0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

BAN KIỂM SOÁT

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG CÔNG TY KIỂM TOÁN (Trang 33 -69 )

SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ

Các chính sách kế toán áp dụng:

- Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành bốn Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 1)

- Quyết định số 162/2002/QĐ – BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 về việc ban hành sáu Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 2)

- Quyết định số 234/2003/QĐ – BTC ngày 31 tháng 12 năm 2003 về việc ban hành bốn Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 3)

- Quyết định số 12/2005/QĐ – BTC ngày 31 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành bốn Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 4)

Đơn vị tiền tệ sử dụng: Công ty hạch toán sổ kế toán bằng Việt Nam đồng. Các nghiệp vụ phát sinh bằng các ngoại tệ của công ty (chủ yếu là USD) được hạch toán theo tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng vào ngày phát sinh nghiệp vụ.

Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là Nhật ký chung.

Hàng tồn kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính trừ chi phí bán hàng ước tính và sau khi đã lập dự phòng cho hàng hư hỏng, lỗi thời và chậm luân chuyển.

Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho với giá trị được xác định như sau:

- Nguyên vật liệu, hàng hóa: giá vốn thực tế theo phương pháp bình quân gia quyền

- Thành phẩm: giá vốn nguyên vật liệu và lao động trực tiếp cộng chi phí sản xuất chung có liên quan được phân bổ dựa trên mức hoạt động bình thường.

Trích số liệu trên Bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm 2009 liên quan đến hàng tồn kho:

Mã số Tài sản Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm (ngàn đồng) (ngàn đồng) 100 A. Tài sản ngắn hạn

140 III. Hàng tồn kho 10,681,934 7170334

141 Hàng mua đang đi đường 250,544 _

142 Nguyên liệu, vật liệu 4,455,057 3,096,492

143 Công cụ, dụng cụ _ 944,312

144 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 900,120 _

145 Thành phẩm tồn kho 5,076,213 3,129,530 3.1.1.2 Loại hình doanh nghiệp

ABC là Công ty TNHH được thành lập tại Việt Nam theo Giấy phép đầu tư số 123/GP-KCN-ĐN ngày11 tháng 11 năm 2003 của UBND tỉnh Đồng Nai. Công ty có trụ sở đặt tại xxx KCN Nhơn Trạch- tỉnh Đồng Nai.

3.1.1.3 Đặc điểm nghành nghề kinh doanh

Công ty TNHH ABC là một công ty hàng đầu ở Đài Loan, đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất, lắp đặt và nghiên cứu tất cả các loại cáp. Qua đó,công ty được thành lập với mục đích mang đến những mặt hàng tốt, sự thuận tiện trong mua bán và chất lượng phục vụ tuyệt vời cho thị trường Việt Nam.

Hoạt động sản xuất chính của công ty là sản xuất ốc, vít. Trong khi đó, Nghành sản xuất ốc vít ở Việt Nam chưa thực sự phát triển, bởi công nghệ, máy móc để sản xuất ốc vít thực sự đáp ứng được yêu cầu của nghành. Vì thế, phần lớn ốc, vít ta phải nhập khẩu từ nước ngoài như Thái Lan, Đài Loan, Nhật, …Tuy đây là thách thức đối với ngành sản xuất ốc, vít Việt Nam nhưng nó đồng thời cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường tìm năng trong tương lai. 3.2 Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị

- Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý hàng tồn kho, chi phí và giá thành; Định mức tiêu hao nguyên vật liệu;

- Các chứng từ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho, chi phí và giá thành: Hóa đơn mua bán, hồ sơ xuất nhập khẩu, chứng từ xuất nhập kho, các chứng từ liên quan đến các khoản chi phí, chứng từ thanh toán, …

- Biên bản kiểm kê hàng tồn kho vào ngày cuối niên độ; - Bảng liệt kê chi tiết các khoản dự phòng và hoàn nhập;

- Sổ cái, sổ chi tiết, sổ chi tiết vật tư hàng hóa, thẻ và sổ kho, …;

- Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan , như: báo cáo hàng tồn kho, các báo cáo chi phí, các báo cáo sản xuất, báo cáo tiêu thụ, báo cáo sản phẩm hoàn thành, bảng tính giá thành… Các báo cáo tài chính có liên quan;

