NĂNG LỰC HS
CHỦ ĐỀ: SỰ TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG – VẬT LÍ 7
Chuẩn kiến thức, kỹ năng
Những năng lực cần bồi dưỡng Hình thức kiểm tra,
đánh giá Câu hỏi/Bàitập hoạt động học tậpĐịnh hướng
1. Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
K1: Nêu được “Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đến mắt ta”
- Kiểm tra miệng - Kiểm tra viết- TNKQ
1.1; 1.4 1.2; 1.3; 1.5
- GV thông báo kiến thức, HS ghi nhớ.
K4: Giải thích được vì sao mắt nhìn thấy vật ở một số hiện tượng trong thực tiễn.
C1: Xác định được trình độ hiện có của bản thân về kiến thức “Điều kiện mắt nhìn thấy vật”.
- Kiểm tra viết hoặc kiểm tra miệng:
+Bài tập định tính. + TNKQ. 1.3; 1.4; 1.5; 1.6;1.7;1.8;1.9; 1.10 - Thực hiện ở hoạt động vận dụng kiến thức về điều kiện mắt nhìn thấy vật.
- Tổ chức cuộc thi “ Ai trả lời đúng nhanh nhất”.
P1: Đặt được câu hỏi “Khi nào ta nhìn thấy một vật ?”
P7: Đề xuất được dự đoán mắt nhìn thấy vật hoặc mắt không nhìn thấy vật trong một số tình huống
P8: Đề xuất được phương án thí nghiệm chứng minh “Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó
- Đánh giá quá trình: +Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric). +Phiếu đánh giá đồng đẳng. 1.11;1.12;1.13; 1.14; 1.15 - Tổ chức dạy học theo hình thức hoạt động nhóm. Phương pháp chủ đạo là “Dạy học nêu và giải quyết vấn đề”
-Giao cho các nhóm HS phiếu học tập có nội dung gồm các bài: 1,11; 1.12;1.13; 1.14; 1.15
P2: Nêu được một số ví dụ mắt nhìn thấy vật hoặc mắt không nhìn thấy vât v gi i thich ro lị à a do.
X6: Trình bày ý kiến cá nhân, thảo luận, tự rút ra nhận xét về điều kiện để mắt nhìn thấy một vật.
khái quát hóa kiến thức. - Xây dựng Rubric.
- Đề nghị HS đánh giá lẫn nhau (mẫu phiếu đánh giá đồng đẳng).
2. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
K1: Nêu được khái niệm vật sáng, nguồn sáng.
K2: Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giưa ̃ nguồn sáng và vật sáng.
- Kiểm tra miệng 2.1.; 2.2; 2.3. - GV thông báo kiến thức, HS ghi nhớ
X2: Nêu được một số ví dụ vật sáng, nguồn sáng trong thực tế.
P7: đề xuất được dự đoán, suy ra các hệ quả có thể kiểm tra xem đốm sáng mắt nhìn thấy là nguồn sáng hay vật sáng. - TNKQ - Bài tập thí nghiệm 2.4; 2.5;.2.6; 2.7. Thực hiện ở hoạt động củng cố kiến thức. Có thể tổ chức thi đấu giữa các nhóm.
K1: Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Kiểm tra miệng. 3.1; 3.2 - GV thông báo kiến thức, HS ghi nhớ.
3. Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
P1: Đề xuất được câu hỏi:Ánh sáng truyền từ vật sáng đến mắt người quan sát đi theo đường nào? P7: Đề xuất được dự đoán: trong không khí ánh sáng truyền theo đường thẳng.
P8: Đề xuất được phương án thí nghiệm chứng minh trong không khí ánh sáng truyền theo đường thẳng.
X6: Trình bày ý kiến cá nhân, thảo luận, tự rút ra nhận xét về đường truyền của ánh sáng trong không khí.
- Đánh giá quá trình: + Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric).
+ Phiếu đánh giá đồng đẳng.
