PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 43 - 46)

2.1. Nguồn tƣ liệu, số liệu

Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp và các tài liệu đã công bố từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu. Các nguồn số liệu chủ yếu sau:

- Giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí, báo cáo;

- Luận án, luận văn liên quan đến luận văn;

- Các nghị quyết của Quận uỷ, quyết định giao chỉ tiêu thu ngân sách, kế hoạch thu ngân sách, các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN hàng năm báo cáo quyết toán ngân sách hằng năm của UBND quận Cầu Giấy…;

- Báo cáo tổng kết thuế của Chi cục Thuế quận Cầu Giấy;

- Niên giám thống kê của Chi cục Thống kê quận Cầu Giấy.

2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin đƣợc thu thập trên cơ sở các tài liệu thứ cấp, đƣợc các cơ quan nhà nước công bố chính thức hoặc các tài liệu đã được xuất bản.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận văn và tập trung nhiều nhất ở chương tổng quan tài liệu. Phương pháp này đƣợc sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài, phân tích những nội dung chính, phương pháp được sử dụng và các kết luận đã đạt đƣợc cũng nhƣ những điểm cần tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đó về chủ đề quản lý thu ngân sách nhà nước.

Phương pháp này được dùng nhiều nhất và tập trung ở chương tổng quan tài liệu. Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả đã chứng minh được khoảng trống cần nghiên cứu chính là đề tài luận văn thạc sĩ này. Hơn nữa, qua việc

nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu về quản lý thu NSNN cũng giúp cho tác giả cũng kế thừa đƣợc một số nội dung cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn quản lý ngân sách và quản lý thu ngân sách sử dụng. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả hoàn thiện chương cơ sở lý luận của luận văn.

2.3. Các phương pháp xử lý số liệu 2.3.1. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau của việc quản lý thu ngân sách tại địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2011-2015. Cụ thể, phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá từng nội dung riêng biệt, các thành công và hạn chế của từng nội dung quản lý thu NSNN cũng như chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế. Sử dụng phương pháp phân tích, kết hợp với các phân tích số liệu từ phương pháp thống kê mô tả, tác giả đã đƣa ra đƣợc những nhận định và đánh giá có cơ sở khoa học về quản lý thu NSNN ở địa nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp tổng hợp

Bên cạnh phương pháp phân tích thì phương pháp tổng hợp được kết hợp sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đƣa ra những

nhận định và đánh giá chung về vấn đề quản lý thu ngân sách trong một tổng thể các mối liên hệ và các khía cạnh khác nhau trong quản lý thu ngân sách tại quận Cầu Giấy. Phân tích và tổng hợp cũng đƣợc sử dụng để đánh giá thành công và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quản lý thu ngân sách tại quận Cầu Giấy. Kết quả đánh giá từ phân tích, tổng hợp sẽ đƣợc sử dụng làm luận cứ quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị ở Chương 4.

2.3.3. Phương pháp thống kê

Thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê về quản lý thu ngân sách tại quận Cầu Giấy đƣợc sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng dưới dạng bảng biểu. Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất ở phần phân tích thực trạng về quản lý thu NSNN ở Quận Cầu Giấy. Qua việc cung cấp các số liệu đƣợc trình bày và tính toán, tác giả có thêm minh chứng cho các nhận định đánh giá về thực trạng quản lý thu NSNN ở địa bàn nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)