Quá trình sinh ra chất thải nguy hại từ hoạt động sinh hoạt.
Chất thải nguy hại trong sinh hoạt bao gồm:
STT Mô tả chất thải Thành phần
1 Phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường không (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, đầu máy và toa xe lửa, máy bay…) hết hạn sử dụng
2 Bóng đèn huỳnh quang thải và các loại chất thải khác
Thủy ngân: nhiễm độc mức cao có thể huỷ hoại não, thận và bào thai.
3 Các thiết bị thải bỏ có chứa CFC (VD: tủ lạnh,..)
Khí CFC: gây hiệu ứng nhà kính
4 Sơn, mực, chất kết dính và nhựa thải có chứa các thành phần nguy hại
Cr, tạo màu trong sơn
5 Thuốc diệt trừ các loài gây hại Zn3P2 có trong thuốc chuột khi tác dụng với nước sinh ra PH3, là khí độc.
6 Các loại dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic)
7 Pin, ắc quy thải Pb (chì): gây hại cho hệ thần kinh,
thận và hệ sinh sản 8 Các linh kiện, thiết bị điện, điện tử thải
(có chứa tụ điện, công tắc thuỷ ngân, thuỷ
PCB có trong tụ điện gây tác động xấu đến hệ thần kinh, hệ sinh sản,
tinh từ ống phóng catot và các loại thuỷ tinh hoạt tính khác…)
hệ miễn dịch và gan
9 Gỗ thải Cr, As chứa trong chất bảo quản
gỗ 10 Bao bì thải (kể cả chất thải bao bì phát
sinh từ đô thị đã được phân loại)
Nhựa
Ví dụ: Quận Thủ Đức:
Số dân là 474.547 người xấp xỉ 120.000 hộ dân
Mỗi hộ dân trung bình sử dụng 10 thiết bị dùng pin <=> hàng tháng thải khoảng 20 cục pin
Lượng thủy ngân có trong 1 cục pin gây ô nhiễm 500l nước và 1m2 đất trong 50 năm Như vậy lượng thủy ngân hàng tháng gây ô nhiễm sẽ là 1,2 tỉ lít nước và 2.400.000 m2 đất trong vòng 50 năm nếu không có biện pháp xử lý.
Quá trình sinh ra chất thải nguy hại từ hoạt động công nghiệp.
Chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại, là một thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của nhiều đô thị, nhất là những đô thị có khu công nghiệp tập trung.
Theo báo cáo đánh giá phục vụ xây dựng Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội,
2013:CTR công nghiệp từ ngành cơ khí có khoảng 50% là chất thải độc hại chứa kim loại nặng,chất ăn mòn và dễ cháy; CTR công nghiệp từ ngành công nghiệp dệt, may mặc chứa khoảng 44,5% chất thải độc hại; CTR công nghiệp từ ngành công nghiệp điện, điện tử có trên 70% là chất thải độc hại chứa các cặn kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; CTR công nghiệp từ ngành hoá chất có khoảng 62% là chất thải độc hại dưới dạng vi sinh vật và kim loại hòa tan; CTR công nghiệp từ ngành công nghiệp thực phẩ có khoảng 20% chưa các vi khuẩn làm thối rữa; Các CTR công nghiệp khác như thuộc da, xà phòng, sản xuất tân dược...cũng tạo ra chất thải độc hại.
Bảng 3.6 Một số ngành công nghiệp và chất thải tương ứng Công nghiệp Loại chất thải
Sản xuất hóa chất
- Dung môi thải và cặn chưng cất: white spirit, kerosene, benzen, xylen, etyl
benzen, toluen, isopropanol, toluen disisoxyanat, etanol, axeton, metyl etyl
keton, tetrahydrofuran, metylen clorua, 1,1,1 -tricloroetal, tricloroetylen - Chất thải dễ cháy không theo danh nghĩa (otherwise specified) - Chất thải chứa axít/baze mạnh: ammonium hydroxit, hydrobromic axít, hydrocloric axít, potassium hydroxit, nitric axít, sulfuric axít, cromic axít,
phosphoric axít
- Các chất thải hoạt tính khác: sodium pemanganat, oganic peroxit, sodium
peclorat, potassium peclorat, potassium pemanganat, hypoclorit, potassium
sulfit, sodium sulfit.
- Phát thải từ xử lý bụi, bùn
- Xúc tác qua sử dụng
Xây dựng -Sơn thải cháy được : etylen diclorit , benzen, toluen, etyl benzen , metyl
isobutyl keton, metyl etyl keton, clorobenzen
- Các chất thải dễ cháy không theo danh nghĩa (otherwise specified) - Dung môi thải: metyl clorit, cacbon tetraclorit, triclorotrifluoroetal, toluen,
xylen, kerosen, mineral spirits, axeton
- Chất thải axít/bazơ mạnh: amonium hydroxit, hydrobromic axít, hydrocloric
axít, hydrofluoric axít, nitric axít, photphoric axit, potassium hydroxit sodium hydroxit, sulfuric axít
Sản xuất gia công kim loại
- Dung môi thải và cặn chưng: tetracloroetylen, tricloroetylen, metylenclorit,
1,1,1-tricloroetan, cacbontetraclorit, toluen, benzen, triclorofluroetan, clorofom, triclorofluorometan, axeton, diclorobenzen, xylen, kerosen, white
sprits, butyl alcohol
- Chất thải axít/bazơ mạnh: amonium hydroxit, hydrobromic axít, hydrocloric
axít, hydrofluoric axít, nitric axít, phosphoric axít, nitrat, sodium hydroxit,
potassium hydroxit, sulfuric axít, pecloric axít, axetic axít.