3.3; 3.4; 3.5 - Tổ chức dạy học theo hình thức hoạt động nhóm. Phương pháp chủ đạo là “Dạy học nêu và giải quyết vấn đề”
-Giao cho các nhóm HS phiếu học tập có nội dung gồm các bài: 3.3; 3.4; 3.5;
- Các nhóm hoạt động.
- Hướng dẫn thảo luận và khái quát hóa kiến thức.
- Xây dựng Rubric.
- Đề nghị HS đánh giá lẫn nhau (mẫu phiếu đánh giá đồng đẳng).
4. Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
K1: Nêu được khái niệm tia sáng P5: Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng trong không khí bằng đoạn thẳng có mũi tên (tia sáng).
- Kiểm tra miệng. - Kiểm tra viết- TNKQ.
4.1
4.2; 4.3; 4.4.
GV thông báo kiến thức, HS ghi nhớ.
5. Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì
K1:
+ Nêu được khái niệm chùm sáng. + Nhận biết được 3 loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì P5: Biểu diễn đúng 3 loại chùm
sáng: song song, hội tụ và phân kì
- Kiểm tra miệng. - Kiểm tra viết- TNKQ.
5.1; 5.2 5.3; 5.4; 5.5
GV thông báo kiến thức, HS ghi nhớ.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1.1. Khi nào ta nhìn thấy một vật ?
1.2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống ở đoạn văn dưới đây: Ta nhìn thấy một vật khi có …………truyền vào mắt ta.
1.3. Mắt nhìn thấy một vật khi
A. vật được chiếu sáng. B. ta mở mắt hướng về phía vật. C. vật phát ra ánh sáng. D. có ánh sáng từ vật đến mắt ta.
1.4. Ta đã biết vật đen không phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó, nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn. Vì sao?
1.5. Ta nhận biết được một miếng bìa màu đen khi
A. dán miếng bìa màu đen lên trên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối. B. dán miếng bìa màu đen lên trên một cái bảng đen ở trong phòng có ánh sang đèn điện.
C. dán miếng bìa màu đen lên một tờ giấy màu xanh đặt ngoài trời lúc ban ngày. D. đặt miếng bìa màu đen lên bàn trong bóng tối.
1.6. Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì, A. bông hoa có màu đỏ.
B. bông hoa là một vật sáng. C. bông hoa phát ra ánh sáng đỏ.
D. có ánh sáng đỏ từ bông hoa truyền đến mắt ta.
1.7. Ban đêm, đứng trong phòng có cửa gỗ đóng kín, không bật đèn. Mắt mở, nhưng không nhìn thấy các đồ vật trong phòng. Vì sao?
1.8. Ban ngày, đứng ngoài trời, mở mắt nhưng lấy tay che kín mắt, có nhìn thấy các vật trước mắt không? Tại sao?
1.9. Tại sao khi ngồi trong lớp học, em không nhìn thấy các bạn ngồi ở bàn sau lưng em?
1.10. Đặt một bóng đèn điện (4,5V) và một quả bóng bàn màu trắng, một quả bóng bàn màu đen vào trong một cái hộp kín, mặt trong hộp bôi đen, ở một mặt thành hộp có một lỗ thủng nhỏ sắc cạnh. Đèn được bật sáng.
a/ Đặt mắt ở vị trí nào để có thể nhìn thấy được bóng?
b/ Em sẽ nhìn thấy mấy quả bóng, đó là quả bóng nào? Vì sao?
1.11. Ban đêm, đứng trong phòng có cửa gỗ đóng kín, bật đèn, em nhìn thấy các vật trong phòng khi mở mắt hay nhắm mắt? Tại sao?
1.12. Một cái hộp kín, ở một mặt thành hộp có một lỗ thủng nhỏ sắc cạnh. Trong hộp đặt một bóng đèn điện 4,5V.
Hỏi em cần đặt mắt ở vị trí nào và nhìn thấy gì khi đèn được bật sáng trong hai trường hợp dưới đây:
a/ Mặt trong hộp dán giấy trắng? b/ Mặt trong hộp bôi đen?
