Thiết kế Trung tâm camera giám sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống camera giám sát và ứng dụng (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT SỬ DỤNG

2.7. Thiết kế các hệ thống thành phần

2.7.2. Thiết kế Trung tâm camera giám sát

- Chức năng của Trung tâm camera là nơi giám sát và điều khiển các camera hoạt động; thu nhận hình ảnh dữ liệu từ camera truyền về, xử lý lưu trữ dữ liệu hình ảnh.

- Chức năng chính của Trung tâm camera giám sát như Hình 2.4

Hình 2.4: Chức năng của Trung tâm camera giám sát

 Camera IP sau khi thu hình ảnh sẽ chuyển phát tín hiệu đến bộ chuyển đổi tín hiệu. Bộ chuyển đổi tín hiệu sẽ phân tích các tín hiệu mà camera IP gửi về và chuyển các tín hiệu đó về thành các video để cho người dùng có thể xem được. Đồng thời, các video sẽ được xử lý để lưu lại vào trong cơ sở dữ liệu.

- Cấu phần của Trung tâm camera gồm:

 Thiết bị hiển thị hình ảnh: Màn hình tivi, màn hình máy tính hoặc màn hình chuyên dụng, kích cỡ phù hợp với số lượng camera. Thiết bị hiển thị hình ảnh có khả năng hiển thị các hình ảnh từ tất cả các ống camera (ở chế độ chia màn hình) hoặc riêng từng ống theo yêu cầu đối với từng vị trí.

 Thiết bị điều khiển: có chức năng điều khiển camera theo chế độ quay quét, phóng đại, chọn hình ảnh từ chế độ chia sang màn hình riêng.

Hệ thống có thể được tăng cường chức năng phát hiện sự kiện. Hình 2.5 cho thấy quy trình báo động dựa trên sự kiện. Khi xảy ra sự kiện, hệ thống có thể tự động theo dõi một đối tượng trong thời gian thực và ghi lại sự kiện, gửi tin nhắn có ảnh

sự kiện tới máy chủ, điều khiển trình ghi video để tạo nhật ký sự kiện vào lưu trữ CSDL. Hệ thống cập nhật cơ sở dữ liệu bao gồm danh sách trình phát video.

Hình 2.5: Lưu đồ thuật toán báo động, lưu trữ sự kiện

Khi có một sự kiện diễn ra, mô-đun quản lý sự kiện sẽ xác định xem đây có phải là một sự kiện đã cấu hình hay không. Nếu sai thì sẽ bỏ qua. Nếu đúng, sẽ chuyển sang mô-đun lấy thông tin sự kiện. Tại đây mô-đun này sẽ có 2 chực năng đó là đẩy ra thông tin của sự kiện và đồng thời chuyển thông tin sang mô-đun tạo báo động.

Sau khi tạo báo động sau, hệ thống sẽ lưu lại những đặc điểm cửa sự kiện và cập

nhật lại video. Cuối cùng hệ thống sẽ lưu video lại vào cơ sở dữ liệu đồng thời làm mới lại để bắt đầu quản lý các sự kiện tiếp theo diễn ra.

 Hệ thống lưu trữ: dữ liệu hình ảnh lưu trữ dưới dạng số. Thiết bị lưu trữ sử dụng ổ đĩa cứng máy tính hoặc các thiết bị chuyên dụng khác. Việc lưu trữ hình ảnh tối thiểu đảm bảo điều kiện:

o Độ phân giải camera tương đương tỉ lệ nhận dạng ảnh 800x600 pixels.

o Chuẩn nén H.264, MPEG-4 hoặc cao hơn;

o Thời gian ghi hình 24/7 ngày;

o Tốc độ khuôn hình 15 hình/giây;

o Số lượng camera được lưu trữ hình ảnh: từ 50% đến tối đa 80% số lượng camera trong hệ thống đảm bảo đầu tư hiệu quả tránh lãng phí.

- Các phần mềm điều khiển, xử lý hình ảnh có các chức năng cơ bản trong hiệu chỉnh hình ảnh, tìm kiếm theo thời gian.

- Thiết bị in, sao hình ảnh.

- Các thiết bị đảm bảo an toàn cho hệ thống: chống sét trên đường nguồn điện, đường mạng cáp đồng; hệ thống cấp nguồn liên tục thông qua UPS tập trung.

- Kết nối với hệ thống công nghệ thông tin thông qua mạng, sử dụng giao thức TCP/IP.

- Đường truyền:

 Chức năng để nối các camera tại các vị trí quan sát với Trung tâm camera.

 Tùy theo địa hình sẽ chọn đường truyền thích hợp hữu tuyến (có dây) hoặc vô tuyến (không dây). Ưu tiên đường truyền cáp quang, cáp đồng và đi dây kết hợp với mạng LAN. Trường hợp phải sử dụng đường truyền vô tuyến phải lưu ý đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện và có thể bị nhiễu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống camera giám sát và ứng dụng (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)