CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020
4.3 Giải pháp tăng cường quản lý thu - chi ngân sách giai đoạn 2016-2020
4.3.3 Giải pháp chấp hành dự toán ngân sách
Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX nhiệm kỳ 2016-2020 đề ra tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 10%, tỷ lệ huy động tổng thu ngân sách trên GDP đạt từ 10%. Trong đó thuế phí từ 13,8%. Tổng thu NSNN trên địa bàn 5 năm đạt và vƣợt 24.989 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt từ 15,79% đến 18,48%, tỷ
lệ huy động trên GDP đạt từ 8% đến 11%; trong đó thu thuế, phí đạt 17.828 tỷ đồng, tỷ trọng thuế phí trong tổng thu NSNN đạt từ 71 % đến 80%; đến năm 2020 thu cân đối ngân sách Nhà nước đạt từ 6.500 tỷ đồng trở lên, hơn 2 lần năm 2015.
Để đạt đƣợc chỉ tiêu Nghị quyết nêu trên, cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau đây:
- Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh cần phải ban hành đề án quản lý thu thuế giai đoạn 2016-2020, trong đó căn cứ vào dự kiến GDP hằng năm để dự kiến số thu, trong đó chi tiết cụ thể số thu thuế phí. Đồng thời chú trọng các giải pháp để thực hiện đề án. Đồng thời, ban hành đề án quản lý thu thuế đối với một số lĩnh vực đặc biệt như nguyên vật liệu xây dưng, sản xuất xi măng, bia, nước giải khát, dịch vụ du lịch vì đây là sản phẩm chiếm ƣu thế của tỉnh.
- Ngành thuế phải xây dựng đƣợc các chuẩn mực quản lý thuế nhằm tăng cường tính hiệu quả các hoạt động của mình, đó là việc quan tâm đến việc xây dựng và thực thi các chuẩn mực để đánh giá công tác quản lý và chỉ đạo. Tác giả xin nêu ra một số chuẩn mực của các nước phát triển để tham khảo, áp dụng và cải tiến công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020:
+ Chuẩn mực về đăng ký thuế: Tất cả các mã số thu của đối tƣợng nộp thuế phải đƣợc cấp trong 3 ngày từ khi nhận đƣợc đơn xin đăng ký.
+ Thu thuế: Chỉ tiêu về số thu, theo tháng và theo loại thuế.
+ Tất cả các khoản nộp thuế sẽ đƣợc nộp vào tài khoản phù hợp của Chính phủ trong vòng 24 giờ từ khi nhận đƣợc thông báo.
+ Thu khoản nợ thuế: Tất cả đối tƣợng nộp thuế GTGT đƣợc liên hệ trong vòng 10 ngày từ ngày nộp thuế hàng tháng để thu các khoản thuế nợ đọng.
+ 95% tờ khai VAT đƣợc xử lý trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận. 90% các sửa đổi do cơ quan thuế đề xuất sẽ đƣợc xử lý trong vòng 3 tuần.
. Dịch vụ đối tƣợng nộp thuế: 90% các thắc mắc qua điện thoại phải đƣợc trả lời trong vòng 10 phút. 90% các thắc mắc gặp trực tiếp phải đƣợc trả lời trong vòng 20 phút. 90% các yêu cầu hướng dẫn phải được trả lời trong vòng 4 tuần.
- Trung tâm các huyện, thành phố trong tỉnh đều có các nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, số thu thuế phát sinh ở lĩnh vực này còn
thấp. Nguyên nhân có thể là do các đơn vị không hoạt động theo hình thức doanh nghiệp mà chỉ là hộ cá thể nên chủ yếu thực hiện thu nộp thuế theo hình thức thuế khoán, trong khi thuế khoán còn mang tính chủ quan nên thất thu ở lĩnh vực này khá lớn. Vì vậy, tỉnh Hà Nam cần phải chỉ đạo sát xao việc quản lý thu thuế đối với lĩnh vực này bằng cách thực hiện rà soát, kiểm tra toàn bộ các nhà hàng, khách sạn. Nếu đơn vị nào đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp (về vốn, lao động…) phải thành lập doanh nghiệp và thực hiện thu nộp thuế theo hình thức khấu trừ.