- Các loại chứng từ có liên quan khác; 3.3 Mục tiêu kiểm toán

Mục tiêu hiện hữu, quyền: tất cả hàng tồn kho trình bày trên báo cáo tài chính đều thật sự hiện hữu trong thực tế và đon vị có quyền đối với chúng

Mục tiêu đầy đủ: tất cả hàng tồn kho đều được ghi sổ và báo cáo đầy đủ

Mục tiêu ghi chép chính xác: số liệu của hàng tồn kho được ghi chép , tính toán chính xác và thống nhất giữa sổ chi tiết với sổ cái

Mục tiêu đánh giá: hàng tồn kho được ghi nhận và đánh giá theo một phương pháp phù hợp với chuẩn mực và chề độ kế toán hiện hành, đồng thời đơn vị áp dụng nhất quán phương pháp này

Mục tiêu trình bày và công bố: hàng tồn kho được phân loại đúng đắn, trình bày thích hợp và công bố đấy đủ

Trong các mục tiêu trên, do đặc điểm của hàng tồn kho hai mục tiêu hiện hữu và đánh giá được xem là quan trọng nhất.

3.4 Chương trình kiểm toán 3.4.1 Thử nghiệm kiểm soát

3.4.1.1 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là bước đầu tiên trong quá trình kiểm toán. Công việc này được thực hiện vào lúc kết thúc năm tài chính nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán về tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát trong suốt năm tài chính. Nó bao gồm các thủ tục nhằm giúp kiểm toán viên hiểu rõ các thủ tục kiểm soát của đơn vị đã thiết kế nhằm kiểm soát các quá trình mua hàng, bảo quản hàng trong kho và xuất hàng. Đồng thời kiểm toán viên cũng cần hiểu biết về hệ thống kế toán chi phí cũng như hệ thống sổ kế toán chi tiết đối với hàng tồn kho mà đơn vị đang áp dụng.

Vận dụng Chuẩn mực 330, kiểm toán viên lựa chọn các thủ tục kiểm toán để có được sự đảm bảo về tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát. Mức độ đảm bảo đạt được dự kiến càng cao thì kiểm toán viên phải thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán tin cậy hơn.

3.4.1.1.1 Tìm hiểu sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục hàng tồn kho

Để tìm hiểu và đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho, kiểm toán viên sẽ phỏng vấn kế toán hàng tồn kho và thủ kho, sau đó sẽ đánh dấu vào bảng câu hỏi, căn cứ vào câu trả lời, kiểm toán viên đánh giá sự hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát:

Dưới đây là bản câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho tại công ty TNHH ABC

Mô tả chung về hàng tồn kho

-Phương pháp kế toán hàng tồn kho ở doanh nghiệp là gì? - Phương pháp kiểm kê hàng tồn kho ở doanh nghiệp là gì? -Hàng tồn kho tại doanh nghiệp bao gồm những khoản mục gì?

Nguyên vật liệu

-Có bao nhiêu loại nguyên vật liệu? Loại nào là chính? Loại nào là phụ?

- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu từ đâu? Trong nước hay nhập khẩu?

-Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên vật liệu?

-Doanh nghiệp có kế hoạch mua nguyên vật liệu không? Nếu có, thì cơ sở để lập kế hoạch là gì?

- Nguyên vật liệu có được giữ ổn định để sản xuất không? - Mức tồn kho an toàn là bao nhiêu?

-Nguyên vật liệu mua vào có được dùng để bán không?

mục gì? (giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm…)

- Doanh nghiệp ghi nhận giá trị nguyên vật liệu tồn kho khi nào? (khi nhận hàng, khi hàng đang trong quá trình vận chuyển, khi nhận được hóa đơn, khi hàng thực nhận nhập kho?)

Thành phẩm

- Có bao nhiêu loại thành phẩm, loại nào là chủ lực?

Kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho tại đơn vị

Nhập và xuất nguyên vật liệu

-Tại doanh nghiệp, quy trình mua hàng được tiến hành như thế nào?

-Những ai có thẩm quyền quyết định và thực hiện?

- Ai là người lập quyết định mua hàng, xét duyệt mua hàng, ai là người mua hàng? Ai là người quyết định nhà cung cấp?

