CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CẤP TỈNH
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tín dụng cho hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội
1.2.3. Quản lý tín dụng hộ nghèo của NHCSXH
*Khái niệm
Quản lý tín dụng hộ nghèo là hoạt động của NHCSXH nhằm tác động tới hộ nghèo và các chủ thể tham gia vào quá trình cấp tín dụng hộ nghèo của NHCSXH thông qua các hoạt động cụ thể.
Quản lý tín dụng hộ nghèo là hoạt động quản lý của NHCSXH đối với toàn bộ quá trình cấp tín dụng cho hộ nghèo bao gồm: xây dựng kế hoạch và
tổ chức tuyên truyên phổ biến vê chính sách tín dụng hộ nghèo; Tổ chức và quản lý mạng lưới hoạt động tín dụng hộ nghèo; Tổ chức quản lý các nghiệp vụ tín dụng hộ nghèo và Công tác kiêm tra giám sát tín dụng hộ nghèo.
*Mục tiêu
Mục tiêu của quản lý tín dụng hộ nghèo là cung cấp vốn cần thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn cho hộ nghèo theo nguyên tắc có hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay, đồng thời bảo toàn và phát huy tối đa tác dụng của vốn ƣu đãi.
1.2.3.2. Nội dung quản lý tín dụng hộ nghèo của NHCSXH
*Xây dựng kế hoạch tín dụng hộ nghèo
Xây dựng kế hoạch tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH đƣợc thực hiện theo định kỳ hàng năm và 5 năm một lần theo nguyên tắc sau:
Thứ nhất, Kế hoạch tín dụng phải đƣợc xây dựng từ NHCSXH cấp huyện trên cơ sở tổng hợp nhu cầu tín dụng hộ nghèo của các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) và đƣợc xây dựng từ thôn, xóm, tổ dân phố; tổng hợp cấp huyện làm căn cứ để xây dựng kế hoạch tín dụng cấp tỉnh; tổng hợp cấp tỉnh làm căn cứ để xây dựng kế hoạch tín dụng cấp trung ƣơng, đảm bảo phản ánh nhu cầu thực tế về vốn tín dụng của các hộ nghèo.
Thứ hai, Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng phải gắn với chế độ quản lý tài chính, chế độ tín dụng, chế độ thanh toán, quản lý vốn tiền mặt.
Thứ ba, Kế hoạch tín dụng hàng năm, 5 năm của NHCSXH đƣợc tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống.
Nội dung kế hoạch tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH gồm: xác định nhu cầu vay vốn của hộ nghèo; khai thác và tập trung mọi nguồn vốn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của hộ nghèo nhằm cân đối giữa nguồn vốn và sử sụng vốn; kế hoạch đảm bảo việc thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, khả năng thanh toán và tiết kiệm chi phí trong toàn hệ thống NHCSXH.
*Tuyên truyền phổ biến về chính sách tín dụng hộ nghèo
Công tác tuyên truyền phổ biến về chính sách tín dụng ƣu đãi, tín dụng hộ nghèo luôn được NHCSXH coi trọng. Mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và quy định của ngành liên quan đến hoạt động của NHCSXH đều đƣợc phổ biến thông qua Ban đại diện HĐQT các cấp, đồng thời giao Giám đốc các chi nhánh tổ chức triên khai và hướng dẫn thực hiện cụ thể, kịp thời tới tất cả cán bộ, viên chức thông qua tập huấn nghiệp vụ, thông việc triển khai tổ chức cho cán bộ tự nghiên cứu học tập.
Phối hợp với các tổ chức chính trị nhận ủy thác các cấp và các đơn vị có liên quan trong việc triển khai tuyên truyên, phổ biến chính sách tín dụng ƣu đãi hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách thông qua việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ hàng năm đối với tổ TK&VV. Phổ biến, tuyên truyền bằng nhiều hình thức khi có những quy định mới, những thay đổi về chính sách của Chính phủ đối với tín dụng hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, các văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ của NHCSXH. Hình thức quan trọng nhất là phổ biến, tuyên truyền tại các hội nghị giao ban hàng tháng tại điểm trực giao dịch xã đối với Tổ TK&VV, cán bộ hội cấp xã, phường, cán bộ Ban giảm nghèo xã. Nhờ đó các văn bản của các cấp, các ngành về tín dụng hộ nghèo luôn được phổ biến, tuyên truyền thường xuyên, liên tục và kịp thời.