- Đối với hoạt động vận tải tƣ nhân: Tiếp tục phối hợp với công an, giao thông công chính, cơ quan đăng kiểm để rà soát nắm số đối tƣợng đăng ký sử dụng phương tiện vận tải, phân loại đối tượng có phương tiện vận tải là xe chở hàng, xe chở khách, trên cơ sở đó so sánh giữa số phương tiện đăng kiểm, số phương tiện đăng ký sử dụng tại cơ quan công an với số phương tiện do Chi cục đã quản lý thu thuế để xác định số chênh lệch phát sinh chƣa quản lý. Hiện nay, các khoản thu vận tải tư nhân được uỷ nhiệm thu cho UBND xã, phường, thị trấn do đó trước mắt đề nghị Chi cục sử dụng một phần tiền thưởng thực hiện dự toán và quỹ phối hợp để động viên kịp thời UBND xã, phường, thị trấn tích cực tham gia.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện lợi dụng quyền hạn gây khó khăn cho hộ kinh doanh. Xử lý nghiêm khắc những cán bộ thuế thoái hoá biến chất đồng thời khen thưởng biểu dương kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác nhằm xây dựng đơn vị, ngành vững mạnh.
- Hiện nay, đối tƣợng nộp thuế tự khai, tự tính và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, song trong thực tiễn, các đối tƣợng nộp thuế không phải ai cũng có trình độ hiểu biết về pháp luật thuế đặc biệt với đối tƣợng nộp thuế là các hộ kinh doanh. Do đó phát triển dịch vụ tƣ vấn thuế là một nhu cầu tất yếu khách quan. Vì vậy, cơ quan thuế phải làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích các luật thuế, giải đáp kịp thời những vướng mắc của các đối tượng nộp thuế khi thực hiện luật thuế, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tƣợng nộp thuế khi họ thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Điều đó chứng tỏ rằng tƣ vấn thuế là một công việc cần thiết khách quan, một công việc phải tiến hành thường xuyên, liên tục của cơ quan thuế.
- Tổng cục thuế cần quan tâm đầu tư, tăng cường phương tiện làm việc cho cơ quan, cán bộ thuế, đặc biệt là các mạng vi tính để đơn giản hoá các tờ khai, các thủ tục quản lý kiểm tra, gắn với việc đào tạo bồi dƣỡng để mọi cán bộ quản lý có thể sử dụng thông thạo các máy vi tính; tăng thêm trường hợp giao lưu thông tin với các ngành liên quan ở trong và ngoài nươc, thu thập thêm nhiều thông tin cần thiết để xác định đúng đắn các căn cứ tính thuế.
- Cần có cơ chế trích thưởng về kết quả thu ngân sách Nhà nước. Các cấp ngân sách (huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn) quản lý và khai thác tốt nguồn thu, phấn đấu thu vƣợt dự toán đƣợc giao, phần vƣợt dự toán sẽ đƣợc xem xét để bổ sung cho ngân sách cấp đó để tăng nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội theo quy định của Chính phủ.
- Thường xuyên phát động phong trào thi đua yêu nước với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Có chỉ tiêu nội dung thi đua cụ thể sau mỗi đợt thi đua, cần kịp thời tôn vinh, tuyên dương, khen thưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế. Xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, cá nhân phát huy sáng kiến, cải tiến phương pháp công tác.
- Triển khai phối hợp duy trì thu Ngân sách với các Ngân hàng thương mại, thực hiện việc mở tài khoản chuyên thu NSNN tại các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu cải cách thủ tục hành chính đơn giản hoá và giảm thiểu thời gian, thủ tục nộp tiền cho người nộp thuế; đồng thời nâng cao tính hiệu quả, đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng trong việc thực hiện cơ chế tự khai - tự nộp thuế vào NSNN thông qua ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế giao dịch để thực hiện nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế.
4.3.3.2 Giải pháp quản lý điều hành chi NSNN trên địa bàn
* Đối với chi đầu tư XDCB
- Tăng cường công tác kiểm soát vốn qua Kho bạc nhà nước, tuyệt đối không thực hiện chi đầu tƣ XDCB bằng lệnh chi tiền.
- Thanh tra tỉnh, Thanh tra các Sở chuyên ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tƣ XDCB trên địa bàn toàn tỉnh theo kế hoạch hàng năm.
- Tăng cường việc tổ chức thực hiện chế độ giám sát đầu tư của cộng đồng theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đề nghị HĐND các cấp tăng cường công tác giám sát, chỉ đạo đối với công tác xây dựng cơ bản ở các địa phương, giúp chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ, hiệu quả vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản hiện nay.
- Giai đoạn 2016-2020, tiếp tục bị ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước, thị trường bất động sản gần như đóng băng. Vì vậy, nguồn thu từ tiền sử dụng đất sẽ giảm đáng kể so với giai đoạn 2011-2015. Do đó, tỉnh Hà Nam cần đánh giá đúng thực trạng nguồn thu từ nguồn này để điều hành chi đảm bảo cân đối thu chi. Để làm được điều này, nhất thiết phải theo dõi thường xuyên diễn biến số thu, phối hợp với Kho bạc nhà nước và có chỉ đạo cho kho bạc nhà nước cấp huyện tạm dừng chi từ nguồn này khi số chi cho các công trình cơ bản nhiều hơn số thu tại từng thời điểm. Có thể tiến hành một quý một lần hoặc vào những thời điểm cuối năm thì theo dõi định kỳ từ 5 đến 10 ngày để điều hành, giải ngân đƣợc kịp thời.
