Ảnh hưởng của lysin lên tiêu thụ thức ăn, tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Ác giai đoạn 5-8 tuần tuổi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lysin và một số axit amin thiết yếu lên tăng trọng, chất lượng thân thịt và khả năng miễn dịch của gà ác từ 0 8 tuần tuổi (Trang 21 - 24)

Tiêu thụ thức ăn, tiêu thụ lysin, tiêu thụ met-cys, tăng khối lượng cơ thể và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Ác giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi được trình bày ở Bảng 6.

Tổng lượng thức ăn tiêu thụ cả giai đoạn không khác biệt có ý nghĩa (P>0,05), gà ở các nghiệm thức tiêu thụ đạt 445 - 557 g/con. Điều này do năng lượng trao đổi và các thành phần dưỡng chất khác trong khẩu phần không khác nhau, mà chỉ khác nhau về hàm lượng lysin nên việc bổ sung lysin vào khẩu phần ở những mức độ khác nhau đã không làm ảnh hưởng đến lượng thức ăn tiêu thụ. Trái lại, tiêu thụ lysin của gà ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tổng lượng lysin tiêu thụ thấp nhất ở khẩu phần 0,9%lys (4,011 g), kế đến khẩu phần 0,95%lys (4,661 g), khẩu phần 1,03%lys (5,112 g), cao nhất ở khẩu phần 1,08%lys (5,461 g) và khẩu phần 0,99%lys (5,514 g).

Trong khi tổng tăng trọng của gà thí nghiệm không khác biệt giữa các mức độ lysin khác nhau trong khẩu phần với (P>0,05), thì hệ số chuyển hóa thức ăn của gà lại khác biệt có ý nghĩa (P<0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Ác giai đoạn 5- 8 tuần tuổi ở khẩu phần 0,9%lys (tiêu tốn 2,578 g thức ăn cho 1 g tăng khối lượng cơ thể) cao hơn có ý nghĩa so với các khẩu phần 0,99%lys, 1,03%lys và 1,08%lys lần lượt tiêu tốn thức ăn 2,346 g, 2,353 g và 2,359 g cho tăng khối lượng cơ thể 1 g.

sự khác biệt về hệ số chuyển hóa thức ăn là do hàm lượng lysin trong khẩu phần khác nhau.

Bảng 6. Ảnh hưởng của lysin lên tiêu thụ thức ăn, tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Ác giai đoạn 5-8 tuần

Nghiệm thức

P/SEM

Các chỉ tiêu 0,9%Lys 0,95%Lys 0,99%Lys 1,03%Lys 1,08%Lys

Tổng tiêu thụ TA, g 445 490 557 496 505 0,225/30,5

TA tiêu thụ hàng ngày, g 15,92 17,52 19,89 17,73 18,06 0,225/1,09 Tổng tiêu thụ lysin, g 4,011b 4,661ab 5,514a 5,112ab 5,461a 0,030/0,31 Tiêu thụ lysin hàng ngày, g 0,143b 0,166ab 0,197a 0,183ab 0,195a 0,030/0,01 Tổng tiêu thụ met-cys, g 4,635 5,103 5,793 5,162 5,259 0,225/0,32 Tiêu thụ met-cys hàng 0,165 0,182 0,207 0,184 0,188 0,225/0,01 ngày, g

Tổng tăng trọng, g 177 205 237 212 215 0,086/13,0

Tăng trọng hàng ngày, g 6,32 7,31 8,48 7,56 7,67 0,086/0,46 Khối lượng cuối, g 370b 406ab 440a 414ab 406ab 0,023/11,6

FCR 2,578a 2,419ab 2,346b 2,353b 2,359b 0,004/0,04

Ghi chú: TA: thức ăn; các số liệu trong bảng được tính cho 1 con; a, b và c:những số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa (P<0,05); FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn.

Hiệu quả trong chăn nuôi được mang lại do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố được quan tâm đầu tiên chính là hiệu quả sử dụng thức ăn hay hệ số chuyển hóa thức ăn.