- Ai là người lập phiếu nhập kho? Trên phiếu nhập kho có ghi rõ nội dung: số phiếu nhập kho? Ngày nhập kho? Số hóa đơn? Ngày hóa đơn?

- Phiếu nhập kho có được đánh số liên tục trước và sau không? - Có bao nhiêu chữ ký trên phiếu nhập kho? Có bao nhiêu liên? - Trình tự luân chuyển phiếu nhập kho?

- Các thủ tục đề nghị xuất kho ra sản xuất: ai là người đề nghị lập phiếu xuất kho sản xuất? Ai phê duyệt

-Chứng từ được lập và luân chuyển như thế nào?

theo chi tiết, theo bộ…)

- Tại doanh nghiệp có thể theo dõi tình hình nhập và xuất hay không?

Nhập và xuất thành phẩm

- Thành phẩm chuyển từ kho vào phân xưởng có những thủ tục gì?

- Phiếu nhập kho thành phẩm và phiếu nhập kho nguyên vật liệu có gì khác biệt?

- Thành phẩm xuất kho có những thủ tục gì?

- Phiếu xuất kho thành phẩm do ai lập? Ai ký? Có bao nhiêu liên? - Phiếu xuất kho được luân chuyển như thế nào?

- Trên phiếu xuất kho có ghi rõ nội dung: xuất cho hợp đồng nào? Mặt hàng nào? Thời gian nào?

- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu và phiếu xuất kho thành phẩm có gì khác nhau?

- Phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại, phiếu xuất kho hàng trả người bán có lập không? Lập như thế nào? Luân chuyển như thế nào?

- Kế toán kho và thủ kho có độc lập nhau không?

- Định kỳ kế toán kho và thủ kho có đối chiếu để tìm số chênh lệch không? Chênh lệch được xử lý như thế nào?

Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Tìm hiểu chi tiết quy trình sản xuất - Có bao nhiêu phân xưởng sản xuất?

- Thành phẩm có bắt buộc phải trải qua tất cả các giai đoạn sản xuất không?

- Nguyên vật liệu có phải trải qua giai đoạn gia công trước khi đưa vào sản xuất không?bán thành phẩm có phải đem ra ngoài gia công không?

- Khi nào được coi là thành phẩm? Thế nào là sản phẩm dở dang? - Nguyên vật liệu chính xuất theo hợp đồng, theo nhu cầu hay theo định mức?

- Doanh nghiệp sử dụng tiêu thức phân bổ nào?

- Tỷ lệ nguyên vật liệu chính trong thành phẩm là bao nhiêu phần trăm?

- Giá xuất kho nguyên vật liệu tính theo phương pháp nào?

Phương pháp tính giá thành sản phẩm

- Phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng tại doanh nghiệp? xác định giá trị thành phẩm dở dang như thế nào?

- Chi phí được tập hợp như thế nào? ( theo thành phẩm, theo phân xưởng…?)

- Các chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung có tập hợp

3.4.1.1.2 Tìm hiểu các nghiệp vụ trọng yếu

Việc tìm hiểu các nghiệp vụ trọng yếu đối với hàng tồn kho nhằm mục tiêu đánh giá các nghiệp vụ này khi không được ghi nhận hoặc ghi nhận không đúng sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu kiểm toán như thế nào? Và qua đó đánh giá được sự hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát.

Nghiệp vụ Có Không Mục tiêu kiểm

toán ảnh hưởng Tất cả sự dịch chuyển hàng tồn

kho có được ghi nhận?

X Có thực, hiện hữu;

đầy đủ Hàng tồn kho có được phân

loại theo nhóm không

X Đánh giá

Việc kê khai thường xuyên có phản ánh được số lượng và giá trị hàng tồn kho?

X Đánh giá

Số trên sổ cái hàng tồn kho có khớp với số liệu trên nhật ký chung?

X Có thực, hiện hữu;

đầy đủ ; đánh giá

Việc kiểm tra từ sổ sách lên thực tế có điều chỉnh có được ghi nhận không?

