Các sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh nghiệm phát triển lịch Quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam (Trang 45 - 54)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN

2.2. Các loại hình dịch vụ và các sản phẩm du lịch quốc tế của Thái Lan

2.2.2. Các sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch được xây dựng dựa trên các điều kiện tài nguyên du lịch, hiện trạng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động ngành du lịch của từng vùng đất nước. Mỗi vùng có những đặc điểm riêng và có thể khai thác những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng đó. Vì vậy, tạo dựng các sản phẩm mới và độc đáo là một trong những yếu tố quan trong để thu hút khách du lịch quốc tế.

Chúng ta cùng điểm qua một số sản phẩm du lịch đặc trưng như sau:

* Du lịch văn hóa kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu

- Giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội, hội nghị, hội thảo, triển lãm…

- Tham quan nghiên cứu nền văn hoá Việt Nam

+ Các lễ hội cổ truyền.

+ Các làng nghề truyền thống.

- Tham quan nghỉ dưỡng vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan + Vùng biển và hải đảo

+ Vùng núi, hang động + Vùng rừng, cao nguyên + Vùng đô thị đặc biệt

* Du lịch tham quan di tích lịch sử, cách mạng kết hợp với du lịch biển, hang động và du lịch quá cảnh

- Tham quan nghiên cứu các di sản văn hoá truyền thống - Tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử

- Nghỉ dưỡng, giải trí, cảnh quan ven hồ và núi, hang động - Tham quan rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

- Các hình thức du lịch biển (ven biển, hải đảo).

* Du lịch tham quan nghỉ dưỡng biển và núi, du lịch sông nước, du lịch sinh thái

- Giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội, hội chợ, triển lãm.

- Cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển, hồ vùng ngập mặn và miền núi.

- Tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử

- Tham quan nghiên cứu các di sản văn hoá Chàm và di sản tôn giáo khác.

- Tham quan vùng sông nước, miệt vườn vùng đồng bằng sông Mê Kông - Tham quan nghiên cứu vùng văn hoá các dân tộc Tây Nguyên.

2.3. Cơ sở phát triển du lịch của Thái Lan 2.3.1. Đường giao thông

Trong những năm qua, trước sự chuyển động của nền kinh tế - xã hội, Thái Lan đã tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tạo điều kiện thu hút ngày càng nhiều khách du lịch. Từ những dự án đầu tư giao thông đường bộ, đường thủy lẫn đường hàng không, Thái Lan đã có hướng đi khá bền vững thúc đẩy việc cải tạo, nâng cấp, xây mới các công trình giao thông nối thành thị với du lịch. Chính giao thông đã “gỡ nút” cho các vùng miền cùng nhau phát triển, tạo chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Cũng từ giao thông nó kích cầu cho thương mại, du lịch - dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp có điều kiện phát triển mang tính liên kết, hợp tác bền vững.

Có thể nói “Giao thông đến đâu, văn minh đến đó”. Nhiều khách quốc tế lâu năm nay trở lại du lịch không khỏi ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước sự phát triển về hệ thống giao thông của Thái Lan. Hệ thống cầu, đường nối liền giữa giao thông du lịch với tỉnh lộ, quốc lộ. Nó liên kết các vùng kinh tế động lực với vùng kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện chuyển nhanh cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động ở du lịch. Hệ thống giao thôn không chỉ là điều kiện cho nền kinh tế xã hội phát triển mà nó còn là mạch nguồn sinh động trên các lĩnh vực an ninh quốc phòng, an sinh xã hội.

Hướng phát triển của du lịch Thái Lan đã quá rõ. Vấn đề đặt ra trong thực tế ở du lịch hiện nay là còn nhiều việc phải làm liên quan đến nhiều ngành, nhiều chính sách và hoạt động có tác động, trực tiếp hoặc gián tiếp đến du lịch và đời sống của người dân. Đó là nguồn vốn xây dựng đạt chuẩn du lịch mới:

Trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn, xóm, công trình thể thao... là những vấn đề đặt ra hiện nay ở cơ sở.

Ngoài vận tải đường bộ, các công trình giao thông khác như cảng biển, sân bay cũng bước đầu hình thành, làm phong phú thêm các loại hình vận tải đến Thái Lan. Trong đó, có các quy hoạch bến cảng cho tàu du lịch, tiếp nhận tàu có trọng tải lớn. Các dự án sân bay Thái Lan thuận lợi do khó thu hút đầu tư và ảnh hưởng đến các dự án khác.

