CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI VEAM (VETRANCO)
3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công
3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác tài chính kế toán
Công tác tài chính kế toán là hoạt động chuyên trách của phòng Tài chính- Kế toán, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quản lý tài sản của Công
ty. Để công tác này được thực hiện tốt hơn nữa, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Một là Công ty cần tổ chức phối hợp giữa các phòng ban một cách nhịp nhàng hơn như:
+ Phối hợp giữa phòng Kinh doanh, phòng vận tải và phòng Tài chính kế toán trong khâu làm hợp đồng, điều chuyển các chuyến xe chạy liên tỉnh, giao nhận hàng hóa và chuyển tiền thanh toán.
+ Giữa phòng kế hoạch và phòng tài chính kế toán trong hoạt động giao dịch với khách hàng, tiêu thụ xuất nhập khẩu.
+ Phòng tổ chức và phòng Tài chính kế toán trong việc tính lương cũng như các khoản phụ cấp cho người lao động.
Hai là, Công ty cần phải mở các lớp đào tạo lại, nâng cao trình độ, nghiệp vụ kế toán, tài chính cho các cán bộ kế toán, cán bộ tài chính.
Ba là, Xây dựng một đội ngũ cán bộ tài chính chuyên trách. Thiết lập một bộ phận tài chính riêng biệt, chuyên trách về quản lý tài chính cho công ty. Nhiệm vụ của bộ phận này chủ yếu sẽ là: Xây dựng các kế hoạch tài chính dài hạn, nắm bắt và xử lý các vấn đề tài chính ngắn hạn, báo cáo và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về tình hình tài chính của Công ty.
3.2.6. Xây dựng cơ chế khen thưởng, khuyến khích hợp lý đối với cán bộ, công nhân viên
Cơ chế khen thưởng trong mọi doanh nghiệp luôn là cơ chế khuyến khích đối với người lao động, khích lệ người lao động ổn định công việc và hăng hái làm việc, yên tâm đóng góp sức mình cho sự phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói đó là cơ chế tạo động lực, tạo niềm tin trong công việc cho người lao động.
Do vậy, công ty cần tăng cường và hoàn thiện cơ chế khen thưởng theo hướng khuyến khích mọi người thi đua sản xuất, hoàn thành tốt các
nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao, đồng thời có cơ chế thưởng phù hợp đỗi với những sáng kiến tốt, giúp tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Nhưng khi thực hiện chính sách này còn cần phải đảm bảo sự công bằng, không có ưu tiên, phân biệt. Nếu không sẽ dẫn đến mất hiệu quả của chính sách.
3.2.7. Tăng cường huy động vốn , thiết lập và duy trì cơ cấu vốn tối ưu Để mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động của công ty, tăng khả năng cạnh tranh cũng như khẳng định vị thế của mình trên thị trường thì nhu cầu về vốn của doanh nghiệp là rất lớn. Do đó, để có thể huy động được vốn với chi phí thấp nhất, , trước hết Công ty cần phải đa dạng hóa phương thức huy động vốn, cụ thể: Mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng, sử dụng linh hoạt hình thức vay dài hạn, ngắn hạn, vay theo hợp đồng, vay theo hạn mức tín dụng…
Một cơ cấu vốn được coi là tối ưu khi chi phí vốn thấp nhất. Do vậy, thiết lập cơ cấu vốn tối ưu công ty cần dựa trên cơ sở xác định chi phí vốn thấp nhất. Chi phí vốn được hiểu là chi phí bỏ ra để sử dụng một nguồn vốn nào đó. Tương ứng với hai bộ phận chính của cơ cấu vốn là Nợ và Vốn chủ sở hữu thì cũng có hai loại chi phí vốn, đó là chi phí Nợ và chi phí Vốn chủ sở hữu.
3.2.8. Tìm kiếm thêm khách hàng để không lãng phí chuyến vận tải từ Nam ra Bắc
Như phân tích ở trên, mỗi chuyến xe vận chuyển hàng cho khách từ Bắc vào Nam, hàng hóa được chuyển vào nhưng khi xe quay đầu ra thì xe lại để không, làm lãng phí xăng xe mà lại không mang lại thêm lợi nhuận cho Công ty. Khi tìm được khách hàng có nhu cầu chuyên chở hàng hóa ra ngoài Bắc thì mỗi chuyến đi sẽ sinh thêm phần lợi nhuận.
