Định hướng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giao đất, giao rừng tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 73 - 81)

Chương 4 60 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên trong những năm tới

4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội

Trên cơ sở các mục tiêu trên, Huyện Vị Xuyên đã đề ra các định hướng phát triển chung và cụ thể cho các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội đến năm 2020 nhƣ sau:

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, huy động tối đa nguồn

giúp đỡ của tỉnh, của Trung ƣơng, đồng thời huy động nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Tạo ra bước phát triển nhanh, vững chắc theo hướng CNH, HĐH. Tập trung chỉ đạo quyết liệt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế đa dạng, tập trung.

Để triển khai định hướng trên, Huyện cần:

- Đẩy nhanh công tác quy hoạch tổng thể phát triển KTXH đến năm 2020, hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết một số vùng làm động lực phát triển cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông - lâm nghiệp để thu hút và huy động mọi nguồn lực, để tập trung đầu tƣ cho các vùng kinh tế quan trọng, khu công nghiệp, khu KTCK.

- Tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người.

Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế mở trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, nhanh chóng tạo ra các nhân tố bên trong vững mạnh, tranh thủ mọi nguồn lực phát triển KTXH. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tài chính tín dụng, tăng thu ngân sách, thu hút đầu tƣ, đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống thương mại, dịch vụ, từng bước hình thành thị trường bất động sản, lao động. Mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng cao, vùng sâu, vùng xa kết hợp với việc đẩy mạnh quá trình đô thị hoá và phát triển các vùng nông thôn.

- Đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện chiến lƣợc phát triển bền vững quốc gia. Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội nhằm tạo ra sự ổn định vững chắc cho quá trình tăng trưởng và đảm bảo sự công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Kết hợp hài hoà

hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

4.1.3. Định hướng chung về sử dụng đất, ở huyện Vị Xuyên trong thời gian tới

Vị Xuyên là một huyện miền núi có địa hình phức tạp, với phần lớn DT đất đai là đồi núi; quỹ đất cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất NN và cho xây dựng cơ sở hạ tầng ít nên việc khai thác triệt để, có hiệu quả quỹ đất đai của huyện cho các mục đích kinh tế- xã hội là quan điểm đƣợc đặt lên hàng đầu.

Từ nay đến năm 2020 về cơ bản Huyện cần đƣa toàn bộ quỹ đất hoang hoá vào sử dụng theo các mục đích thích hợp.

Việc bảo vệ, SDĐ hợp lý, chuyển đổi mục đích sử dụng góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và sử dụng có hiệu quả kinh tế cao cần tiếp tục xem là nhiệm vụ quan trọng để đáp ứng cho chiến lƣợc phát triển KTXH một cách ổn định, bền vững của huyện trong tương lai.

Nông - lâm nghiệp vẫn là hai ngành kinh tế quan trọng quyết định đến thu nhập, đời sống của người dân. Vì vậy, quan điểm khai thác SDĐ của huyện phải dựa trên những mục tiêu phát triển: Tập trung SDĐ nhằm khai thác tối đa thế mạnh của huyện nhƣ phát triển thủy điện, khai khoáng, trồng cây lâu năm, trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ và phát triển rừng, chế biến nông lâm sản...Việc SDĐ phải đảm bảo an toàn lương thực, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới.

Để quỹ đất đƣợc sử dung có hiệu quả, đƣợc khai thác triệt để, Huyện cần tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nâng cao hiệu quả của công tác giao đất cho các hộ gia đình với phương châm, người được giao đất, rừng có cơ hội và điều kiện đƣợc sử dụng đất lâu dài để xây dựng mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ, hạn chế tối đa DT đất bị bỏ hoang hóa không sử dụng.

Để hỗ trợ người dân sử dụng đất hiệu quả hơn, Huyện cần huy động

hoang phục hóa, bảo vệ đất đai và môi trường sinh thái; sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các chương trình, dự án như: Chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trồng rừng, các dự án định canh định cƣ trên địa bàn huyện.

4.1.3.1. Đảm bảo cơ cấu sử dụng đất hợp lý, phù hợp với yêu cầu của mỗi giai đoạn phát triển của huyện

Huyện cần tạo cơ chế mở, thông thoáng để thu hút các nhà đầu tƣ vào đầu tƣ làm giàu cho huyện. Tuy nhiên, sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn phải đƣợc tập trung ƣu tiên cho, việc chuyển đất NN sang các mục đích khác cần được hạn chế. Chủ trương phát triển một nền NN bền vững trên phạm vi toàn huyện là đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng đủ lương thực cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Muốn vậy, cần ổn định DT đất trồng cây lương thực, thực phẩm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa, phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương; bố trí hợp lý cơ cấu DT cây trồng, phát huy thế mạnh từng vùng, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong NN - nông thôn, nâng cao hệ số SDĐ; hạn chế tối đa việc lấy đất NN đặc biệt là đất trồng lúa sử dụng cho các mục đích khác. Cần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng hiện có, quản lý và khai thác tài nguyên rừng hợp lý góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của huyện và thúc đẩy các ngành du lịch dịch vụ phát triển.