Khi các tuyến đường, công trình cảng biển, sân bay, ga đường sắt được xây dựng hoàn thành, sẽ tạo thành một mạch máu giao thông liên hoàn, thông suốt trên hệ thống đất nước; kết nối được nhều loại hình, phương thức vận tải… giữa các cụn du lịch của Thái Lan; giữa miền biển với vùng núi cao; kết nối đến trung tâm du lịch các nước bạn; hình thành các tour du lịch liên kết các vùng miền, sẽ phục vụ tích cực cho phát triển du lịch của Thái Lan trong thời gian tới.

2.3.2. Cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí

Hiện nay dịch vụ lưu trú và vui chơi giải trí ở Thái Lan cơ bản đáp ứng được nhu cầu vui chơi và ăn nghỉ của khách du lịch. Đối với khách du lịch quốc tế thường chọn nghỉ tại các khách sạn lớn có tên tuổi thường từ 3 đến 5 sao để tận hưởng kỳ du lịch của mình. Dịch vụ khách sạn ở Thái Lan được khách du lịch phản ánh là đảm bảo và giá cả khá hợp lý, các dịch vụ kèm theo cũng thỏa mãn được nhu cầu của khách du lịch.

Dịch vụ vui chơi giải trí ở Thái Lan có nhiều loại hình phù hợp với nhiều lứa tuổi.

2.3.3. Phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch

Trong một chiến lược lâu dài, Thái Lan từ lâu đã tìm cách khai thác lợi thế địa lý của mình như là một cửa ngõ vào khu vực sông Mê Kông (GMS), vị trí này sẽ được tăng cường mở rộng hơn nữa trong tương lai như là mối liên kết giao thông vận tải. Việc nâng cấp đường giao thông khu vực Sông Mê Kông,

sân bay, bến cảng, cầu và đường thủy, tất cả các yếu tố quan trọng của phát triển kinh tế tổng thể, sẽ có lợi cho ngành du lịch bằng cách cho phép các công ty tư nhân cung cấp trọn gói bao gồm đường bay – cảng biển – du lịch – tàu lửa đến một số địa điểm kỳ thú nhất trên thế giới.

Hầu hết những gói này sẽ có sự liên kết với chiến lược du lịch Thái Lan.

Gói phát triển đầu tiên giai đoạn 2006-2015, được phát triển với sự trợ giúp của Ngân hàng Phát triển Á Châu để tiếp cận toàn diện và phối hợp để phát triển du lịch, bao gồm cả việc ưu tiên thực hiện các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông.

Trong điều kiện du lịch bằng đường bay, Bangkok là cửa ngõ khu vực quan trọng nhất đối với du khách tới các điểm lân cận như Angkor Wat (Campuchia), Luang Prabang (Lào), Hà Nội (Việt Nam), Côn Minh (Trung Quốc), và Yangon (Myanmar). Những điểm đến được liên kết bằng đường hàng không từ Bangkok, thành phố duy nhất có chuyến bay trực tiếp đến khá nhiều thủ đô của các nước thuộc khu vực sông Mê Kông và các thành phố khác.

Suvarnabhumi sân bay quốc tế thứ hai của Bangkok, sẽ tiếp tục phát triển vai trò thủ đô của Thái Lan như một trung tâm hàng không và cửa ngõ quốc tế lớn trong khu vực. Đồng thời, chính phủ đang chú trọng nhiều vào phát triển Chiang Mai là một trung tâm hàng không phía Bắc và Phuket là một trung tâm phía Nam.

Nhiều sân bay lớn trong khu vực đang được nâng cấp đáng kể, và thu hút các hãng hàng không mới, đặc biệt là với mức chi phí thấp. Đồng thời, việc liên kết giao thông đường bộ cũng được cải thiện; như dịch vụ đường sắt giữa Thái Lan và Lào. (Nong Khai - Thanalaeng) được khai thông hồi tháng 3 năm 2009.

