Kinh nghiệm của một số tỉnh ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh saravanh, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐA CHIỀU

1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và một số địa phương của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giảm nghèo đa chiều

1.4.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Tỉnh Luông Pra Bang nằm ở miền Bắc của Lào và cũng là tỉnh miền núi cao, cơ sở vật chất còn khó khăn, song Luông Pra Bang đã giảm được tỷ lệ hộ đói nghèo từ 29.586 hộ năm 2001-2002 hiện nay giảm xuống còn 18.224 hộ. Đảng bộ và chính quyền biết phát huy những mặt lợi thế từ kinh tế du lịch, phát triển các ngành nghề truyền thống, trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm qua, địa phương đã có nhiều kết quả khả quan trọng công tác xoá đói giảm nghèo. Cụ thể, tỉnh Luông Pra Bang đã có những chính sách thực thi xóa đói giảm nghèo như sau:

- Chương trình xóa đói giảm nghèo đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính quyền, sự kiểm tra giảm sát thường xuyên của Hội đồng nhân dân, sự phối hợp đồng bộ và phân công trách nhiệm cụ thể của các ban ngành, đoàn thể quần chúng. Đồng thời có những chính sách xóa đỏi giảm nghèo riêng của tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Thường xuyên nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và người dân về mục đích, ý nghía, tầm quan trong cũng như chủ trương, chính sách, giải pháp xóa đói giảm nghèo của tỉnh cũng như của cả nước, để chính địa phương nghèo, gia đình nghèo có ý chí phấn đấu, quyết tâm thoát nghèo.

- Xã hội hoá các hoạt động xóa đói giảm nghèo tạo ra phong trào sôi động trong toàn tỉnh, huy động sự tham gia của các cấp uỷ đảng, chính quyền; sự chia sẻ trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng xã hội trong việc trợ giúp người nghèo;

sự nỗ lực vươn lên của chính bản thân người nghèo.

- Thiết lập được cơ chế lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với xóa đói giảm nghèo, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho các huyện, thị huy động nguồn lực tại chỗ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình. Tăng cường kiểm tra việc sử dụng nguồn lực, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, không thất thoát.

1.4.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bolykhămxay

Bolykhămxay là tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào đã thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh trong những năm qua (2001 - 2005), cụ thể như sau:

- Tạo sự chuyển biến về nhận thức từ trong Đảng tới quần chúng trong tất cả các cấp, các ngành, nhất là trong đội ngũ cán bộ chủ chốt về xoá đói giảm nghèo. Thực tế những năm qua cho thấy, những huyện nào giải quyết tốt vấn đề này, cấp uỷ, chính quyền và đoàn thể quan tâm chỉ đạo và triển khai chu đáo các nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo thì ở đó dạt hiệu quả cao.

- Từ các chủ trương được đưa ra, địa phương tiến hành các công việc một cách thận trọng, theo một quy trình chặt chẽ, bảo đảm tính khoa học, sáng tạo và linh hoạt bằng những cơ chế, chính sách và giải pháp thích hợp, từ đó có khả năng khơi dậy và huy động đến mức cao nhất các nguồn lực, khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân cùng nhau đẩy mạnh sản xuất xóa đói giảm nghèo, tăng giàu.

- Tạo lập sự phối hợp kết hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, tạo sự thống nhất về cách đánh giá, nhận định tình hình nghèo , nguyên nhân và giải pháp tiến hành.

- Chú ý phát huy vai trò của ngành lao động thương bình xã hội trong việc nghiên cứu, đề xuất tư vấn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và đào tạo cán bộ, đồng thời chủ động phối hợp với các ngành, các đoàn thể để làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền về công tác xoá đói giảm nghèo.

- Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở sâu sát, nắm bắt tình hình để chỉ đạo thực hiện các giải pháp xoá đói giảm nghèo có hiệu quả.

- Sự lồng ghép giữa các chương trình như chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, chương trình đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân, chương trình chế biến nông, lâm sản, lồng ghép chương trình, các dự án vay vốn với chương trình xoá đói giảm nghèo một cách chặt chẽ đồng bộ, giúp cho người nghèo sản xuất lúa mùa, lúa chiêm và trồng màu làm tăng thu nhập để việc xoá đói giảm nghèo đạt được hiệu quả.

- Chuyển biến nhận thức trong nhân dân, đặc biệt là những người nghèo không được tự ti, mặc cảm phải có trí tiến thủ, tự mình vươn lên thoát cảnh đói nghèo.

1.4.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Chămpasắc

Tinh Chămpasắc nằm phía Nam Lào, cách Thủ đô Viêng Chăn 1.300km, diện tích 15.414,73 km2, trong đó vùng núi chiếm 75%, dân số 326.926 người, phía, Đông giáp tỉnh Adapue, phía Tây và phia Nam giáp Vương Quốc Thái Lan, phía Bắc Giáp Salavăn. Trong những năm qua tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo cụ thể như sau:

- Đã phát huy vai trò của ngành lao động thương bình xã hội trong việc nghiên cứu, đề xuất tư vấn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và đào tạo cán bộ, đồng thời chủ động phối hợp với các ngành, các đoàn thể để làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền về công tác xoá đói giảm nghèo.

- Lồng ghép giữa các chương trình như chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, chương trình đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân, chương trình chế biến nông, lâm sản, lồng ghép chương trình, các dự án vay vốn với chương trình xoá đói giảm nghèo một cách chặt chẽ đồng bộ, giúp cho người nghèo sản xuất lúa mùa, lúa chiêm và trồng màu làm tăng thu nhập để việc xoá đói giảm nghèo đạt được hiệu quả.

Tỉnh đã tạo động lực thúc đẩy bằng các chính sách đầu tư công có hiệu quả và chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững như vốn vay, y tế, giáo dục, đào tạo nghề, việc làm, thu nhập, nhà ở, bảo hiểm, hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin...

Tỉnh đã thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác giảm nghèo, nhất là ở phường, xã, thị trấn (kể cả tổ trưởng tổ tự quản giảm nghèo), chọn những người có trách nhiệm, có năng lực, gắn bó, sâu sát với nhân dân, hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ cơ bản của xã hội. Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giảm nghèo để họ nắm, hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo; thường xuyên thực hiện thu thập thông tin về nghèo đa chiều trên địa bàn thành phố phục vụ cho việc

dự báo, theo dõi, đánh giá, phân tích nguyên nhân nghèo; xây dựng các tiêu chí để đưa ra chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả. Tuyên truyền cho người dân phải nỗ lực thoát nghèo, đây là yếu tố quyết định giảm nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh saravanh, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)