7. Bố cục của luận văn
1.3 Kiểm định các giả thiết về khả năng thanh khoản
Để phản ánh tính thanh khoản và mức độ an toàn trong 3 năm 2009, 2010, 2011 của các ngân hàng thương mại Việt Nam, chúng ta tính các hệ số an toàn và chỉ số thanh khoản trung bình, bằng cách cộng hệ số, chỉ số của 24/42 ngân hàng thương mại nội địa đã hoạt động và có số liệu lịch sử trong 3 năm, rồi chia ba.
Các hệ số, chỉ số bao gồm:
Hệ số H1: Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động Hệ số H2: Vốn tự có/Tổng tài sản “Có”
Chỉ số H3: (Tiền mặt+Tiền gửi tại các TCTD)/Tổng tài sản “Có”
Chỉ số H4: Dư nợ/ Tổng tài sản “Có”
Chỉ số H5: Dư nợ/Tiền gửi khách hàng
Chỉ số H6: (Chứng khoán kinh doanh+Chứng khoán sẵn sàng để bán)/Tổng tài sản “Có”
Chỉ số H7: Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD Chỉ số H8: (Tiền mặt+Tiền gửi tại các TCTD)/Tiền gửi khách hàng
Chúng ta có bảng thống kê mô tả về các hệ số an toàn và chỉ số thanh khoản trung bình
Bảng 1.1: Bảng thống kê mô tả về các hệ số an toàn và chỉ số thanh khoản trung bình
Chỉ số
N
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình
Độ lệch chuẩn H1 Vốn tự có/Tổng vốn huy động (%) 24 5.95 52.27 14.43 10.83 H2 Vốn tự có/Tổng tài sản có (%) 24 5.27 20.44 9.73 4.36 H3 Trạng thái tiền mặt (%) 24 6.09 37.13 25.64 7.612 H4 Năng lực cho vay (%) 24 28.70 72.50 49.31 12.54
H5 Dư nợ/Tiền gửi (%) 24 44.98
133.2
0 93.77 22.27 H6 Chứng khoán thanh khoản (%) 24 0.23 36.22 12.09 8.80 H7 Trạng thái ròng đối với TCTD 24 0.58 2.60 1.29 0.57
H8
(Tiền mặt+tiền gửi tại
TCTD)/Tiền gửi khách hàng (%) 24 9.63 82.47 50.55 17.36 Nguồn: Báo cáo thường niên, BCTC và kết quả tính toán của học viên 1.3.1 Kiểm định về chỉ số trạng thái tiền mặt
Chỉ số bình quân của mẫu là 25,64% với độ lệch chuẩn 7,6%; có nghĩa là nếu ta chọn một cách ngẫu nhiên một ngân hàng từ 42 ngân hàng thương mại nội địa đã hoạt động và có số liệu lịch sử trong 3 năm 2009,2010 và 2011;
theo lý thuyết xác suất của phân phối chuẩn, thì xác suất 95% là ngân hàng này sẽ có dự trữ tài sản thanh khoản từ 25,64% – (1,96 x 7,6%) = 10,74% đến 25,64% + (1,96 x 7,6%) = 40,54% so với tổng tài sản “Có”.
10,74% ≤ H3 ≤ 40,54%
Theo Nguyễn Duy Sinh [10], H3 bình quân của mẫu (2006 – 2008) là 13,62%; H3min = 1,34%; H3max = 40,04%; kiểm định bằng phần mềm SPSS phiên bản 13.0 chấp nhận H3 < 16,8%, nghĩa là giai đoạn 2006 – 2008 về tổng thể, các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ dự trữ tài sản thanh khoản
chưa tới 16,8% so với tổng tài sản “Có”. Đến giai đoạn 2009 – 2011, H3 bình quân gần gấp hai lần, H3min = 6,09%; H3max =37,13%; ta có thể có cơ sở để tin vào dự trữ tài sản thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã được nâng lên tương đối.
1.3.2 Kiểm định về chỉ số năng lực cho vay
Chỉ số bình quân của mẫu là 49,31% với độ lệch chuẩn 12,54%; nghĩa là ngân hàng được chọn ngẫu nhiên sẽ cho vay từ 49,31% – (1,96 x 12,54%) = 24,73% đến 49,31% + (1,96 x 12,54%) = 73,89% so với tổng tài sản “Có”.
24,73% ≤ H4 ≤ 73,89%
H4 bình quân của mẫu (2006 – 2008) là 55,5%; chấp nhận H4 > 51,1%
(các ngân hàng thương mại Việt Nam cho vay trên 51,1% so với tổng tài sản
“Có”) [11] => mức cho vay/tổng tài sản “Có” giai đoạn 2009 – 2011 có thể đã giảm bớt được phần nào.
1.3.3 Kiểm định về chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng
Chỉ số bình quân của mẫu là 93,77% với độ lệch chuẩn 22,27%; nghĩa là tỷ lệ dư nợ/tiền gửi của ngân hàng được chọn sẽ từ 93,77% – (1,96 x 22,27%) = 50,12% đến 93,77% + (1,96 x 22,27%) = 137,42%. Nếu chỉ số này ở mức 137,42% thì bình quân, ngân hàng cứ huy động được 1 đồng thì cho vay 1,37 đồng; để đảm bảo DTBB và khả năng thanh toán, ngân hàng này phải vay mượn vốn trên thị trường liên ngân hàng.
50,12% ≤ H5 ≤ 137,42%
Kết quả phân tích bằng SPSS chấp nhận H5 > 102%; bình quân là 116,57%
giai đoạn 2006 – 2008 [11]. Như vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam có khả năng vẫn cho vay nhiều hơn huy động được.
1.3.4 Kiểm định về chỉ số chứng khoán thanh khoản
Chỉ số bình quân của mẫu là 12,09% với độ lệch chuẩn 8,8%; nghĩa là tỷ lệ nắm giữ chứng khoán thanh khoản của ngân hàng được chọn trong khoảng từ
12,09% – (1,96 x 8,8%) = - 5,16% đến 12,09% + (1,96 x 8,8%) = 29,34%.
Tổng cộng hai chỉ số H3 và H6 cho thấy, tài sản dự trữ thanh khoản của ngân hàng được chọn ngẫu nhiên là trong khoảng 5,58% đến 69,88%.
- 5,16% ≤ H6 ≤ 29,34%
Qua kiểm định, chấp nhận H6 < 10,2% (tỷ lệ nắm giữ chứng khoán thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam thấp hơn 10,2%); chỉ số H6 bình quân là 7,75%; Tổng hai chỉ số H3, H6 giai đoạn 2006 – 2008 là 27%
thấp hơn chỉ số bình quân của 100 ngân hàng lớn nhất của Mỹ là 32% [11,18]
=> tỷ lệ nắm giữ chứng khoán thanh khoản giai đoạn 2009 – 2011 có thể đã được nâng lên phần nào.
Kết luận Chương 1: Như vậy, thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề thường xuyên, then chốt quyết định đến sự tồn tại của các ngân hàng.
Về lý thuyết, có ba chiến lược, sáu phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản.
Tùy vào đặc điểm về phạm vi, quy mô hoạt động, năng lực quản lý và môi trường kinh tế vĩ mô mà ngân hàng lựa chọn chiến lược, phương pháp quản trị thanh khoản tương ứng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam nếu mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả, an toàn trong hoạt động, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay, vấn đề thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản không thể xem nhẹ. Trong thời gian qua, khi ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng, tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã gặp khó khăn nhất định. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ở Chương 2; qua đó, một số kiến nghị sẽ được đưa ra ở Chương 3, với mong muốn góp phần nhỏ vào quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2