Mục tiêu:
Duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt.
Kiểm soát mất nước điện giải.
Kiểm soát các biến chứng do nuôi ăn TM kéo dài.
Kiểm soát các biến chứng do hậu quả cắt ruột.
Cách nuôi ăn:
Giảm dần nuôi ăn TM + Tăng dần cho ăn qua đường miệng hoặc sonde dạ dày ruột.
Tiến tới nuôi ăn tĩnh mạch chu kỳ.
Giai đoạn này thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Sự chuyển từ nuôi ăn TM toàn bộ sang nuôi ăn đường miệng hoàn toàn đạt được cuối giai đoạn 2, hoặc là tại BV hoặc tốt hơn hết là tại nhà.
ĐIỀU TRỊ HCRN GIAI ĐOẠN 2
Cách cho ăn:
• Cho ăn qua miệng lương nhỏ thường xuyên hoặc nhỏ giọt liên tục qua sonde dạ dày/hổng tràng.
• Tránh cho ăn lượng lớn từng bữa.
• Lượng cho ăn khởi đầu khoảng 50 – 80ml/ngày chia làm 6 – 8 bữa, hoặc khởi đầu cho ăn khoảng 5%
tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày, gia tăng từ từ mỗi 3 – 5 ngày khi bn đã dung nạp được lượng đó.
• Việc gia tăng nên bắt đầu từ gia tăng hàm lượng năng lượng từ 0.6 – 1 Kcal/ml. Khi bn đã dung nạp hàm lượng năng lượng cao thì bắt đầu tăng thể tích.
ĐIỀU TRỊ HCRN GIAI ĐOẠN 2
Cách cho ăn:
• Dung dịch cho ăn không nên chứa chất xơ, áp lực thẩm thấu thấp < 310 mOsm/kg.
• Khi thể tích dịch cho ăn qua đường miệng tăng, chú ý giảm dịch nuôi ăn tĩnh mạch để tránh quá tải.
• Theo dõi khả năng dung nạp thức ăn:
Cung lượng phân tăng hơn 50% so với hàng ngày.
Hoặc thể tích phân > 40 – 50ml/kg/ngày.
Mật độ phân lỏng hơn.
Số lần đi tiêu gia tăng.
Chất khử trong phân (Clinitest).
pH phân < 5.
ĐIỀU TRỊ HCRN GIAI ĐOẠN 2
Thành phần thức ăn:
• Protein: Sữa mẹ hoặc sữa công thức đạm thủy phân (Pregestimil, Alimentum, Nutramigen)
Các peptide ngắn được hấp thu tốt hơn aa tự do.
Công thức nguyên tố chứa aa tự do có áp lực thẩm thấu cao không phù hợp cho trẻ HCRN.
• Chất béo: là thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn bn HCRN, hàm lượng chất béo nên chiếm hơn
40% tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày.
Chất béo giúp kích thích quá trình thích nghi của ruột, tạo ALTT thấp và không phải là dưỡng chất lý tưởng cho sự tăng sinh VK đường ruột.
ĐIỀU TRỊ HCRN GIAI ĐOẠN 2
• Chất béo:
MCT dễ hấp thu hơn ngay cả khi thiếu acid mật và suy tụy.
LCT khó hấp thu nhung giúp kích thích quá trình thích nghi của ruột và tạo ALTT thấp hơn MCT.
Liều khuyến cáo: 2 - 4 g/kg/ngày.
• Chất đường: nên sử dụng oligosaccharide, hạn chế các đường đơn như glucose, fructose.
Do tăng chu trình tái sinh TB ruột nên hoạt tính men lactase có vẻ bị ức chế ở bn HCRN, tuy nhiên việc hạn chế lactose thường không cần thiết, trừ những trường hợp có bằng chứng bất dung nạp rõ ràng.
ĐIỀU TRỊ HCRN GIAI ĐOẠN 2
• Chất xơ:
Còn đại tràng: có thể cho thêm chất xơ hoặc tinh bột vì đại tràng có thể hấp thu thêm năng lượng từ việc lên men chất xơ và tạo acide béo chuỗi ngắn, tăng hấp thu nước điện giải giúp làm đặc phân.
Tuy nhiên chất xơ có thể làm nặng thêm tình trạng quá phát VK đường ruột do đó nên hạn chế thậm
chí tránh sử dụng ở trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ và bn không còn đại tràng.
Việc sử dụng tinh bột hoặc các polysaccharide hòa tan không có nguồn gốc từ tinh bột phải dựa trên khả năng dung nạp đường tiêu hóa, cung lượng phân và tình trạng chướng bụng.
ĐIỀU TRỊ HCRN GIAI ĐOẠN 2
• Kiểm soát mất nước điện giải: chú ý đối với bn nuôi ăn TM chu kỳ.
Bn còn < 60cm hổng tràng và có HMT hổng tràng là đối tượng nguy cơ cao mất nước điện giải khi giảm nuôi ăn TM.
Có thể cho uống bù ORS. Tránh uống một lương nước quá lớn hoặc các dung dịch muối pha loãng.
• Nếu cắt hồi tràng: Vitamine B12 1mg/TB/ 6 tháng hoặc 300mcg/TB/1tháng.
• Vitamine K: 1mg/TB/2tuần.
• Bổ sung Vitamine A,D,E. Bổ sung Kẽm, Canxi, Magne
• Bổ sung các chất kích thích quá trình thích nghi