- Đối với những khoản tạm ứng vốn XDCB từ các năm trước kéo dài qua nhiều năm cần xử lý dứt điểm bằng biện pháp chế tài: Chủ đầu tƣ không thực hiện thanh quyết toán phần tạm ứng sẽ không tiếp tục đƣợc giải ngân đối với những công trình dự án mới đã đƣợc bố trí vốn ngay từ đầu năm.
- Theo xu thế hiện nay, việc phân cấp quản lý vốn XDCB ngày càng mở rộng đối với các huyện, thành phố, đối với các xã, phường, thị trấn, mặt khác các Văn bản chế độ về đầu tư XDCB phát sinh tương đối nhiều, đòi hỏi chủ đầu tư phải có am hiểu nhiều về công tác quản lý XDCB. Vì vậy, tỉnh cần tích cực mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công chức khi có những chế độ phát sinh, hạn chế những sai sót xảy ra trong quá trình quản lý vốn XDCB.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết; không gây phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện giải ngân vốn XDCB tại cơ quan Kho bạc Nhà nước.
* Đối với chi thường xuyên
- Hàng năm, cơ quan chuyên môn giúp việc UBND tỉnh (Sở Tài chính) cần rà soát, phân tích xác định định mức chi hợp lý, mỗi khoản chi thường xuyên lệ
thuộc để từ đó tham mưu cho UBND tỉnh xác định cụ thể những định mức chi không còn phù hợp, đặc biệt là đối với những năm cuối giai đoạn, loại bỏ những hạng mục chi không cần thiết từ đó thiết lập hệ thống định mức mới.
- Đối với các đơn vị dự toán: Triển khai thực hiện nghiêm Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 để tinh gọn bộ máy, phân định rạch ròi chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi cấp. Việc hợp nhất, tách chia, lồng ghép nhiệm vụ để có bộ máy tinh gọn giúp cho cơ quan xây dựng dự toán cân đối ngân sách phù hợp bảo đảm đủ nguồn để hoạt động. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ xác định chuẩn xác đối tượng hưởng chi ngân sách..
- Giải quyết hài hoà định mức chi trong tổng định mức phân bổ đƣợc giao yêu cầu phải đạt đƣợc là định mức chi có căn cứ thuyết phục của từng loại công việc thuộc danh mục tổng nguồn, tổng các cơ cấu đƣợc phân định. Chỉ xử lý một số trường hợp đặc biệt khi cơ quan có thẩm quyền cho phép. Với cách làm đó, dự toán chi thường xuyên của các đối tượng thụ hưởng ở Hà Nam sẽ được hài hoà, công khai, công bằng hơn.
- Đề cao vai trò xã hội hoá nguồn lực, sử dụng lồng ghép nguồn lực để nâng cao nguồn lực tài chính cho chi thường xuyên. Xã hội hoá cần chỉ rõ loại gì, bao nhiêu, cơ sở pháp lý, tính ổn định, vững chắc. Nếu có những chương trình mục tiêu, chương trình trọng điểm thì lồng ghép để tránh trùng lắp.
- Quản lý chặt chẽ chi tiêu trong năm kế hoạch nhằm hạn chế tối đa thất thoát, sử dụng sai mục đích ngân sách, khi mua sắm phải tìm nguồn cung cấp, đấu giá, đấu thầu nhằm tiết kiệm nhất, phải tuân thủ quy tắc quản lý, sử dụng tài sản công…
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu kết hợp với kiểm tra, thanh tra thường xuyên nhằm chấn chỉnh, phát hiện, xử lý trong khi thực hiện dự toán chi thường xuyên.
- Gắn việc chấp hành dự toán chi thường xuyên, mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chính trị trong các cuộc sơ kết, tổng kết, chấm điểm thi đua hàng năm, bình xét các tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên theo khối. Việc làm này sẽ có tác dụng khuyến khích từng đơn vị tự xác định đƣợc mức độ thi đua và tạo lập thói quen sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách.
- Tiếp tục thực hiện xã hội hóa các loại hình sự nghiệp, nhất là y tế, giáo dục với mức độ cao hơn. Động viên thu hút rộng rãi các nguồn vốn xã hội để đầu tƣ cung ứng dịch vụ công thông qua xã hội hóa, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp; hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành, sử dụng mạnh các công cụ về tài chính, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, thủ tục hành chính nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia cung ứng dịch vụ công, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, cần thiết đề vừa nâng cao số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ công, giảm khánh nặng cho Nhà nước.
