VẤN ĐỀ: NHỊP NHANH THẤT ĐA DẠNG

Một phần của tài liệu CƠ SỞ ĐIỆN SINH LÝ CỦA RỐI LOẠN NHỊP NHANH, ĐH Y DƯỢC TP HCM (Trang 21 - 41)

Chẩn đoán

Nhịp nhanh thất có phức bộ QRS thay đổi hình dạng khác nhau ở từng nhịp, gồm xoắn đỉnh và các nhịp nhanh thất khác không do QT dài.

ẹieàu trũ

Hướng dẫn 1992: Chỉ khuyến cáo dùng magiesium cho các bệnh nhân bị nhịp nhanh thất vô mạch mà nghi ngờ là xoắn đỉnh [1].

VẤN ĐỀ: NHỊP NHANH THẤT ĐA DẠNG

Các bằng chứng lâm sàng mới:

Các bằng chứng thu được chủ yếu là từ các nghiên cứu về phòng ngừa xoắn đỉnh ở hội chứng QT bằng phương pháp đặt máy tạo nhịp hoặc chẹn Beta.

Chưa có bằng chứng về điều trị nhịp nhanh thất đa dạng không phải do xoắn đỉnh ở trẻ em [12].

VẤN ĐỀ: NHỊP NHANH THẤT ĐA DẠNG

Hướng dẫn gợi ý:

Nếu nghi ngờ nhịp nhanh thất là xoắn đỉnh, phải ngưng các thuốc có thể gây QT dài. Điều chỉnh điện giải, truyền magiesium, đặt máy tạo nhịp tạm thời có hoặc không dùng chẹn beta (nếu đã biết QT dài).

Thận trọng dùng các thuốc chống loạn nhịp vì có thể gây hại hoặc không được khuyến cáo dùng. [7].

VẤN ĐỀ: NHỊP NHANH THẤT KHÔNG CÓ MẠCH VÀ/ HOẶC RUNG THẤT

Đây là loại loạn nhịp cần cấp cứu ngay lập tức.

Khuyến cáo năm 1992:

Sốc điện ngay để chấm dứt loại loạn nhịp nguy hiểm này song song với cấp cứu ngừng tim phổi.

Khi sốc điện không hiệu quả, lựa chọn thuốc phải có hiệu quả nhanh nhất và phải có bằng chứng cải thiện được tiên lượng cuỷa beọnh [1].

VẤN ĐỀ: NHỊP NHANH THẤT KHÔNG CÓ MẠCH VÀ/ HOẶC RUNG THẤT

Các bằng chứng lâm sàng mới:

Amiodarone là thuốc được nghiên cứu nhiều nhất về hiệu quả ở trẻ em.

Rất ít bằng chứng ủng hộ việc dùng lidocain hoặc

procainamide ở trẻ em bị nhịp nhanh thất hằng định hoặc trơ với sốc điện hoặc rung thất.

Rất ít dữ liệu về dùng thuốc: bretylium, propafenone,

disopyramide, sotalol, ibutylide, flecainide, magiesium [10].

VẤN ĐỀ: NHỊP NHANH THẤT KHÔNG CÓ MẠCH VÀ/ HOẶC RUNG THẤT

Khuyến cáo gợi ý:

Cùng với epinephrine, amidarone TM là thuốc được chấp nhận làm cải thiện tỷ lệ thành công trong hồi sức với ngưng tim do rung thất hoặc nhịp nhanh thất không có mạch không đáp ứng với sốc điện [7].

VẤN ĐỀ: NHỊP NHANH KỊCH PHÁT VỚI QRS HẸP.

Chẩn đoán

Nhịp nhanh có phức bộ QRS hẹp, vô cơn đột ngột và có thể ra cơn đột ngột (có tính kịch phát)

Loại loạn nhịp này có thể do 2 cơ chế vòng vào lại tại nút nhĩ thất và do vòng vào lại nhĩ thất có đường dẫn truyền phụ theo cơ chế thuận (orthodromic).