Mọi chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, thủ tục hành chính, quy trình cho vay, đối tƣợng cho vay, lãi suất cho vay. Đều đƣợc công khai hóa tại các điểm giao dịch xã của NHCSXH. Qua đó mọi người dân có thể dễ dàng tìm hiểu về chính sách tín dụng hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách.
*Tổ chức và quản lý mạng lưới hoạt động tín dụng hộ nghèo Hoạt động tín dụng của NHCSXH có những đặc thù cơ bản khác với các ngân hàng thương mại, đối tượng phục vụ là hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Việc truyên tải vốn vay của NHCSXH đến các hộ nghèo và đối
tƣợng chính sách phần lớn thực hiện ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội. Các tổ chức chính trị xã hội là những tổ chức từ nhân dân mà ra, sâu sát cơ sở có đủ điều kiện kinh nghiệm để nhận ủy thác vốn vay của NHCSXH.
Các tổ chức chính trị- xã hội nhận ủy thác có màng lưới là tổ TK&VV, tổ TK&VV đƣợc thành lập theo từng thôn, xóm, tổ dân phố đã và đang thực sự là cánh tay vươn dài của NHCSXH, đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến đúng người nghèo và đối tượng chính sách, giảm thiểu sự cho vay sai đối tƣợng, xâm tiêu, tham ô, lợi dụng, vay ké và tình trạng cho vay nặng lãi.
Việc thành lập mô hình hoạt động của các tổ TK&VV đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển tải và quản lý vốn tín dụng chính sách đến hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Vì vậy hàng năm, căn cứ vào thực trạng hoạt động của các Tổ TK&VV, NHCSXH các cấp (chủ yêu là cấp tỉnh và cấp huyện) tham mưu kịp thời cho Ban đại diện HĐQT để chỉ đạo các Hội, đoàn thể nhận ủy thác cùng với NHCSXH phối hợp với UBND cấp xã tiến hành đánh giá và thường xuyên củng cố, kiện toàn hoạt động tổ TK&VV đảm bảo đạt yêu cầu để thực hiện tốt nhiệm vụ, đặc biệt tập trung xử lý dứt điểm đối với các Tổ TK&VV có chất lƣợng hoạt động yếu, kém, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV. Mở rộng mạng lưới hoạt động đi đôi với củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động của các tổ TK&VV để đảm bảo vốn vay ưu đãi đến đúng các đối tượng được thụ hưởng, đúng chính sách, đúng chế độ, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý vốn, hiệu quả vốn đầu tƣ.
Tổ chức và quản lý tốt mạng lưới ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách từ Hội đoàn thể làm ủy thác các cấp và các Tổ TK&VV- nơi trực tiếp bình xét cho vay, quản lý dƣ nợ, thực hiện thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm, đôn đốc hộ vay trả nợ,. là điều kiện tiên quyết để tổ chức và quản lý thành công mạng lưới hoạt động tín dụng hộ nghèo
*Tổ chức quản lý các nghiệp vụ tín dụng hộ nghèo - Phát triển nguồn vốn
NHCSXH thực hiện phát triển nguồn vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó chủ yếu là: Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước; Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước theo quy định của Chính phủ; Vay vốn của các tổ chức: Tiết kiệm bưu điện và Bảo hiểm xã hội;
Vay vốn Ngân hàng Nhà nước; Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư từ Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Để phát triển nguồn vốn, NHCSXH cần áp dụng đa dạng các hình thức huy động vốn, đồng thời chú trọng hoàn thiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, trang thiết bị kỹ thuật, thành lập Trung tâm thanh toán để tham gia thanh toán liên ngân hàng; thực hiện hoạt động về ngoại hối; áp dụng các công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực tin học phục vụ cho hoạt động NH.