4.1.3.2. Khai thác sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, làm giàu đất

Trong những năm qua, việc QLNN về đất đai ở các ngành còn có sự chồng chéo, bất hợp lý, gây lãng phí đất. Cần phải có quy hoạch tổng thể và quản lý thống nhất, điều chỉnh kế hoạch SDĐ theo từng thời điểm phát triển.

Cần kết hợp với tăng cường QLNN về đất đai để SDĐ hợp lý, tiết kiệm, cho hiệu quả cao, không ngừng cải tạo, làm giàu đất, phối hợp giữa mục tiêu phát

4.1.3.3. Bảo vệ môi trường sinh thái

Khai thác SDĐ phải gắn liền với các biện pháp bảo vệ môi trường.

Việc xây dựng, mở rộng các công trình phải đi kèm với các giải pháp xử lý rác thải, phế thải, tránh ô nhiễm đất và môi trường. Cần chú trọng giải pháp phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.

Huyện cần bố trí hệ thống cây trồng hợp lý, tích cực trồng cây phân tán để tăng độ che phủ rừng, chống bạc màu hóa, xói mòn rửa trôi đất, bảo đảm cho việc SDĐ lâu dài và bền vững.

4.1.4. Định hướng cụ thể về sử dụng đất đến năm 2020 và giai đoạn tiếp theo

Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, trong tương lai kinh tế Vị Xuyên sẽ tiếp tục phát triển; đời sống của đại bộ phận nhân dân sẽ đƣợc cải thiện. Trong điều kiện đó, nhu cầu về ăn ở, đi lại và về các dịch vụ công cộng sẽ không ngừng đƣợc nâng cao; những đòi hỏi về bảo vệ và duy trì chất lƣợng của môi trường sinh thái như là cấu thành của chất lượng sống nói chung của người dân cũng sẽ ngày càng gia tăng. Trong hoàn cảnh như vậy, việc việc quản lý và sử dụng đất đai cũng cần phải đƣợc tính toán theo một tầm nhìn dài hạn, có căn cứ khoa học để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

Hướng SDĐ được dựa trên tiềm năng đất đai, các điều kiện tự nhiên, lợi thế của từng vùng và phương hướng mục tiêu phát triển KTXH của huyện năm 2020, nhằm kết hợp tốt sự phát triển của các ngành để đưa ra hướng SDĐ cho các mục đích và các tổ chức sử dụng theo quan điểm hiệu quả, bền vững. Khai thác triệt để, có hiệu quả quỹ đất đai của địa phương, đặc biệt đối với đất chưa sử dụng để trong tương lai gần không còn DT đất bị bỏ hoang.

4.1.4.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Trong thời kỳ 2015 - 2020 và những năm tiếp theo, nông - lâm nghiệp

huyện, đặc biệt là trong nhiệm vụ giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và giữ ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn huyện nhất là tại các khu vực biên giới; bảo vệ rừng đầu nguồn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, phương hướng phát triển trên thì định hướng sử dụng một số loại đất NN như sau:

- Đất trồng lúa: Sử dụng các giống lúa mới có chất lƣợng tốt và năng suất cao thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, chịu hạn để không ngừng nâng cao năng suất lúa qua từng năm.

- Đất trồng cây hàng năm

+ Cây Ngô: là cây trồng quan trọng của huyện, vừa làm lương thực và phục vụ chăn nuôi đồng thời cũng là hàng hóa có giá trị và dễ tiêu thụ. Nên hướng phát triển chính vẫn là tiến hành thâm canh tăng vụ, tăng năng suất trên DT gieo trồng hiện có.

+ Cây rau đậu các loại: Tập trung phát triển các loại cây rau màu thực phẩm để phục vụ nhu cầu trong huyện và các vùng lân cận. Hình thành vành đai rau an toàn xung quanh trung tâm huyện và trung tâm các cụm xã.

+ Trồng cỏ phục vụ chăn nuôi: Để phát triển các đàn gia súc ăn cỏ theo mục tiêu, trong thời gian tới cần chuyển đổi DT đất NN kém hiệu quả sang trồng cỏ cho chăn nuôi, đồng thời góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ rừng sinh thái.