Khuyến cáo năm 1992:

Nhịp nhanh kịch phát trên thất điều trị bằng nghiệm

pháp kích thích phó giao cảm hoặc bằng adenosine TM nhanh.

Việc điều trị sau đó tùy thuộc vào thời gian QRS và tình trạng huyết động của bệnh nhân [1].

VẤN ĐỀ: NHỊP NHANH KỊCH PHÁT VỚI QRS HẸP.

Các bằng chứng lâm sàng mới

CÁC NGHIỆM PHÁP KÍCH THÍCH PHÓ GIAO CẢM GỒM:

Phản xạ lặn bằng túi nước đá là phương pháp hiệu quả nhất ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi.

Nghiệm pháp Valsalva hoặc xoa xoang cảnh cũng là phương pháp có hiệu quả và an toàn ở trẻ lớn.

Ép nhãn cầu hiện nay không còn được dùng nữa vì nguy cơ gây tổn thương giác mạc.

Tỷ lệ thành công của các nghiệm pháp này thay đổi và phụ thuộc vào bệnh nền, mức độ hợp tác và tuổi của bệnh nhân [15]. Tỷ lệ thành công chung khoảng 30-50%

[8].

VẤN ĐỀ: NHỊP NHANH KỊCH PHÁT VỚI QRS HẸP.

Các bằng chứng lâm sàng mới ADENOSINE

Quan trọng trong cấp cứu các nhịp nhanh QRS hẹp.

Tỷ lệ thành công khoảng 72%

Không ghi nhận tác dụng phụ đáng kể nào [18].

VERAPAMIL

Vẫn là thuốc ức chế nút nhĩ thất có hiệu quả ở trẻ em.

Có thể gây tác dụng phụ nặng, đặc biệt ở trẻ < 1 tuổi.

VẤN ĐỀ: NHỊP NHANH KỊCH PHÁT VỚI QRS HẸP.

Các bằng chứng lâm sàng mới AMIODARONE

Được nghiên cứu nhiều

Có hiệu quả và an toàn trong điều trị nhịp nhanh trên thất ở trẻ nhũ nhi và sơ sinh [24].

CÁC THUỐC KHÁC

Không có bằng chứng dùng bretylium, ibutylide, flecainide, disopapramide ở trẻ em [7].

Riêng sotalol cho thấy có hiệu quả trong nhịp nhanh trên thất trơ với các thuốc khác với tỷ lệ thành công là 82% [26].

VẤN ĐỀ: NHỊP NHANH KỊCH PHÁT VỚI QRS HẸP.

Khuyến cáo gợi ý

Nghiệm pháp kích thích phó giao cảm được áp dụng đầu tiên gồm chườm túi nước đá lên mặt trong vòng 30-60 giây dành cho trẻ sơ sinh và nhũ nhi, xoa xoang cảnh hoặc

nghiệm pháp valsava dành cho trẻ lớn

Nếu không thành công nên dùng adenosine TM nhanh.

Amiodarone và sotalol có thể dùng ở trẻ em khi không đáp ứng với adenosin [7].

Verapamil có thể dùng ở trẻ lớn, không nên dùng cho trẻ sô sinh, nhuõ nhi

VẤN ĐỀ: NHỊP NHANH NHĨ

Gồm nhịp nhanh nhĩ do ổ ngoại lai và nhịp nhanh nhĩ đa ổ.

Nhóm rối loạn nhịp này thường thấy ở trẻ sau phẫu thuật tim bẩm sinh và có khuynh hướng kéo dài thành mãn tính mà

không cần điều trị cấp cứu.

Loại loạn nhịp này không đáp ứng với nghiệm pháp kích

thích phó giao cảm, adenosine, sốc điện, điều này khác với cơ chế vòng vào lại [7,8].

Hướng dẫn 1992:

Chưa có khuyến cáo gì cho điều trị nhịp nhanh nhĩ khác với điều trị cuồng nhĩ ở trẻ em.

VẤN ĐỀ: NHỊP NHANH NHĨ Các bằng chứng lâm sàng mới:

Các bằng chứng cho thấy nhịp nhanh nhĩ do tăng tự động tính cần được điều trị khác với các loạn nhịp nhanh trên thất.