- Mở rộng đối tượng thụ hưởng và tăng doanh số cho vay
Do đối tượng cho vay của NHCSXH là người nghèo, nên việc mở rộng đối tượng thụ hưởng và tăng doanh số cho vay có vai trò rất lớn trong sự nghiệp XĐGN của mỗi địa phương cũng như của quốc gia. Để mở rộng đối tượng thụ hưởng theo đúng qui định của Nhà nước, NHCSXH phải bám sát quy định về mục đích cho vay và khách hàng vay vốn.
Mục đích cho vay: NHCSXH cho vay ƣu đãi hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội.
Khách hàng vay vốn: là hộ nghèo có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay; có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trân) nơi cư trú theo chuẩn nghèo do Chính phủ công bố từng thời kỳ.
Những hộ nghèo không đƣợc vay vốn gồm: những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận loại khỏi danh sách hộ vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biêng không chịu lao động;
những hộ nghèo thuộc diện chính sách (già cả, neo đơn, thiếu ăn... đã được hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước).
- Điều chỉnh hợp lý mức vay và lãi suất cho vay
Mức cho vay đối vơi hộ nghèo cần phẩi được điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với giá cả thị trường và đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo trong sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, Chính phủ luôn quan tâm đến việc điều chỉnh mức cho vay đối với hộ nghèo sao cho phù hợp với vơi giá cả thị trường và đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo trong sản xuất kinh doanh. Ngày 26/04/2014 Hội đồng quản trị NHCSXH đã ký Quyết định số 34/ QĐ- HĐQT về việc nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo từ 30 triệu đồng/ hộ lên 50 triệu đồng/ hộ, áp dụng từ ngày 01/05/2014, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo để phát triển SXKD, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
Lãi suất cho vay là yếu tố trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững tín dụng đối với hộ nghèo. Do vậy, một chính sách ƣu đãi về lãi suất cho vay sẽ giúp người nghèo giảm nhẹ gánh nặng về tài chính. Tuy nhiên việc điều chỉnh lãi suất cho vay cũng cần phải xem xét mức độ ƣu đãi sao cho hợp lý , phù hơp với thị trường và khả năng cấp bù của Ngân sách Nhà nước. Mức lãi suất cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH đƣợc Chính phủ quy định trong từng thời kỳ và được xem xét, điều chỉnh sao cho phù hợp với thị trường song vẫn đảm bảo mức lãi suất có ƣu đãi đối với hộ nghèo. Trong những năm gần đây, lãi suất cho vay hộ nghèo đƣợc điều chỉnh một cách hợp lý , phù hợp với thị trường và khả năng cấp bù của Ngân sách Nhà nước . Các lần điều chỉnh lãi suất cho vay hộ nghèo của NHCSXH trong thời gian gần đây:
Ngày 6/6/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 872/QĐ - TTg về việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay hộ nghèo từ 0,65% xuống còn 0,6%/tháng;
Từ 05/06/2015 đến nay, lãi suất cho vay hộ nghèo giảm xuống còn 0,55%/tháng theo Quyêt định số 750/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng tại NHCSXH.
- Thu nợ
Để phát triển tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đối với hộ nghèo, một nội dung quan trong là phải thu hồi đƣợc nợ để tạo ra nguồn vốn cho vay quay vòng. Cần tìm kiếm các giải pháp thu nợ phù hợp với đối tượng vay vốn đặc thù của chương trình này.
Hiện nay, NHCSXH đặt điểm giao dịch tại xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi cũng nhƣ tiết kiệm chi phí đi lại cho các hộ vay khi vay vốn cũng nhƣ thanh toán nợ vay hoặc trả tiên lãi vay. Các hoạt động này đƣợc thực hiện vào một ngày cố định hàng tháng. Cụ thê:
+ Thu nợ gốc: Vốn vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết. Trong đó, món vay ngắn hạn: thu nợ gốc khi đến hạn; món vay trung hạn: phân kỳ trả nợ nhiêu lần (6 tháng hoặc 1 năm) do Ngân hàng và người vay vốn thoả thuận. Người vay vốn được quyên trả nợ trước thời hạn.
+ Thu lãi: Thực hiện thu lãi hàng tháng trên số dƣ nợ thoả thuận giữa ngân hàng và hộ nghèo vay vốn.