Theo như tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đa phần họ đều muốn tìm hãng uy tín để ký kết hợp đồng và cũng mong muốn được hưởng chi phí thấp
nhất. Mỗi chuyến ra Bắc, Công ty có thể cắt giảm bớt chi phí để tìm kiếm được hợp đồng và không để xe không chạy về.
3.3. Một số đề xuất kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
Để có thể đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng thì bên cạnh nỗ lực của Công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp trên còn rất cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp của Nhà nước. Cụ thể:
- Có chính sách hỗ trợ về giá xăng, dầu để giảm những biến động về giá trị vận tải cũng như giá cung cấp dịch vụ, hàng hóa của doanh nghiệp.
- Có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông, bên bãi… để giảm chi phí vận chuyển góp phận lưu thông hàng hóa được tốt hơn.
- Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các mặt hàng doanh nghiệp hoạt động. Như đồ điện, máy móc, đó dùng trong ngành xây dựng như sắt thép…
- Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cho doanh nghiệp. Cụ thể là Nhà nước cần hoàn thiện quy chế quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định, và đơn giản hóa các thủ tục mua sắm, thanh lý tài sản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng đầu tư, nâng cấp tài sản.
3.3.2. Kiến nghị đối với Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam
Tổng Công ty máy động lực và mày nông nghiệp Việt Nam phải xác định được phương hướng phát triển trong giai đoạn sắp tới bằng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn như sau:
Thứ nhất, đối với ngành vận tải thì đội ngũ lái xe có vị trí rất quan trọng. Nó tạo ra lợi thế trong cạnh tranh. Ví dụ như, lái xe có trình độ chuyên
môn cao, lái xe an toàn vận chuyển hàng hóa tới các tỉnh, thành phố thì khách hàng sẽ tin cậy và yên tâm, bên cạnh đó công ty sẽ không phải mất một khoản chi phí đi đường do lái xe không an toàn đây tai nạn, hoặc hỏng hóc. Để có thế tìm kiếm được những lái xe có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề thì Tổng công ty nên đào tạo đội ngũ lái xe. Tổng công ty tổ chức một số lớp dạy nghề lái xe.
Thứ hai, Cũng giống như đội ngũ lái xe, thiết bị công nghệ là một yếu tố quan trọng. Trên thị trường có rất nhiều loại và thay đổi thường xuyên. Để doanh nghiệp tự tìm mua sẽ dễ bị lừa hoặc mua với giá cao, kém chất lượng.
Để có thể đảm bảo mua đúng, mua đủ và không bị lãng phí Tổng công ty nên thành lập nhóm kỹ thuật để tư vấn mua xe, máy móc, thiết bị mới.
Thứ ba, Tổng công ty cần giới thiệu cho doanh nghiệp những khách hàng mới trong kinh doanh vận tải và thương mại để doanh nghiệp ngày càng vững mạnh hơn.
Thứ tư, Tổng công ty nên sớm hoàn thiện quy chế quản lý tài chính ban hành nội bộ theo hướng cụ thể, hợp lý và có chiều sâu để các công ty thuộc Tổng công ty có được nguyên tắc, chuẩn mực quản lý tài chính thống nhất. Để hoạt động quản lý tài chính nói chung và quản lý tài sản nói riêng thu được hiệu quả ngày càng cao.
3.3.3. Kiến nghị đối với các ngành có liên quan
Bộ giao thông vận tải cần có thêm những quy đinh chặt chẽ hơn đối với các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vận tải và thương mại. Việc cấp phép quá dễ dàng mà không có các quy định cụ thể khác về số lượng, giá cước vận tải thì thị trường nước ta sẽ khó kiểm soát.
Các doanh nghệp vận tải ô tô nhỏ lẻ, manh mún, hoạt động thiếu chuyên nghiệp, cạnh tranh phá giá để thu hút đầu vào, gây ra sự thiếu ổn định thị trường và mất an toàn giao thông.
Chính sách thuế ở Việt Nam thời gian vừa qua đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như chưa thực sự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế, chính sách thuế vẫn còn nhiều mức thuế suất, lồng ghép nhiều chính sách xã hội, nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế. Một số quy định còn rườm rà, phức tạp, chưa rõ ràng, minh bạch gây khó khăn, tốn kém chi phí cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế. Vì vậy mà công tác quản lý thuế cần rà soát lại các thủ tục, quy trình về thuế để sửa dổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, tránh gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân nộp thuế nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế.