- Tại Sở Tài chính và các Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện cần thiết phải đƣa thủ tục hành chính “thẩm định quyết toán năm đối với các đơn vị dự toán”
vào áp dụng theo quy trình quản lý chất lƣợng ISO 9001:2008 nhƣ đối với nhiều sản phẩm khác tại Sở Tài chính để đẩy nhanh tiến độ thẩm định quyết toán, qua đó phát hiện những sai sót, kịp thời chấn chỉnh, sẽ khắc phục đƣợc tình trạng quyết toán khống, chứng từ của năm trước quyết toán vào năm sau….
- Hằng năm Sở Tài chính tăng cường công tác kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ quản lý tài chính cho các Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện, các Phòng Tài chính – Kế hoạch cũng tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt thông tin và hướng dẫn cho UBND cấp xã để tránh tình trạng nợ chi chế độ chính sách cho CBCC, thực hiện nghiêm chế độ quy định của Nhà nước đối với công tác quản lý tài chính.
- Cơ quan tài chính các cấp, UBND cấp xã và các đơn vị dự toán thực hiện tốt chế độ công khai tài chính, ngân sách. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính đối với đơn vị dự toán và các địa phương. Thực hiện tốt kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán.
- Tại cơ quan tài chính các cấp cần thực hiện tốt chế độ chuyển đổi vị trí công tác và luân chuyển cán bộ tránh tình trạng làm việc lâu năm tại một vị trí một mặt sẽ không phát huy đƣợc tính năng động, sáng tạo, một mặt dễ phát sinh tiêu cực trong quá trình quản lý.
- Quan tâm đến công tác hướng dẫn, định hướng cho UBND các xã trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và khoán biên chế theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP để UBND các xã thấy đƣợc tác dụng của việc khoán biên chế,
đồng thời cụ thể hóa việc phân chia thu nhập tăng thêm tránh tình trạng có thu nhập nhƣng không thực hiện phân chia.
4.3.4 Giải pháp cho công tác quyết toán ngân sách
Để công tác quyết toán ngân sách đƣợc kịp thời, chính xác. Tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau đây:
- Các Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện thực hiện đôn đốc các đơn vị nộp báo cáo quyết toán sớm, những đơn vị nào trong kỳ chỉnh lý ngân sách không thực hiện điều chỉnh, thực hiện nộp báo cáo quyết toán sớm. Trên cơ sở đó, Phòng Tài chính – Kế hoạch bố trí thời gian thẩm định quyết toán trước, không để chờ tất cả các đơn vị nộp đủ quyết toán mới lập kế hoạch thẩm định. Về thời gian thẩm định quyết toán đối với các đơn vị, cần dự kiến cụ thể (xây dựng kế hoạch) lịch trình, thời gian đối với từng đơn vị để các đơn vị khẩn trương trong công tác lập báo cáo quyết toán, không nhất thiết phải chờ đến thời gian quy định mới thực hiện lập và nộp báo cáo quyết toán, làm cho chất lƣợng báo cáo quyết toán còn chƣa cao.
Ngoài ra, nếu thực hiện theo phương pháp này sẽ tránh được tình trạng lập báo cáo quyết toán thu chi ngân sách trên địa bàn khi chƣa thực hiện thẩm định việc quản lý, sử dụng ở các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Hạn chế việc cấp phát kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách bằng lệnh chi tiền nhƣ kinh phí an toàn giao thông, kinh phí Đảng, hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội… để tránh tình trạng ngân sách đã quyết toán trong khi vẫn còn kinh phí dƣ tại tài khoản tiền gửi của đơn vị (tức là quyết toán cả phần kinh phí chƣa chi). Hoặc để tránh tình trạng này, cần phải thực hiện kiểm tra quyết toán ngay trong thời kỳ chỉnh lý ngân sách (trong tháng 01 năm sau), nếu đơn vị không sử dụng hết kinh phí, yêu cầu nộp trả ngân sách theo quy định.
- Có biện pháp chế tài nhƣ: Không cho các đơn vị rút các khoản chi khác (ngoài lương) hoặc không cho ngân sách cấp dưới rút trợ cấp cân đối ngân sách khi các đơn vị, địa phương chưa nộp báo cáo quyết toán ngân sách đúng thời gian.
- Ban kinh tế ngân sách HĐND tỉnh và HĐND cấp huyện, xã tăng cường công tác thẩm tra quyết toán, yêu cầu UBND các cấp giải trình cụ thể những điểm chƣa phù hợp, những đột biến của năm ngân sách nhằm giúp cho các cơ quan