- Xử lý nợ quá hạn và nợ rủi ro
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của quá trình hoạt động tín dụng của ngân hàng, báo hiệu các rủi ro đối với ngân hàng và khách hàng.
Khi phát sinh các khoản nợ quá hạn sẽ khiến cho ngân hàng phải đối mặt với các rủi ro không thu hồi đƣợc khoản đã cho vay, điều này đe dọa sự bảo toàn nguồn vốn cũng nhƣ sự phát triển của ngân hàng.
Đối với tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH, món vay bị chuyển nợ quá hạn trong các trường hợp: (i) hộ vay sử dụng tiền vay sai mục đích; (ii) hộ vay có khả năng trả nợ đến hạn nhƣng không trả hoặc đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, hộ vay không đƣợc gia hạn nợ thì NHCSXH sẽ chuyên toàn bộ số dƣ nợ sang nợ quá hạn.
Sau khi chuyển nợ quá hạn, hộ vay phải chịu mức lãi suất cao hơn (bằng 130% lãi suất khi cho vay), NHCSXH phối hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp tích cực thu hồi nợ.
Đối tượng khách hàng là hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn nên thường là cho vay trung và dai hạn , mang tính đầu tư cho tương lai , nguy cơ rui ro cũng thường cao hơn các đối tượng vay vốn khác. Do đó NHCSXH cần có cơ chế xử lý nợ phù hợp, đảm bảo giúp người vay khắc phục khó khăn khi rủi ro xảy ra, đồng thời đảm bảo cho họat động tài chính của NHCSXH đƣợc lành mạnh và phát triển bền vững.
Để giảm thiểu rủi ro, NHCSXH cần đảm bảo tôn trọng các nguyên tắc cho vay là: sử dụng vốn đúng mục đích xin vay và hoàn trả nợ gốc, lãi tiền vay đúng thời hạn thoả thuận. Trong đó, mục đích vay vốn phải đƣợc sử dụng vào các việc sau:
+ Đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, gồm: (i) cho vay vốn phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi; (ii) đầu tƣ làm các nghề thủ công trong hộ gia đình; (iii) chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản; (iv) góp vốn thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép hoạt động.
+ Đối với cho vay đời sống, gồm: (i) cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở;
(ii) cho vay điện sinh hoạt; (iii) cho vay nước sạch; (iv) cho vay vốn giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập.
*Kiểm tra, giám sát tín dụng hộ nghèo
Công tác kiểm tra kiểm soát đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của NHCSH. Kiểm tra, kiểm toán các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ tại các đơn vị, các bộ phận của NHCSXH, qua đó đƣa ra các kiến nghị, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống, các quy trình, quy định, góp phần đảm bảo hoạt động của NHCSXH an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
Kiểm tra, giám sát tín dụng hộ nghèo là tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện sai sót, hạn chế trong quản lý điều hành, trong các nghiệp vụ của NHCSXH các cấp, các đơn vị nhận ủy thác, các Tổ TK&VV và các hộ vay, đồng thời đƣa ra các kiến nghị, biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế các sai sót phát sinh, ngăn chặn tiêu cực, đảm bảo an toàn, lành mạnh trong hoạt động quản lý tín dụng hộ nghèo.
Kiểm tra, giám sát tín dụng hộ nghèo không phải là việc của riêng hệ thống NHCSXH, mà cần có sự tham gia vào cuộc của các cấp, các ngành, của chính quyên địa phương và nhân dân trong toàn bộ quy trình cho vay hộ nghèo.
Từ khâu bình xét cho vay tại Tổ TK&VV, có tổ chức họp công khai, đảm bảo đúng đối tƣợng, đúng mục đích và có xác nhận của UBND xã về đối tƣợng đƣợc thụ hưởng hay không; Đến việc giải ngân của NHCSXH đến hộ nghèo có sự chứng kiến của Ban quản lý Tổ TK&VV, hội đoàn thể làm ủy thác, Ban giảm nghèo xã. Hộ nghèo đƣợc vay vốn có sử dụng tiền vay đúng mục đích hay không, danh sách hộ đƣợc vay vốn đƣợc sao kê hàng tháng và treo công khai tại điểm trực giao dịch, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình cho vay, là cơ sở để các cấp, các ngành và nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát