I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while – do;
- Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp chưa biết trước số lần lặp while – do.
2. Kỹ năng
- Viết đúng các lệnh lặp với số lần chưa biết trước while - do;
- Viết được chương trình của một số bài toán đơn giản sử dụng câu lệnh while - do 3. Thái độ
- Học tập tích cực, nghiêm túc - Tạo hứng thú học tập bộ môn 4. Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực hoạt động nhóm, năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề thường gặp trong đời sống.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, giấy A0, nam châm...
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy 3. Hoạt động
Hoạt động Nội dung
1. Khởi động (5 phút) Học sinh tham gia phần thi 1. KHỞI ĐỘNG cho các đội
2. Hình thành kiến thức (15 phút)
Các đội tham gia phần thi 2. THỬ TÀI LẬP TRÌNH
Thông qua hoạt động tìm hiểu khái niệm lặp và câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while – do dạng tiến và lùi.
Trang 19
3. Luyện tập (15 phút)
Các đội tham gia phần thi 3. TĂNG TỐC Thông qua hoạt động củng cố lại câu lệnh while – do trả lời 5 câu hỏi. Mỗi câu hỏi dành cho 1 thành viên trong các nhóm.
4. Mở rộng (10 phút)
Các đội tham gia phần thi 4. VỀ ĐÍCH thông qua hoạt động áp dụng câu lệnh while – do viết chương trình cài đặt thuật toán tính N!. Các đội trả lời đúng theo thứ tự các gợi ý
IV. Hướng dẫn cụ thể tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động
(1) Mục tiêu: Tạo mâu thuẫn dẫn đến việc cần có câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước.
Tạo nhu cầu cần tìm hiểu kiến thức mới của học sinh.
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: hoạt động nhóm qua phần thi 1. KHỞI ĐỘNG (3) Phương tiện: máy tính, máy chiếu
(4) Sản phẩm: Học sinh có nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới để giải quyến vấn đề gặp phải.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần thi 1: KHỞI ĐỘNG
Mỗi đội cùng trả lời 1 câu hỏi cho đội mình, trả lời đúng cộng 10 điểm, sai không bị trừ điểm.
Câu hỏi
Đội 1: Cấu trúc lặp với số lần biết trước có mấy loại?
Đội 2: Câu lệnh có dạng sau gọi là câu lệnh gì?
for <Biến đếm>:=< Giá trị đầu
> to <Giá trị cuối> do < câu lệnh >;
Đội 3: Tính tổng S=1+2+…+… cho đến khi S>=100. Lặp lại bao nhiêu lần?
Đội 4: Có nhận xét gì nếu ta dùng câu lệnh for – do để lập trình tính tổng S nêu trên?
GV tổng kết số điểm của mỗi đội sau phần thi thứ nhất.
Các đội thống nhất ý kiến cử đại điện trả lời câu hỏi.
Bước 4.
Trang 20
Để khắc phục nhược điểm nêu trên pascal dùng câu lệnh while – do để mô tả cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước.
Chúng ta cùng tìm hiểu về câu lệnh ở phần thi thứ 2 mang tên “Thử tài lập trình”
2. Hình thành kiến thức (1) Mục tiêu:
o Học sinh hiểu được khái niệm lặp, cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước o Hiểu được cấu trúc, hoạt động của câu lệnh while – do
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm qua phần thi 2. THỬ TÀI LẬP TRÌNH
(3) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, máy ảnh…
(4) Sản phẩm: Học sinh hiểu được cấu trúc, hoạt động của câu lệnh while – do, sử dụng được câu lệnh while – do lập trình được những bài toán đơn giản.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần thi 2: THỬ TÀI LẬP TRÌNH
Hình thức thi đội nào trả lời nhanh nhất thì đội đó ghi điểm. Trả lời đúng cộng 20 điểm sai không bị trừ điểm, mỗi đội chỉ được trả lời 1 lần/1 câu hỏi
Giáo viên trình bày về câu lệnh lặp while – do. Cú pháp
while <Điều kiện> do <Câu lệnh>;
Trong đó:
while, do là các từ khóa
Điều kiện là biểu thức logic
Câu lệnh là một câu lệnh đơn hay câu lệnh ghép
Hoạt động:
Bước 1. Kiểm tra điều kiện
Bước 2. Nếu điều kiện sai, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện câu lệnh lặp kết thúc, chuyển sang câu lệnh tiếp theo của
Hs ghi chép
Hs ghi chép
Điều kiện Câu lệnh
ĐÚNG
SAI
Câu lệnh tiếp theo
Sơ đồ hoạt động của câu lệnh WHILE - DO
Trang 21
chương trình. Nếu điều kiện đúng, câu lệnh sau từ khóa do được thực hiện và quay lại bước 1.
Chú ý: Mọi lênh for đều có thể thay thế tương đương bằng while, tuy nhiên không phải lệnh while nào cũng thay thế bằng for được.
Chú ý: Khi viết chương trình sử dụng cấu trúc lặp cần chú ý tránh tạo nên vòng lặp không bao giờ kết thúc.
