4.1 Kết quả kiểm định tuyến tính và chọn độ trễ tối ưu.
Để ước lượng mô hình LSTR, trước hết chúng ta cần thực hiện kiểm định tuyến tính AR trong đó biến nội sinh là ERPT và biến ngoại sinh là lạm phát. Sau đó xác định độ trễ bằng cách chọn Lags length N=6, cho d chạy từ 1 đến 6. Với mỗi giá trị d, phần mềm cho kết quả đề xuất mô hình LSTR1 hay LSTR2. Sau đó tiến hành ước lượng mô hình và cho ra giá trị tổng bình phương SSR.
Kết quả kiểm định tuyến tính và giá trị SSR được cho trong bảng sau.
Độ trễ(d) Suggested model
SSR
1 LSTR1 172,8529
2 LSTR1 70,4209
3 LSTR1 52,2699
4 Linear 35,3067
5 Linear -51,6080
6 Linear -1622,0376
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định tuyến tính
Kết quả trên cho thấy, SSR nhỏ nhất tại giá trị nhỏ nhất d=3. Theo nguyên tắc chọn độ trễ tối ưu với SSR nhỏ nhất thì ta có độ trễ tối ưu là 3. Thế nhưng, trong quá trình ước lượng với giá trị d=3, kết quả ước lượng cho giá trị p_value cao. Điều này có nghĩa là ước lượng không có ý nghĩa thống kê. Vị vậy, chúng tôi quyết định chọn độ trễ d=1. Lý do chọn d=1 là do với giá trị này thì kết quả ước lượng và kiểm định có ý nghĩa thống kê.
Hình 10: Kết quả kiểm định tuyến tình với d=1
Hình 11:Kết quả SSR d=1 4.2 Kết quả ước lượng mô hình LSTR1
Việc lựa chọn mô hình LSTR1 hay LSTR2 dựa trên cơ sở là trình tự các kiểm định sau.
1. Kiểm định 2. Kiểm định 3. Kiểm định
Trong JMulti, tương ứng với thống kê F của các kiểm định giả thuyết và các giá trị .Theo hình 1, kết quả kiểm định lựa chọn mô hình LSTR1 để ước lượng. Dấu * trong INF (t)* biểu thị cho giá trị biến cho p-value nhỏ nhất.
Kết quả ước lượng mô hình gồm 2 phần: phần tuyến tính và phần phi tuyến. Tuy nhiên, với mục đích mà nghiên sự mối quan hệ phi tuyến giữa ERPT và lạm phát cho nên chúng ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến phần Nonlinear Part.
Kết quả ước lượng cho thấy hầu hết các tham số ước lượng được đều có ý nghĩa thông kê.
Tại các giá trị có p-value cao, tham số không đáng tin cậy nên một số biến có thể bị loại bỏ.
4.3 Kiểm định sự phù hợp mô hình LSTR 4.3.1 Kiểm định ARCH-LM
4.3.2 Kiểm định Jacque-Bera
Tất cả các kiểm định đều cho kết quả p-value ở mức chấp nhận được, thế nhưng việc sử dụng mô hình LSTR1 để ước lượng còn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Kết quả ước lượng có độ tin cậy chưa cao. Nguyên nhân có thể do hạn chế của số mẫu quan sát và số liệu ở Việt Nam chưa minh bạch cũng như chưa được tính toán một cách chính xác. Nền kinh tế của Việt Nam chưa phát triển cho nên việc lựa chọn một mô hình phù hợp để ước lượng chuỗi thời gian phi tuyến gặp rất nhiều khó khăn. Bằng chứng cho điều này là rất ít các tác giả Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này.
Mặc dù, sự phù hợp của mô hình chưa cao, thế nhưng kết quả thực nghiệm mà chúng tôi ước lượng được cũng cho thấy một cái nhìn tổng quan về mối quan hệ phi tuyến giữa ERPT và lạm phát.
4.4 Phân tích mối quan hệ giữa ERPT và lạm phát ở Việt Nam.
4.4.1 Sự biến động của ERPT và lạm phát theo thời gian.
Biểu đồ 4.1: Sự biến động của lạm phát theo thời gian
Biểu đồ 4.2: Sự biến động của ERPT theo thời gian.
Dễ dàng nhận thấy rằng, giữa ERPT và lạm phát có tương quan thuận. Kết quả này đồng nhất với lý thuyết của Taylor. Từ năm 2000 đến năm 2006, lạm phát được duy trì ở mức ổn định và không biến động nhiều tương ứng với mức tỷ giá cũng được bình ổn. Tuy nhiên, vào năm cuối 2007, thời điểm Việt Nam đã gia nhập WTO, giá dầu thế giới tăng cùng các tác động của yếu tó khác gây ảnh hương đến giá các mặt hàng trong nước. Hậu quả là lạm phát tăng cao trong năm 2008 gây khủng hoảng và dẫn tới hàng loạt hệ lụy của nền kinh tế. Tại thời điểm cuối năm 2008 đầu 2009, có một sự sụt giảm mạnh ERPT dẫn đến chỉ số giá của giảm đáng kể. Nguyên nhân là do năm 2008 tỷ giá biến động bất ổn. Thế nên, đến cuối năm Ngân hàng Nhà nước đã có sự can thiệp cần thiết, đẩy tỷ giá giảm mạnh xuống mức 16.400 VND/USD. Thời gian sau đó tỷ giá lại
tiếp tục biến động mạnh, tăng giảm liên tục, khó dự đoán. Kết hợp với các công cụ khác, Ngân hàng Trung ương đã kiềm chế lạm phát xuống mức một con số vào năm 2009. Trong những năm gần đây, tỷ giá tăng, do đó lạm phát lại tăng lên mức hai con số.
4.4.2 Kết quả thực nghiệm tại Việt Nam.
Kết quả ước lượng mô hình LSTR1 được thể hiện thông qua hình vẽ
Hình 12: Đồ thị mối quan hệ giữa ERPT và lạm phát.
Các điểm tròn trên đồ thị là các giá trị thực ứng với các giá trị biến với độ trễ là 3. Ta có thể thấy tại giá trị lạm phát <4, giá trị ERPT=0 tức là không có hiệu ứng truyền dẫn tỉ giá, biến động của tỉ giá không ảnh hưởng đến các yếu tố trong nền kinh tế. Khi giá trị lạm phát tăng lên đến khoảng 5 thì ERPT tăng lên đột ngột. Từ điều này có thể suy ra là tại một mức ngưỡng lạm phát nào đó, ERPT mới thực sự hoạt động. Sau đó, có một sự gia tăng mạnh trong ERPT từ 0 đến 1, tuy nhiên lạm phát cũng không biến động nhiều. Điều này cho thấy rằng mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam còn thấp. Tuy nhiên, kết quả trên cũng thể hiện sự tương quan thuận giữa ERPT và lạm phát.
Mặc dù hình dạng của đồ thị không hoàn toàn có dạng chữ U như trong bài nghiên cứu gốc nhưng cũng thể hiện được một số điểm tương đồng. Ngoài ra, do hạn chế về số lượng quan sát và mô hình nên giá trị ERPT trên đồ thị khá ít, khó có thể thể hiện được mức độ truyền dãn của ERPt vào lạm phát.