Việc liên kết trực tiếp này sẽ tiếp tục đẩy mạnh thương mại và du lịch song

đường bay nối liền Côn Minh, Cảnh Hồng, và Bangkok đã được mở cửa vào tháng giêng năm 2010. Cuộc họp bàn về sự hợp tác đầu tiên giữa tỉnh Vân Nam (Xishuangbanna), Luang Prabang, Bokeo, Louang Namtha, Chiang Mai, Chiang Rai và được tổ chức tại Jinghong vào tháng 3 năm 2010, tại đây sáu bên đã ký một biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy việc liên kết du lịch và vận tải. Trong tháng ba năm 2010, TAT và Hiệp hội du lịch Chiang Mai đã dẫn đầu một sự kiện có quy mô lớn có tên " Kunming-Bangkok Self-Driving Cars Delegation " của 130 thành viên đến thăm Jinghong và Côn Minh và tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch. Đồng thời, việc liên kết đường bộ với Châu Á cũng được xúc tiến. Hai tuyến đường hiện đã hoàn tất và mở cửa lưu thông. Bao gồm đường cao tốc R3A dài 1.200 km liên kết giữa Côn Minh - Trung Quốc, với tỉnh Luang Namtha – Lào, trước khi đến Huay Xai, là ngược lại là Tỉnh Chiang Rai - Thái Lan. Và đường cao tốc R3B dài 253-km liên kết các thị trấn Daluo - Trung Quốc tới Chiang Tung - Myanmar trước khi qua Thái Lan tại Tha When Lek, đối diện huyện Mae Sai tỉnh Chiang Rai. Hơn hai cây cầu nối liền Thái Lan và Lào qua sông Cửu Long đang được xây dựng.

* Vận tải đường bộ

Khách du lịch quốc tế ở những khu vực gần như các nước Đông Nam Á thường chọn Thái Lan cho tour du lịch của mình khi du lịch kết hợp nhiều nhiều nước. Khách du lịch theo hình thức này chọn phương tiện vận tải đường bộ là thuận lợi nhất, du lịch bằng đường bộ vừa dừng lại ở nhiều điểm du lịch vừa có thể ngắm cảnh trên đoạn hành trình.

Hệ thống đường bộ cao tốc Thái Lan đã phát triển từ những năm 90 là cầu nối quan trọng không chỉ để phát triển giao lưu thương mại với các nước trong khu vực mà còn là cơ sở để thu hút khách du lịch ở các nước lân cận.

Dịch vụ xe khách hiện đại, đầy đủ tiện nghi giúp khách du lịch quốc tế thoải mái hơn trong suốt quãng đường dài. Xe khách du lịch thường là loại xe cao, thoáng và tiện nghi; hiện tại có nhiều xe du lịch sử dụng nhiều giường nằm để tạo cho khách du lịch sự tiện nghi và thoải mái hơn.

Du lịch Thái Lan theo đường bộ vẫn đang phát triển và là triển vọng của đất nước này trong tương lai. Hiện tại Thái Lan cũng áp dụng nhiều chương trình và dự án du lịch thu hút thêm lượng khách du lịch đường bộ vào Thái Lan ngày càng nhiều hơn như du lịch lễ hội ở các tỉnh thành ven biên giới, hội chợ hàng hand-made của các vùng dân tộc...

* Vận tải đường hàng không

Có đến 88% khách du lịch quốc tế đến du lịch Thái Lan bằng đường hàng không, có thể nói vận tải hành khách bằng đường hàng không dễ dàng và không đắt đỏ như một số nước khác. Tại những điểm phát triển du lịch Thái Lan đều có các sân bay lớn đảm bảo khách du lịch có thể đi lại dễ dàng và thuận tiện, bên cạnh đó dịch vụ hàng không và chăm sóc khách hàng của Thái Lan được đảm bảo do đó du lịch Thái Lan bằng hàng không vẫn là sự lựa chọn số 1 của khách du lịch quốc tế.

Tuy nhiên trong năm 2010 do bị ảnh hưởng của lực lượng bạo động phong tỏa các sân bay của Thái Lan nên hành khách có cảm giác e ngại hơn khi lựa chọn hình thức vận tải này. Đến năm 2011 dịch vụ du lịch hàng không dần trở lại và cân bằng.

* Vận tải đường thủy

Vận tải đường thủy vào Thái Lan cũng có nhưng không nhiều do thời gian di chuyển thời dài ngày và rủi ro lớn. Hiện tại Thái Lan cũng đang chú trọng phát triển vận tải du lịch đường thủy nhưng với lộ trình ngắn và mang tính chất

du ngoạn biển nhiều hơn là vận chuyển hành khách du lịch. Cùng với việc phát triển vận tải đường thủy, Thái Lan cũng quan tâm hơn đến việc nâng cao chất lượng các dịch vụ, khu vui chơi giải trí ven biển, bên cạnh việc phát triển dịch vụ thăm quan, nghỉ dưỡng tại các vùng biển.

