CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.6. Các phương pháp đánh giá
- Đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh trước mổ theo Hội Gây mê hồi sức Hoa Kỳ (ASA: [118]:
+ ASA I: Bệnh nhân có tình trạng sức khỏa bình thường, không mắc một bệnh nào khác kèm theo.
+ ASA II: Bệnh nhân có bệnh nhẹ, ảnh hưởng nhẹ đến chức năng các cơ quan cơ thể.
+ ASA III: Bệnh nhân có bệnh trung bình, gây ảnh hưởng nhất định đến chức năng các cơ quan cơ thể.
+ ASA IV: Bệnh nhân có bệnh nặng, thường xuyên đe dọa đến tính mạng của người bệnh và gây suy sụp chức năng các cơ quan cơ thể.
+ ASA V: Bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, hấp hối, có thể tử vong dù có mổ hay không mổ, tiên lượng sống dưới 24 giờ.
+ ASA VI: Bệnh nhân chết não, có thể lấy cơ quan ghép cho người khác.
- Lượng máu mất được tính bằng cân gạc và lượng máu trong bình hút.
- Đánh giá ức chế cảm giác đau theo phương pháp pin-prick: sử dụng kim đầu tù châm thử cảm giác đau trên từng vùng da tương ứng của rễ từ C5 đến T2 và dây TK quay, TK giữa và TK trụ chi phối so sánh cảm giác với bên tay đối diện. Trong đó, C5 chi phối cảm giác đau mặt ngoài cánh tay, C6 chi phối cảm giác đau mặt ngoài cẳng tay, C7 chi phối cảm giác đau da bàn tay, C8 chi phối cảm giác đau mặt trong cẳng tay, T1 chi phối cảm giác đau mặt trong cánh tay và T2 chi phối cảm giác đau vùng nách. TK quay chi phối cảm giác đau ngón I và ngón II mặt mu bàn tay, TK giữa chi phối cảm giác đau ngón III và ngón IV mặt lòng bàn tay, TK trụ chi phối cảm giác đau ngón V lòng bàn tay.
- Mức độ ức chế cảm giác đau trong mổ được đánh giá theo tác giả
+ Độ 0: cảm giác bình thường
+ Độ 1: giảm cảm giác một phần (giảm đau) + Độ 2: mất cảm giác đau hoàn toàn (vô cảm)
- Đánh giá mức độ ức chế vận động chi trên theo thang điểm Bromage cải tiến, chia 3 mức độ [35] [49]:
+ Độ 0: vận động bình thường cánh, cẳng và các ngón tay
+ Độ 1: giảm vận động cánh cẳng tay, di chuyển nhẹ các ngón tay + Độ 2: ức chế hoàn toàn vận động cánh, cẳng và ngón tay.
- Đánh giá hiệu quả vô cảm trong mổ theo tác giả Abouleish E. [34]
[119] chia làm 4 mức độ:
+ Rất tốt: hoàn toàn không đau và không sử dụng thêm thuốc fentanyl.
+ Tốt: cảm giác đau nhẹ, sử dụng thêm 50 fentanyl.
+ Trung bình: cảm giác đau vừa, sử dụng 100 mcg fentanyl.
+ Kém: cảm giác rất đau, không chịu đựng được mặc dù đã sử dụng 100mcg fentanyl, phải chuyển gây mê toàn thân.
- Đánh giá ức chế cảm giác đau khi dùng garo trong mổ: ghi nhận đau hay không đau tại garo.
- Đánh giá mức độ đau sau mổ: sử dụng thước VAS gồm hai mặt, một mặt hình dành cho bệnh nhân đánh giá và mặt số dành cho nhân viên y tế ghi thang điểm tương ứng. Mặt hình dành cho bệnh nhân tự chọn vị trí con trỏ trên thước ứng với mức độ đau, nhìn thang số VAS tương ứng đối bên, phía bên trái được đánh số 0 ghi chữ ”không đau” và phía bên phải đánh số 10 ghi chữ ”đau dữ dội”. Đánh giá mức độ đau khi nghỉ và vận động.
- Đánh giá mức độ an thần trong mổ theo thang điểm OAA/S [74].
Bảng 2.1. Thang điểm an thần OAA/S [74]
Mức độ an thần Phản xạ Lời nói Nét mặt Mắt
OAA/S = 5 Trả lời nhanh khi Bình thường Bình Mắt mở, nhìn
Thức gọi tên thường nhanh nhẹn
OAA/S = 4 Trả lời chậm khi Hơi chậm Thư giản Mắt nhắm nhẹ
Ngủ nông gọi tên nhẹ hay nhìn thờ ơ
OAA/S = 3 Chỉ trả lời khi gọi Nói rất chậm Rất thư
tên thật to hay giản kèm Mắt nhắm kín
Ngủ sâu, dễ thức hay rời rạc
nhiều lần trễ hàm
OAA/S = 2 Chỉ trả lời sau khi Chỉ nói được vài - - Ngủ sâu, khó thức lay gọi mạnh tiếng có nghĩa
OAA/S = 1 Không trả lời khi - - -
Ngủ rất sâu, bất tỉnh lay gọi mạnh