Câu hỏi 1: Hoàn thành chương trình tính tổng S=1+2+3+… cho đến khi S nhỏ nhất lớn hơn100 (mỗi đội điền chỗ còn thiếu trong chương trình vào tờ giấy A1) Câu hỏi 2: Hoàn thành chương trình tính tổng S=1+2+3+…+100
Kết thúc phần thi thứ 2, giáo viên tổng kết điểm của mỗi đội
Hs ghi chép
Các đội đem giấy A1 dính lên bảng.
Đội nào làm đúng và nhanh nhất được cộng 20 điểm
Các đội đem giấy A1 dính lên bảng.
Đội nào làm đúng được cộng 20 điểm
3. Luyện tập vận dụng
(1) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được câu lệnh while - do viết được đoạn lệnh cho bài toán cụ thể
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm thông qua phần thi TĂNG TỐC (3) Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, máy ảnh
(4) Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Các đội tham gia phần thi 3. TĂNG TỐC
Thông qua hoạt động củng cố lại câu lệnh for – do trả lời 5 câu hỏi. Mỗi câu hỏi dành cho 1 thành viên trong các nhóm. Nhóm nào trả lời đúng cộng 20 điểm, sai không bị trừ điểm
Câu hỏi 1: Khi nào câu lệnh sau từ khóa do (trong câu lệnh while-do) được thực hiện?
A. Khi biểu thức điều kiện đúng B. Khi biểu thức điều kiện sai C. Cả A&B đúng
D. Cả A&B sai
HS lắng nghe
4 tờ giấy A0 dán trên bảng
Thành viên số 1 của các nhóm ghi đáp án trả lời vào giấy A0 của đội mình
Trang 22
Câu 2: Câu lệnh sau từ khóa do muốn là nhiều câu lệnh thì ta cần làm gì?
A. Viết nhiều câu lệnh
B. Gộp các câu lệnh thành câu lệnh ghép C. Sau do chỉ là 1 câu lệnh
D. Tất cả đều sai
Câu 3: Câu lệnh while – do có thể thay thế câu lệnh for – do hay không?
A. Có B. Không
C. Tùy từng bài toán cụ thể D. Tất cả đều sai
Câu 4: Câu lệnh for – do có thể thay thế câu lệnh while – do trong tất cả các bài toán đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 5: Trong câu lệnh while – do biểu thức điều kiện là biểu thức gì?
A. Biểu thức logic B. Biểu thức quan hệ C. Cả A&B đều đúng D. Cả A&B đều sai
Kết thúc phần thi thứ 3, giáo viên tổng kết điểm của mỗi đội
Thành viên số 2 của các nhóm ghi đáp án trả lời vào giấy A0 của đội mình
Thành viên số 3 của các nhóm ghi đáp án trả lời vào giấy A0 của đội mình
Thành viên số 4 của các nhóm ghi đáp án trả lời vào giấy A0 của đội mình
Thành viên số 5 của các nhóm ghi đáp án trả lời vào giấy A0 của đội mình
4. Hoạt động mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp những học sinh khá giỏi luyện tập sâu hơn về câu lệnh while - do (2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân tại nhà (3) Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, giấy A0, máy ảnh…
(4) Sản phẩm: Học sinh sử dụng được câu lệnh while – do lập trình giải bài toán trong thực tế.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Các đội tham gia phần thi 4. VỀ ĐÍCH
thông qua hoạt động áp dụng câu lệnh while – do
Bài toán: Cho 2 số nguyên dương M, N.
Viết chương trình tìm UCLN(M,N). Các đội sẽ ghi điểm 40,30,20 cho câu trả lời đúng ở từng gợi ý, có 3 gợi ý.
Gợi ý 1: Yêu cầu học sinh xác định UCLN của các cặp M, N sau
Trang 23
M=10; N=10 M=2; N=10 M=3; N=7
Gợi ý 2: sử dụng hiệu của M và N Nếu M=N thì UCLN=M Nếu M>N thì M=M – N Nếu N>M thì N=N - M Gợi ý 3: while m<>N do If M>N then M:=M - N Else N:=N - M
Kết thúc 4 phần thi, giáo viên tổng kết điểm của mỗi đội
Từng thành viên của các đội suy nghĩ về bài toán và các gợi ý của giáo viên, sau đó đội trưởng của mỗi đội ghép các ý kiến của mỗi thành viên và đưa ra phương án trả lời cho đội mìnha
5. Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Cấu trúc lặp while -do
* Sử dụng câu lệnh while – do làm các bài tập sau
Bài 7 SGK Trang 51: Nhập vào từ bàn phím tuổi cha và con (hiện tại tuổi cha lớn hơn hai lần tuổi con và tuổi cha hơn tuổi con ít nhất là 25). Đưa ra màn hình câu trả lời cho câu hỏi “Bao nhiêu năm nữa thì tuổi cha gấp đôi tuổi con?”
Bài 8 SGK Trang 51: Một người gửi tiết kiệm không kì hạn với số tiền A đồng với lãi suất 0,3% mỗi tháng. Hỏi sau bao nhiêu tháng, người đó rút hết tiền thì sẽ nhận được số tiền ít nhất là B đồng? Biết rằng với việc gửi tiết kiệm không kì hạn thì lãi suất được cộng vào vốn.
Trang 24
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MINH HỌA TIẾT 1 SLIDE
Trang 25
Trang 26
Trang 27