1.13. Có các dụng cụ: Hai hộp kín ở một mặt thành hộp có một lỗ thủng nhỏ sắc cạnh, trong hộp đặt một bóng đèn điện được nối với một viên pin 4,5V để đèn sáng. Ở hộp thứ nhất mặt trong hộp dán giấy trắng, hộp thứ hai mặt trong hộp bôi đen.
a/ Hãy tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng kết quả tìm được ở bài 1.11. b/ Nêu nhận xét về điều kiện để mắt nhìn thấy ánh sáng.
c/ Nếu bỏ vào mỗi hộp một quả bóng bàn màu trắng, một quả bóng bàn màu đen thì em nhìn thấy mấy quả bóng ở mỗi hộp và đó là quả bóng nào? Tại sao ?
1.14. Bình và An cùng ngồi đọc sách ở dưới một ngọn đèn điện.
- Bình bỗng reo lên: Tớ biết rồi, chúng mình đọc được sách vì mắt chúng mình đã phát ra các tia sáng chiếu lên trang sách.
- An : Mắt làm sao phát ra ánh sáng được, bạn nói sai rồi. - Bình : Cậu chứng minh mình đã sai đi.
- An…..
Em nghĩ giúp An một cách làm thí nghiệm để chứng minh bạn Bình đã sai nhé.
1.15. Em nêu một số ví dụ trong thực tế chứng tỏ, mắt muốn nhìn thấy vật thì ánh sáng từ vật phải đến mắt.
2.1. Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì?
2.2. Vật sáng giống nguồn sáng ở điểm nào, khác nguồn sáng ở điểm nào?
2.3. Nêu một số ví dụ về nguồn sáng, vật sáng trong thực tế ?
2.4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống ở đoạn văn dưới đây:
Dây tóc bóng đèn điện tự nó ……….ánh sáng khi có dòng điện chạy qua nên nó là………
Dây tóc bóng đèn điện phát sáng và con Thỏ bông trắng ………. ánh sáng từ Mặt trời chiếu vào nó gọi chung là………..
2.5. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Ngọn nến đang cháy.
B. Cây nến đặt trong phòng có đèn điện chiếu sáng. C. Mặt Trời.
D. Con đom đóm.
2.6. Vật nào dưới đây không phải là vật sáng? A. Quạt điện treo trên trần của một phòng tối. B. Ngôi nhà giữa ban ngày.
C. Mặt Trăng. D. Ngọn đuốc.
2.7. Ban đêm, vào trong phòng tối, ta nhìn thấy một đốm sáng trên bàn. Đốm sáng đó có phải là nguồn sáng không? Em đưa ra một cách làm thí nghiệm để kiểm tra câu trả lời của mình nhé.
3.1. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
3.2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống ở đoạn văn dưới đây.
Trong môi trường……….và đồng tính…………..truyền theo đường thẳng.
3.3. Hãy giải thích mắt nhìn thấy Mặt trời và ngôi nhà như thế nào? (bằng lời và bằng sơ đồ).
3.4. Dùng một ống rỗng để quan sát dây tóc bóng đèn pin khi đèn sáng. Lần thứ nhất để ống thẳng, lần thứ 2 để ống cong. Em hãy cho biết sẽ nhìn thấy dây tóc bóng
đèn pin phát sáng khi dùng ống cong hay ống thẳng.
Tại sao? Em hãy đưa ra nhận xét về đường truyền của ánh sáng trong không khí.
3.5. Có các dụng cụ: đèn pin, 3 tấm bìa cứng, trên mỗi tấm có đục một lỗ thủng nhỏ, một nan hoa xe đạp, mấy nén hương, diêm (hình vẽ).
a/ Em hãy đề xuất cách tiến hành thí nghiệm chứng minh dự đoán “trong không khí ánh sáng truyền theo đường thẳng”.
b/ Nêu nhận xét về đường truyền của ánh sáng trong không khí.