Ở trẻ em, các bằng chứng đã đồng ý với việc điều trị tương tự ở người lớn [27,28,29].

BN có chức năng thất trái bảo tồn dùng chẹn beta hoặc ức cheá canxi.

BN có suy giảm chức năng thất: digitalis hoặc amiodaron có thể kiểm soát tần số thất tốt [28].

VẤN ĐỀ: NHỊP NHANH NHĨ Khuyến cáo gợi ý

Các nghiệm pháp kích thích phó giao cảm hoặc adenosine, sốc điện chỉ làm tăng block nhĩ thất chứ không cắt được cơn loạn nhịp ở nhĩ.

Những bệnh nhân có chức năng thất trái bảo tồn: ức cheỏ canxi, cheùn beta, digoxin, amiodarone.

Những bệnh nhân có suy chức năng thất trái: digoxin, amiodarone.

VẤN ĐỀ: RUNG NHĨ VÀ CUỒNG NHĨ Khuyếân cáo năm 1992:

Điều trị cuồng nhĩ hoặc rung nhĩ ở trẻ em tương tự như người lớn, chủ yếu là khống chế tần số thất, kháng đông và chuyeồn nhũp xoang.

VẤN ĐỀ: RUNG NHĨ VÀ CUỒNG NHĨ Các bằng chứng lâm sàng mới:

Cuồng nhĩ xảy ra ở trẻ sơ sinh trên với cấu trúc tim bình thường: Tiên lượng lâu dài rất tốt [34].

Các bằng chứng mới vẫn ủng hộ cho việc điều trị rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ cấp ở trẻ em bằng sốc điện, digoxin, chẹn beta, diltiazem và amiodarone [7], kích thích vượt taàn soá.

Rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ xảy ra sau phẫu thuật tim: có rất ít dữ liệu về hiệu quả của thuốc trong điều trị.

Vai trò của kháng đông chưa được đề cập rõ.

Chuyển nhịp bằng thuốc: chưa có đủ bằng chứng

VẤN ĐỀ: RUNG NHĨ VÀ CUỒNG NHĨ Khuyến cáo gợi ý:

Rung nhĩ hoặc cuồng có huyết động không ổn định nên sốc điện ngay lập tức.

Chỉ dùng thuốc khi tình trạng huyết động ổn định và nhịp tim không quá nhanh.

Thuốc được lựa chọn tuỳ theo bệnh nhân có bị hội chứng kích thích sớm hoặc suy chức năng thất trái khoâng.

Không dùng adenosin cho rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ.

VẤN ĐỀ: RUNG NHĨ VÀ CUỒNG NHĨ Khuyến cáo gợi ý:

BN có chức năng thất trái bảo tồn: chẹn beta (khuyến cáo loại I) hoặc ức chế canxi để kiểm soát nhịp.

Những bệnh nhân bị suy tim nên dùng digoxin

(khuyến cáo loại IIb), diltiazem (khuyến cáo loại IIb) hoặc amiodarone (khuyến cáo loại IIb).

Những bệnh nhân rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ có hội chứng kích thích sớm: amiodarone hoặc sotalol.

VẤN ĐỀ: RUNG NHĨ VÀ CUỒNG NHĨ Khuyến cáo gợi ý:

Chuyển nhịp bằng sốc điện vẫn là biện pháp được ưa chuộng.

Khi sốc điện bị chống chỉ định hoặc không có hiệu quả, nên dùng amiodarone cho tất cả bệnh nhân có suy tim hoặc không.

VẤN ĐỀ: NHỊP NHANH BỘ NỐI

Nhịp nhanh bộ nối ở trẻ em thường xảy ra sau phẫu thuật tim.

Khuyến cáo năm 1992:

Không có khuyến cáo gì riêng cho loại loạn nhịp này.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ ĐIỆN SINH LÝ CỦA RỐI LOẠN NHỊP NHANH, ĐH Y DƯỢC TP HCM (Trang 21 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)