Bảng 6 cho thấy khi tăng hàm lượng lysin trong khẩu phần tăng đã làm hệ số chuyển hóa thức ăn giảm từ 2,578 g thức ăn/1 g tăng khối lượng cơ thể xuống còn 2,346 g thức ăn/1 g tăng khối lượng cơ thể. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Araújo et al. (2005) [5], Han and Baker (1991) [21] và Kidd et al. (1997)

[23] cho rằng khi tăng lượng lysin trong khẩu phần thì hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện trên giống gà công nghiệp. Hơn nữa, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà công nghiệp được nuôi thịt lúc 14 ngày tuổi được cải thiện bằng những khẩu phần chứa axit amin cao (Corzo et al., 2004 [45]; Bartov and Plavnik, 1998 [26];

Skinner et al., 1992 [27]) và để đảm bảo đàn gà được cung cấp đầy đủ axit amin cần thiết thì nên bổ sung axit amin ở mức vượt trội. Ngoài ra, Han and Baker (1991) [21] còn cho rằng khi tăng hàm lượng lysin trong khẩu phần thì có thể làm

giảm lượng thức ăn tiêu thụ nhưng sự tăng khối lượng cơ thể của gà không giảm là do gà sử dụng thức ăn hiệu quả hơn.

Khi thiếu lysin thì tăng trưởng của gà thịt giảm, nhưng hệ số chuyển hóa thức ăn tăng (Leclercq, 1997) [20], trái lại khi tăng lysin trong khẩu phần thì giảm hệ số chuyển hóa thức ăn do giảm sự tích lũy mỡ. Kết quả nghiên cứu của Leclercq (1997) [20] đã nêu được nhu cầu lysin cho gà thịt từ 21 - 49 ngày tuổi để hệ số chuyển hóa thức ăn đạt 2,03 là 10,07 g/kg khối lượng cơ thể tăng thêm. Trong khi, nhu cầu lysin của gà thịt từ 3 - 6 tuần tuổi cho hệ số chuyển hóa thức ăn tốt nhất theo Han and Baker (1994) [46] là 11,55 g/kg. Phân tích của Leclercq (1997) [20]

cho thấy nhu cầu lysin để gà thịt đạt tăng trọng tốt là 9,69 g/kg, nhưng để hệ số chuyển hóa thức ăn giảm thì nhu cầu lysin trong khẩu phần là 11,84 g/kg thức ăn, như vậy nhu cầu lysin của gà thịt để giảm hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn nhu cầu lysin để tăng tăng trọng.

Kết quả bảng 6 cho thấy khối lượng cơ thể của gà Ác khi kết thúc thí nghiệm ở các nghiệm thức đã khác biệt có ý nghĩa, như vậy cho thấy tăng khối lượng cơ thể của gà của cả 2 giai đoạn đã khác biệt. Điều này do, khẩu phần chứa lysin khác nhau và lysin là axit amin được dùng để tính theo tỉ lệ cho các axit amin thiết yếu khác theo bảng tỉ lệ axit amin lý tưởng, nên chỉ cần lượng nhỏ lysin thay đổi, cũng có thể ảnh hưởng đến tăng khối lượng cơ thể của gà. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Baker et al. (2002) [9] là lysin 1,27% trong khẩu phần nuôi gà công nghiệp cho tăng khối lượng cơ thể cao hơn khẩu phần chỉ chứa lysin 0,84%. Hơn nữa, Kidd et al. (1997) [23] bổ sung thêm lysin vào khẩu phần với mức 105% trên mức đề nghị của Skinner et al. (1992) [27] trên gà công nghiệp đã thu được tăng trọng tốt hơn. Bên cạnh đó Han and Baker (1991) [21] cho biết mức lysin trong khẩu phần cao hơn dẫn đến năng suất tăng trưởng và thân thịt tốt hơn. Trái lại, trong khẩu phần gà công nghiệp nếu thiếu lysin sẽ làm giảm 45% tăng khối lượng

cơ thể của gà so với khẩu phần chứa lysin ở mức bình thường (Tesseraud et al., 1996) [22].

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lysin và một số axit amin thiết yếu lên tăng trọng, chất lượng thân thịt và khả năng miễn dịch của gà ác từ 0 8 tuần tuổi (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w