4.1. Nêu cách vẽ một tia sáng.
4.2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống ở đoạn văn dưới đây:
Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một ... có... gọi là tia sáng.
4.3. Mũi tên ở tia sáng cho ta biết, ánh sáng A. đang chuyển động.
B. mạnh hay yếu.
C. truyền đi nhanh hay chậm. D. truyền hướng nào.
4.4. Hình vẽ nào dưới đây mô tả sự truyền ánh sáng trong môi trường trong suốt, đồng tính ?
5.1. Chùm sáng là gì? Người ta vẽ chùm sáng thế nào?
5.2. Có mấy loại chùm sáng, nêu tên của mỗi loại chùm sáng ?
5.3. Chọn từ: giao nhau, không giao nhau, loe rộng ra để điền vào chỗ trống. a/ Chùm sáng song song gồm các tia sáng………. trên đường truyền của chúng. b/ Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng ………… trên đường truyền của chúng. c/ Chùm sáng phân kỳ gồm các tia sáng………….. trên đường truyền của chúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD-ĐT (2014). Dự thảo “Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông”.
2. KMK, Kultusministerkonferenz (2005c). Beschlüsse der
Kultusministerkonferenz: Bildungsstandards im Fach Physik für den Mittleren Bildungsabschluss. Beschluss vom 16.12.2004.
3. V.Ôkôn (1976). Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề . NXBGD
4. Tomlinson, C. A. (2001). How to differentiated instruction in mixed-ability classrooms.
5. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014). Tài liệu kiểm tra đánh giá trong giáo dục, Tài liệu tập huấn.
6. Herreid, C.F. (1994), Case studies in science: A novel method for science education, Journal of College Science Teaching 23 (4), pp. 221-229.
7. General Capabilities in the Australian Curriculum.
http://www.australiancurriculum.edu.au/GeneralCapabilities/Overview/general- capabilities-in-the-australian-curriculum
8. Phạm Xuân Quế, Nguyễn Quang Vinh (2005). Thí nghiệm mô phỏng về Hiện tượng cảm ứng điện từ.
9. Vicki L. Golich (2000). The ABCs of Case Teaching, Edmund A. Walsh School of Foreign Service Georgetown University, pp.1-52.
10. Herreid C. F (1997/1998). What is a case? Journal of College Sience Teaching, pp 92- 93.
11. Herreid C. F (1997/1998). What makes a good case?. Journal of College Sience Teaching, pp 163- 165.
12. Herreid, C.F. (1994). Case studies in science: A novel method for science education. Journal of College Science Teaching 23 (4), pp. 221-229.
13. Herreid C. F (1997/1998). How to teach with case studies? Journal of College Sience Teaching, pp 61- 75.
14. Herreid, C.F. (2005). The interrupted case method. Journal of College Science Teaching, pp 4–5.
16. Nguyễn Văn Biên (2008). Tổ chức giờ học vật lí bằng hình thức dạy học theo
trạm . Đặc san khoa học ĐHSP, số 12(2008), Tr. 14 – 19.
17. Phạm Hữu Tòng (2012). Phát huy chức năng “Tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học” trong sự vận hành đồng bộ ba yếu tố “Nội dung, mục tiêu, giải pháp dạy học” để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Bài giảng Cao học. Đại học Sư phạm Hà Nội 2012
18. National Research Council (1996). National Science Education Standards, 1996, p.23
19. Moore, J.A. (1993). Science as a way of knowing: The foundations of modern biology.
Cambridge, MA: Harvard University Press
20. Gut, C., Labudde, P. (2010) Assessment of students’ practical performance in science : The Swiss HarmoS project. In G. Gakmakci & M. Tacar (Hrsg.) Contemporary science education research: Learning and assessment (S. 295- 298) Istanbul: Pegem Akademi, ESERA.
21. Schecker, H. & Theyßen, H. (2007). „Kommunikation“ in den Bildungsstandards Physik. Naturwissenschaften im Unterricht Physik, 18 (1), 20-28.