2.3.4. Các chiến lược thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế 2.3.4.1. Định hướng phát triển du lịch của Thái Lan

Trong những năm tới, để phát triển ngành Du lịch một cách bền vững, Thái Lan đã quán triệt các quan điểm cơ bản sau:

- Phát triển Du lịch mang lại nhiều lợi ích: Quan điểm này xuất phát từ chỗ đánh giá Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng.

Sự phát triển của nó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác và nó cũng cần được các ngành kinh tế khác trợ giúp; đồng thời phát triển du lịch phải đạt cả hiệu quả chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.

- Phát triển Du lịch theo hướng bền vững: Du lịch mang lại hiểu quả nhiều mặt, tuy nhiên về mặt trái, Du lịch, nhất là sự phát triển quá mức, có thể mang lại những vấn đề tiêu cực như: làm xuống cấp môi trường thiên nhiên và tạo ô nhiễm, thương mại hoá nghệ thuật, tôn giáo và văn hoá, để lại các vấn đề về xã hội, làm tổn hại nền văn hoá, lối sống của dân chúng địa phương, gia tăng số tệ nạn tội ác, mại dâm và cờ bạc..., tạo cơ hội cho sự truyền nhiễm bệnh tật, tạo nhu cầu quá nặng nề đối với tài nguyên sẵn có, làm suy yếu cấu trúc gia đình.

Phát triển Du lịch theo hướng bền vững sẽ giúp bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội. Đây là đường lối, quan điểm hoàn toàn đúng đắn: “Phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ Hàng không, Bưu chính, Viễn thông, Thương mại, vận tải, tài chính, ngân hàng... từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch thương mại, dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực. Triển khai thực hiện quy

hoạch tổng thể, phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng to lớn cuae đất nước theo hướng du lịch, văn hoá, sinh thái, môi trường. Bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử để phát triển du lịch”.

- Phát triển cả du lịch nội địa, tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế:

Trong thế kỷ tới Thái Lan sẽ là thị trường du lịch rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Du lịch nội địa phát triển sẽ góp phần nâng cao dân trí, tăng cường tình đoàn kết dân tộc, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

- Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá du lịch: Một trong những thế mạnh của du lịch Thái Lan là tài nguyên nhân văn hết sức phong phú, đa dạng, nhưng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, do đó cần tôn tạo nhiều di tích lịch sử kết hợp với việc xuất bản các ấn phẩm giới thiệu danh lam thắng cảnh; nghiên cứu, phục hối và phát triển các món ăn đặc sản, các lễ hội truyền thống phù hợp với khách du lịch.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý du lịch; xúc tiến tuyên truyền quảng cáo sâu rộng trong và ngoài nước...

2.3.4.2. Mục tiêu của du lịch Thái Lan trong những năm tới

* Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu tổng quát của du lịch Thái Lan nằm trong chiếm lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước đến năm 2013 nhằm đưa ngành du lịch phát triển vững mạnh, là ngành kinh tế quan trong trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21.

Hoạt động lữ hành quốc tế cần được ưu tiên đẩy mạnh phát triển hơn nữa bởi lữ hành quốc tế là một mắt xích quan trọng giúp nối liền các hoạt động kinh doanh khác phát triển, tăng thu ngoại tệ, tăng cường giao lưu văn hoá, tăng nhanh tỷ trọng GDP trong du lịch, tạo công ăn việc làm cho lao động trong cả

nước, cải thiện cán cân thanh toán ngoại tệ, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử cảnh quan môi trường...

* Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu về lượng khách và doanh thu từ lữ hành quốc tế: Năm 2011, Ngành đã đạt được mức tăng trưởng đề ra về lượng khách quốc tế từ 6-8% so với những năm trước đó với trên 30 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Mục tiêu đến năm 2013 Thái Lan sẽ đón khoảng 22,22 triệu lượt khách quốc tế.

- Mục tiêu về an ninh, an toàn du lịch:

+ Hoàn thiện hệ thống kỹ thuật, nghiệp vụ, đảm bảo cho việc cấp Visa cho khách được thuận lợi, song không thể để sót đối tượng vào Thái Lan với động cơ xấu.

+ Đảm bảo an toàn cho khách du lịch

+ Đảm bảo an ninh, vệ sinh môi trường ở các điểm du lịch, các di tích văn hoá, lịch sử.

+ Hoàn thiện hệ thống quản lý khách lưu trú tại khách sạn với các thủ tục nhanh gọn, song chặt chẽ, vừa đảm bảo an toàn cho khách, vừa đảm bảo những yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn cho xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh nghiệm phát triển lịch Quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)