Các công cụ hỗ trợ

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp ngành kỹ thuật môi trường đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại quận lê chân hải phòng (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TẠI QUẬN LÊ CHÂN

3.7. Các công cụ hỗ trợ

3.7.1.1. Quy định phân loại rác tại nguồn

Phân loại rác tại nguồn đã được một số quốc gia trên thế giới sử dụng và rất hiệu quả, đối với một nước như nước ta thì sử dụng phương pháp này là hợp lý nhất, vì phương pháp này vừa tiết kiệm nguyên vật liệu đối với các loại rác có thể tái sinh được mà còn giảm chi phí xử lý, nâng cao hiệu quả xử lý.

Để việc thực hiện phân loại rác tại nguồn có tính khả thi cao, ta có thể sử dụng các biện pháp sau: Giảm mức phí thu gom để khuyến khích phân loại rác tại nguồn. Áp dụng mức phí khác nhau cho các loại chất thải, chất thải có thể tái

chế (thủy tinh, kim loại, giấy, bìa carton…) thu phí thấp hơn những chất thải không có giá trị tái chế.

3.7.1.2. Xử phạt hành chính

Áp dụng xử phạt hành chính (mức phạt đề nghị) với các hành vi sau:

- Vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vứt rác xuống dòng nước.

- Các cơ quan, trường học nào không thực hiện tốt việc thu gom rác, gây hôi thối cho môi trường xung quanh. Để có được sự chấp thuận của cộng đồng, cần tiến hành lấp đặt nhiều thùng rác công cộng hơn nữa, thực hiện vệ sinh công cộng và các nơi đường phố sạch thường xuyên hơn.

- Các công ty, dịch vụ thu gom rác cũng cần nâng cao ý thức: quét cho sạch, gom cho hết rác để người dân thấy đó mà noi theo.

Muốn tiến hành biện pháp trên thì mỗi phường phải thành lập một tổ, tổ này được gọi là công an môi trường, họ phải là người tốt nghiệp đại học, am hiểu về môi trường và phải có chứng chỉ đã qua khóa học về ngành công an.

Mỗi nhóm có thể từ 2 - 3 người.

3.7.2. Công cụ kinh tế

3.7.2.1. Hệ thống ký quỹ hoàn trả

Ký quỹ hoàn trả là một công cụ kinh tế khá hiệu quả trong việc thu hồi lại các sản phẩm sau khi đã sử dụng để tái chế hoặc tái sử dụng, đồng thời cũng tạo ra một nguồn kinh phí đáng kể để chi trả cho việc xử lý các chất thải loại bỏ sau khi sử dụng.

Ký quỹ hoàn trả nghĩa là người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền khi mua sản phẩm (đó coi như là tiền thế thân cho bao bì sản phẩm). Khi những người tiêu dùng hay những người sử dụng các sản phẩm ấy, trả bao bì và các phế thải của chúng cho người bán hay một trung tâm nào đó được phép để tái chế hay để thải bỏ thì khoản tiền ký quỹ của họ sẽ được hoàn trả lại [2].

Hiện tại, ta có thể áp dụng ký quỹ hoàn trả cho các sản phẩm hoặc là bền lâu hoặc là có thể sử dụng lại hoặc là không bị tiêu hao, tiêu tán trong quá trình

3.7.2.2. Phí sản phẩm

Phí sản phẩm là phí được cộng thêm vào giá các sản phẩm khi sử dụng những sản phẩm gây ra ô nhiễm hoặc là ở giai đoạn sản xuất, hoặc ở giai đoạn tiêu dùng (sản phẩm sẽ sinh ra chất thải không trả lại được).

Phí sản phẩm sẽ được đánh vào phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên vật liệu, lốp xe, dầu nhờn, xăng, bao bì… Hiện nay, chúng ta cũng sử dụng hình thức này đó chính là bán xăng, dầu trong đó cộng thêm khoản phí giao thong [2].

Hiệu quả của phí đánh vào sản phẩm hoặc đầu vào của sản phẩm phụ thuộc vào sự có được các vật phẩm thay thế nghĩa là áp dụng công cụ khuyến khích chủ sản xuất không dùng những nguyên vật liệu mà tạo ra bao bì gây ô nhiễm để tăng phần doanh thu do thu hút được nhiều người tiêu dùng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng sẽ mua được sản phẩm tuy đắt hơn nhưng lại có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Nhìn chung, phí sản phẩm chỉ có tác động kích thích giảm thiểu chất thải khi mức phí được nâng cao đáng kể.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về hiện trạng quản lý chất thải sinh hoạt tại quận Lê Chân em thu được một số kết quả như sau:

- Hiện nay, khối lượng chất thải sinh hoạt trên địa bàn Quận Lê Chân là rất lớn, việc thu gom và vận chuyển rác thải còn nhiều hạn chế và bất cập, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

- Lượng chất thải sinh hoạt tại quận Lê Chân tính đến cuối năm 2017 là 352,8 tấn/ngày, trung bình mỗi năm tăng khoảng 10 - 12% so với năm trước đó.

- Tốc độ phát sinh chất thải trên địa bàn Quận Lê Chân trung bình khoảng 1,3 kg/người/ngày.

- Rác thải thu gom tại các khu dân cư, đường phố, ven đô đạt khoảng 82%, rác thu gom tại các khu trung chuyển đạt 95%.

- Một số trạm trung chuyển chưa đạt yêu cầu tiêu chuẩn thiết kế, vệ sinh, vị trí hoạt động như: không có tường bao quanh, nước rác thải chưa được xử lý triệt để ảnh hưởng đến môi trường nước, đất của khu vực dân cư xung quanh.

- Vẫn còn tình trạng rác thải chưa được thu gom hết tại trạm tập kết tạm thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu dân cư và cảnh quan môi trường đô thị.

+ Nguồn phát sinh rác thải ở các công sở trường học, khu công cộng là cao hơn so cới các nguồn khác qua từng năm cho nên rất dễ dàng cho việc giảm thiểu sử dụng các biện pháp phân loại rác ngay tại nguồn dễ dàng.

2. Kiến nghị

- Để nâng cao hiệu quả của việc quản lý chất thải rắn tại quận Lê Chân, một số ý kiến dựa trên kết quả khảo sát thực tế như sau:

+ Khuyến khích giải thích cho người dân về vấn đề phân loại rác tại nguồn và lợi ích của việc phân loại đó.

+ Phối hợp các cơ quan chức năng như Công ty môi trường đô thị, Sở tài nguyên môi trường nhằm quản lý chất thải sinh hoạt tốt hơn như xây dựng chế tài xử phạt nặng về hành chính để nâng cao ý thức người dân. Đánh thuế nặng các Công ty cơ sở sản xuất túi ni lon để giảm thiểu người sử dụng và bắt doanh nghiệp sản xuất phải thay đổi nguyên liệu thân thiện với môi trường.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp ngành kỹ thuật môi trường đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại quận lê chân hải phòng (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)