Đứng trước thực trạng đó đòi hỏi các ngành liên quan như ngành thuế, ngành vận tải, công an, cục quản lý thị trường… không thể không có biện pháp ngăn ngừa. Muốn vậy phải có sự kết hợp ăn ý giữa các ngành, các cơ quan với nhau để cùng ngăn chặn, phòng ngừa có hiệu quả. Tạo điều kiện cho ngành vận tải và thương mại nói riêng và tất cả các ngành nói chung cùng phát triển đi lên.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, xác lập vị thế trên thị trường đòi hỏi phải nỗ lực trong mọi hoạt động, đặc biệt trong quản lý và sử dụng tài sản. Hoạt động quản lý và sử dụng tài sản hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Để hoà nhập với xu thế phát triển kinh tế của đất nước, công tác quản lý và sử dụng tài sản không ngừng được đổi mới và hoàn thiện về phương pháp cũng như nội dung.
Qua quá trình nghiên cứu tại Công ty Cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn TS. Trần Thị Thanh Tú, tôi đã có được những hiểu biết khá sâu sắc về thực tế hoạt động này tại công ty. Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty hiện đang được duy trì khá ổn định, ở mức trung bình, tuy nhiên công tác quản lý và sử dụng tài sản vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty. Tôi mong rằng những định hướng này sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý và sử dụng tài sản của Công ty để mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn và công ty ngày càng lớn mạnh.
Hiệu quả sử dụng tài sản luôn là một vấn đề rộng và phức tạp, tuy đã cố gắng song do trình độ hiểu biết có hạn nên sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để tôi có được những kiến thức, hiểu biết sâu sắc hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Tấn Bình (2009), Phân tích quản trị tài chính, Nxb Thống kê, Hà Nội.
2. Vò Quang Hòa (2009), “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở Công ty Giầy Thượng Đình”
Luận văn tiến sỹ Quản trị Kinh doanh , Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
3. Hồ Thị Thúy Hồng (2010), “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng tài sản công tại Văn phòng Sở Giao thông Vận tải” Luận văn tiến sỹ Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân – Hà Nội
4. Lưu Thị Hương (2002), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nxb giáo dục.
5. Nguyễn Minh Kiều ( 2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Nguyễn Minh Phương (2012), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Giáo dục Việt Nam
7. Trà Quyết Thắng (2009), “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn Thắng” Luận văn thạc sỹ Quản trị Ngân hàng – Tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
8. Trịnh Văn Thành (2010), “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần Dịch vụ vận tải đường sắt” Luận văn thạc sỹ Tài Chính Ngân Hàng, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội
9. Tống Kim Uyên (2007), “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cấp nước Nam Định” Luận văn thạc sỹ Học viện Tài Chính, Hà Nội
Website :
10. http://BrandInfo.biz 11. http://.mof.gov.vn 12. http://tapchitaichinh.vn 13. http://vneconomy.vn
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ... i
DANH MỤC BẢNG ... ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ... iii
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI DOANH NGHIỆP ... 9
1.1. Tổng quan về tài sản ... 9
1.1.1. Khái niệm về tài sản ... 9
1.1.2. Phân loại tài sản ... 10
1.1.3. Quản lý tài sản trong doanh nghiệp ... 13
1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp... 16
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp ... 16
1.2.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp ... 18
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp ... 19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp . 24 1.3.1. Các yếu tố ngoài doanh nghiệp ... 24
1.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ... 28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI VEAM (VETRANCO) ... 31
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) ... 31
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần vận tải và thương mại
VEAM (VETRANCO) ... 31
2.1.2. Đặc điểm tổ chức và quản lý ... 32
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ... 34
2.1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty trong những
năm vừa qua ... 36
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) ... 40
2.2.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản ... 40
2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ... 46
2.2.3 Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn ... 52
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) ... 54
2.3.1. Những kết quả đã đạt được ... 54
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ... 56
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI VEAM (VETRANCO) ... 60
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) ... 60
3.1.1. Định hướng phát triển ... 60
3.1.2. Yêu cầu về sử dụng tài sản ... 60
3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công
ty Cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) ... 62
3.2.1. Tăng cường quản lý công nợ ... 62
3.2.2. Xây dựng kế hoạch ngân quỹ hiệu quả... 63
3.2.3. Đổi mới và nâng cấp tài sản cố định ... 66
3.2.4 Cắt giảm bớt nguồn nhân lực không cần thiết, nâng cao trình độ nguồn nhân lực ... 67
3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác tài chính kế toán ... 68