những nội dung và vấn đề có liên quan của hình thức tham gia BHXH bắt buộc này đƣợc thể hiện đầy đủ và chi tiết trong Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ra ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nghị định số 152/2006/NĐ-CP ra ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ, thông tƣ số 03/2007/TT-BLĐTBXH ra ngày 30 tháng 01 năm 2007 của Bộ lao động thương binh và xã hội.

Trong các văn bản đó có quy định rõ những người lao động thuộc diện nào phải tham gia BHXH bắt buộc, mức đóng BHXH nhƣ thế nào, các chế độ BHXH được hưởng trong quá trình tham gia BHXH bắt buộc, các điều kiện cần và đủ để có thể được hưởng các chế độ đó.

Ngoài ra, trong đó cũng quy định một số vấn đề khác có liên quan đến BHXH nhƣ là các vấn đề về tổ chức bộ máy của cơ quan BHXH các cấp, cơ chế tài chính đƣợc áp dụng trong các cơ quan BHXH, chức năng, nhiệm vụ

của cơ quan BHXH các cấp, chế tài xử lý đối với các hình thức vi phạm luật bảo hiểm xã hội.

Một điểm nữa là trong Luật bảo hiểm xã hội còn đề cập đến việc phát triển hình thức tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp trong tương lai, dự kiến là trong năm 2008 sẽ triển khai hình thức tham gia BHXH tự nguyện còn đến năm 2009 sẽ triển khai hình thức bảo hiểm thất nghiệp.

Trong giai đoạn hiện nay, Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu để triển khai thí điểm hình thức tham gia BHXH tự nguyện bắt đầu từ năm 2008 tại một số tỉnh trên phạm vi toàn quốc.

3.1.2. Bảo hiểm y tế

Đây là chế độ khi người dân tham gia BHYT đi khám chữa bệnh được bớt một phần hoặc toàn bộ (tuỳ thuộc vào một số điều kiện cụ thể của từng trường hợp) số tiền viện phí phải thanh toán.

Trước tháng 01/2003, hình thức tham gia BHYT được Nhà nước và Chính phủ giao cho Cơ quan BHYT Việt Nam và Cơ quan BHYT các cấp quản lý. Tuy nhiên, cho đến tháng 01/2003 Cơ quan Bảo hiểm y tế Việt Nam và Cơ quan BHYT các cấp đƣợc sát nhập vào Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cơ quan BHXH các cấp tương ứng. Do đó, toàn bộ công việc trước đây do Cơ quan BHYT các cấp quản lý thì nay thuộc quyền quản lý của Cơ quan BHXH các cấp. Hiện nay có 2 loại hình tham gia bảo hiểm y tế:

a. Bảo hiểm y tế bắt buộc

Đây là những đối tượng do Nhà nước quy định bắt buộc phải tham gia BHYT.

BHYT bắt buộc bao gồm :

+ Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (mức đóng bảo hiểm y tế được tính bằng 3% của mức tiền lương, tiền công hàng tháng, số tiền này do người lao động và người chủ sử dụng lao động cùng đóng, mỗi bên một phần theo quy định của Nhà nước, người lao động đóng 1% và người chủ sử dụng lao động đóng 2% ).

+ Người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng, người nghèo, người có công, thân nhân sỹ quan (hiện nay mức đóng bảo hiểm y tế tính bằng 3% của mức lương tối thiểu của thời điểm hiện tại, do Nhà nước đóng cho người tham gia BHYT, người tham gia BHYT không phải đóng).

Mức đóng của người bắt buộc phải tham gia BHYT được quy định là đóng theo từng tháng (do mức lương, mức hưởng hàng tháng có thể thay đổi).

b. Bảo hiểm y tế tự nguyện

Người tự nguyện tham gia BHYT, tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng có thể tự nguyện tham gia BHYT đƣợc, mà phải tham gia BHYT thông qua tổ chức, đoàn thể. Ví dụ, học sinh, sinh viên thì phải thông qua trường học để tham gia BHYT, hộ gia đình phải thông qua xã, phường nơi cư trú, những người còn lại muốn tham gia BHYT tự nguyện thì phải thông qua các hội, đoàn thể, tổ chức (Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,…).

Bảo hiểm y tế tự nguyện bao gồm các loại sau:

+ Học sinh, sinh viên, + Hộ gia đình.

+ Hội, tổ chức, đoàn thể.

Mức đóng của BHYT tự nguyện: đóng theo mức ấn định do Nhà nước quy định tuỳ theo tình hình xã hội của từng thời kỳ, mức đóng đƣợc tính theo năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trình bày tổng quan về phân cụm dữ liệu (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)