- Chất thải xi mạ - Bùn thải chứa kim loại nặng từ hệ thống xử lý nước thải
- Chất thải chứa xyanua
- Chất thải cháy được không theo danh nghĩa (otherwise specified) - Chất thải hoạt tính khác: axetyl clorit, cromic axít, sulfit, hypoclorit, oganic
peroxit, peclorat, pemanganat
- Dầu nhớt qua sử dụng Công nghiệp
giấy
- Dung môi hữu cơ chứa clo: cacbon tetraclorit, metylen clorit, tetracloroetylen, tricloroetylen, 1,1,1-tricloroetan, các hồn hợp dung môi
thải chứa clo.
- Chất thải ãn mòn: chất lỏng ăn mòn, chất rắn ăn mòn, ammonium hvdroxit
hydrobromic axít, hydrocloric axít, hydrofluoric axít, nitric axít phosphoric
axít, potassium hydroxit, sodium hydroxit, sulfuric axít - Sơn thải: chất lỏng có thể cháy, chất lỏng dễ cháy etylen diclorit clorobenzen, metyl etyl keton, sơn thải có chứa kim loai năng - Dung môi: chưng cất dầu mỏ
Nguồn:David H F Liu. Béla G Lipták "Environmental Engineers' Handbook" second edition Lewwis Publishers, 1997.
Quá trình sinh ra chất thải nguy hại từ hoạt động y tế.
Thành phần chất thải y tế nguy hại chiếm khoảng 10 - 25% chất thải rắn y tế trong bệnh viện đó.Từ đó theo nhìn nhận lượng chất thải nguy hại trong y tế chiếm không hề nhỏ,nó có thể tạo ra nhiều nguy cơ về sức khỏe nếu không được phân loại ra từng thành phần riêng biệt.
(Theo tác giả Nguyễn Đỗ Quốc Thống trong Bài giảng Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện _ World Bank,Tiền Giang tháng 5/201) Chính vì thế việc xác định các thành phần nguy hại trong y tế rất quan trọng,giúp cho quá trình xử lý dễ dàng và tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cộng đồng xung quanh.
Bảng 3.7 Loại chất thải và thành phần chất thải nguy hại trong y tế Nhóm chất thải Loại chất thải và thành phần
Chất thải lây nhiễm
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: kim tiêm, bơm
liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, dây truyền máu, dịch cơ thể và chất bài tiết của người bệnh; bông, băng, gạc, dây truyền máu, ống dẫn lưu, ống hút dịch; găng tay cao su đã qua sử dụng
- Chất thải có nguy cơ lấy nhiễm cao: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, găng tay,lam kính, ống nghiệm; môi trường nuôi cấy và các dụng cụ lưu giữ các tác nhân lây nhiễm ở trong phòng xét nghiệm; các đĩa nuôi cấy bằng nhựa và các dụng cụ sử dụng để cấy chuyển, phân lập, bệnh phẩm thừa sau khi sinh thiết/xét nghiệm/nuôi cấy; Túi đựng máu, hồng cầu, huyết tương;
- Chất thải giải phẫu:Các mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm.
Chất thải nguy hại không lây nhiễm
- Chất thải dược phẩm: Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng; Dược phẩm bị đổ; Vỏ lọ, ống kết nối chứa các dược phẩm nguy hại; Dược phẩm bị nhiễm khuẩn; Các loại huyết thanh, vắc xin sống
- Chất thải hóa chất chứa thành phần nguy hại: Formaldehyde và các hóa chất khử khuẩn, Các dung môi, Hoá chất vô cơ,các chất quang hóa
- Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng
- Chất hàn răng amalgam thải bỏ
Nguồn: Điều 4 thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT về Quy định quản lý chất thải y tế và Cục quản lý môi trường y tế dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện – Nhà xuất bản Y Học,Hà Nội,2015 Quá trình sinh ra chất thải nguy hại từ các hoạt động khác.
Ngành Thành Phần
1. Nông nghiệp Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại gồm các chất thải khó phân hủy và độc hại như: bảo vệ động vật, thực vật(chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng); bao bì đựng phân bón; thú y(chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm mổ,...).
2. Các ngành khác Các thành phần nguy hại từ các cơ sở dịch vụ chủ yếu bao gồm: các dịch vụ thông thường chiếm khoảng 36,9%, (trong đó, cặn kim loại chiếm 1,6%; dầu mỡ thải, giấy, giẻ thấm dầu chiếm 23,4%; nhựa, hoá chất, sơn chiếm 11,1
%; vỏ hộp hoá chất chiếm 0,8 %); lõi nhựa chứa mực in từ các cơ sở photocopy; biến thế hỏng được các chủ phát sinh thu gom và bán lại; từ sự rò rỉ phóng xạ, rác thải hạt nhân....
Năm 2008, tổng lượng phân bón vô cơ các loại được sử dụng 2,4 triệu tấn/năm. Dẫn đến lượng bao bì thải ra môi trường khoảng 240.000 tấn/năm bao bì các loại.
(Theo số liệu thống kê của tổng cục môi trường, tổng cục thống kê, tổng cục hải quan).