- Cây công nghiệp ngắn ngày:

+ Cây đậu tương: Trên địa bàn huyện có cây đậu tương là cây trồng chủ yếu. Trong thời gian tới loại cây này cần đƣợc thâm canh trên DT hiện có gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hướng phát triển thành vùng chuyên

+ Cây lạc: Sử dụng giống mới và áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tăng vụ để tăng năng suất lạc

- Cây ăn quả: Cải tạo vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế thấp, đưa một số loại cây có chất lƣợng hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất (lê, mận, xoài), chú trọng khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Quy hoạch các hệ thống tưới ẩm, cải tạo chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng xã trong huyện. Phát triển DT cây ăn quả nhƣ cam, quýt ở các xã Việt Lâm, Trung Thành, Đạo Đức...

- Cây chè: Mở rộng DT ở các xã Thƣợng Sơn, Cao Bồ, đây là cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ở địa phương phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.

- Đất rừng:

Là huyện có nhiều tiềm năng về tài nguyên rừng nên phát triển lâm nghiệp của huyện Vị Xuyên có ý nghĩa lớn cả về KTXH và môi trường.

Trong giai đoạn tới Huyện cần tập trung vào trồng rừng sản xuất, bảo vệ và khoanh nuôi phát triển rừng để nâng cao độ che phủ của rừng. Trên cơ sở giao đất LN, giao rừng tự nhiên cho hộ, nhóm hộ nông dân và cộng đồng quản lý bảo vệ, Huyện sẽ khuyến khích các hộ nông dân, các tổ chức thuê đất trống, đồi núi trọc trồng rừng, xây dựng một số mô hình vườn rừng có giá trị kinh tế cao, độ che phủ lớn để nhân rộng. Cần thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo để phát triển rừng nhƣ các chính sách ƣu đãi về tín dụng, hỗ trợ cây giống và kỹ thuật, tổ chức làm vườn ươm cây giống tại chỗ, đưa các loại cây có giá trị kinh tế vào trồng rừng kinh tế phù hợp với điều kiện từng xã. Đồng thời, DT rừng hiện có, đặc biệt là rừng đầu nguồn cần đƣợc quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt. Công tác trồng rừng phòng hộ kết hợp với rừng sinh thái tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường cần được quan tâm, sớm triển khai rộng.

triển công nghiệp chế biến trên địa bàn; xây dựng và mở rộng cơ sở chế biến gỗ trên cơ sở quy hoạch, liên kết phát triển vùng nguyên liệu giấy cho các nhà máy khu vực.

Phát triển LN hàng hóa phải gắn với xây dựng và phát triển nông thôn miền núi của huyện, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất rừng, lồng ghép các chương trình tổng hợp như: lâm sinh xã hội, LN cộng đồng, LN trang trại, sản xuất nông lâm kết hợp, canh tác hợp lý trên đất dốc, tăng hiệu quả SDĐ.

Cần tăng cường áp dụng công nghệ mới góp phần rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao năng suất chất lƣợng rừng nhằm thỏa mãn nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tiêu dùng của nhân dân.

4.1.4.2. Định hướng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn Thực hiện và hoàn thành quy hoạch trung tâm các đơn vị hành chính cấp xã; lồng ghép các chương trình dự án của Trung ương, của tỉnh và huy động nguồn lực của địa phương để hoàn thành quy hoạch thị trấn Vị Xuyên trở thành thị xã trực thuộc tỉnh.

Triển khai xây dựng quy hoạch trung tâm các xã gắn với việc xây dựng đô thị ở các xã có điều kiện thuận lợi về phát triển KTXH nhƣ Minh Tân, Phú Linh, Ngọc Minh. Tập trung đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng ở thị tứ Lao Chải đóng vai trò là trung tâm các khu dân cƣ nông thôn, dịch vụ du lịch, dịch vụ sản xuất nông - lâm nghiệp. Thị trấn biên giới Thanh Thủy là điểm đô thị hình thành do tác động của việc phát triển dịch vụ, đầu mối giao thông, thương mại cửa khẩu sẽ đƣợc xây dựng theo tiêu chí đô thị loại IV.

4.1.4.3. Định hướng phát triển đất khu du lịch

Định hướng phát triển của ngành du lịch huyện Vị Xuyên trong thời gian tới là đa dạng hóa các loại hình du lịch với các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương như: Du lịch cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, du lịch suối khoáng Thanh

Phát triển hệ thống làng bản văn hóa dân tộc kết hợp với lễ hội, ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch. Khai thác có hiệu quả các tuyến du lịch trọng điểm của huyện. (Ủy ban nhân dân huyện Vị Xuyên, 2013).

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện chính sách giao đất giao rừng tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giao đất, giao rừng tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)