X Có thực, hiện hữu;

3.4.1.1.3 Phép thử walk_through

Phép thử Walk_ through được sử dụng để tìm hiểu toàn bộ chu trình nghiệp vụ mua hàng, bán hàng,… Thông qua việc tìm hiểu toàn bộ chu trình, kiểm toán viên có thể tìm hiểu được việc có thiết kế các thủ tục kiểm soát hay không? Và nếu có thiết kế các thủ tục này có được thực hiện nghiêm túc hay không?

a. Mua hàng:

Các bộ phận tham gia : bộ phận kỹ thuật, bộ phận sản xuất, bộ phận mua hàng – bán hàng, bộ phận kế toán, bộ phận kho.

Khi bộ phận có yêu cầu mua hàng sẽ lập giấy đề nghị mua hàng gửi cho phòng kỹ thuật. Bộ phận kỹ thuật thực hiện kiểm tra xem có nên mua hàng đề nghị hay không? Sau đó sẽ thực hiện tìm nguồn hàng, nhà cung cấp, và lập đơn đặt hàng được ký duyệt bởi Giám đốc.

Bộ phận kỹ thuật sẽ gởi một bản đơn đặt hàng cho bộ phận mua hàng – bán hàng. Bộ phận mua hàng- bán hàng sẽ làm thủ tục mua hàng để nhận hàng và tìm người vận chuyển,. Nếu số lượng lớn thì bộ phận mua hàng - bán hàng sẽ ký hợp đồng vận chuyển, nếu số lượng ít có thể thuê xe. Bộ phận mua hàng – bán hàng có trách nhiệm quản lý bộ chứng từ hàng hóa.

Khi hàng về, tại kho, thủ kho cùng với nhà vận chuyển và đại diện của bộ phận mua hàng – bán hàng sẽ nhận hàng. Phiếu nhập kho do phòng kế hoạch lập, in ra 3 liên, 1 liên thủ kho giữ, 1 liên lưu ở phòng kế hoạch, 1 liên giao cho bộ phận mua hàng – bán hàng.

Đến hạn thanh toán, bộ phận mua hàng – bán hàng sẽ lập giấy xin séc có chữ ký của Giám đốc, người quản lý, người xin séc ký.

Nếu đầy đủ chứng từ, kế toán thanh toán sẽ lập giấy chuyển tiền gồm 4 liên, cùng với bản gốc của bộ chứng từ sẽ gửi cho Ngân hàng. Tùy vào việc thanh toán bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ, mà Ngân hàng ghi giảm tài khoản tương ứng.

Khi nhận hàng và chứng từ đầy đủ, kế toán ghi: Nợ TK Hàng tồn kho

Có TK Phải trả ngưới bán

Khi nhận chứng từ đầy đủ từ Ngân hàng, kế toán ghi Nợ TK Phải trả ngưới bán

Có Tk Tiền gửi Ngân hàng b. Bán hàng

Các bộ phận tham gia: bô phận kỹ thuật, bộ phận mua hàng – bán hàng, bộ phận kế toán, bộ phận kho

Khi nhận được đơn đặt hàng từ phía khách hàng, bộ phận kỹ thuật sẽ xét duyệt đơn đặt hàng, kiểm tra về khách hàng này, (công nợ, tuổi nợ) và lập giấy đề nghị bán hàng có chữ ký của Phó tổng giám đốc. Giấy đề nghị bán hàng sẽ được gởi cho phòng mua hàng – bán hàng.

Căn cứ vào giầy đề nghị bán hàng, bộ phận mua hàng – bán hàng sẽ lập phiếu yêu cầu xuất kho gởi cho bộ phận kho.

Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho sẽ xuất hàng trong kho, hàng xuất sẽ được bộ phận mua hàng – bán hàng quản lý, vận chuyển đến địa điểm giao theo hợp đồng thương mại.

Khi người mua ký nhận vào giấy nhận hàng, kế toán căn cứ vào giấy nhận hàng, phiếu xuất kho sẽ ghi nhận:

Nợ TK Giá vốn hàng bán Có TK Hàng tồn kho

Nợ TK Phải thu khách hàng

Có TK Doanh thu, thuế …

Kế toán thanh toán sẽ theo dõi việc thanh toán quản lý công nợ. 3.4.1.2 Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro

3.4.1.2.1 Xác lập mức trọng yếu

Căn cứ vào kinh nghiệm các năm kiểm toán tại công ty, cũng như đánh giá về khả năng xảy ra sai lệch và chi phí để kiểm tra khoản mục, mức trọng yếu có thể

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG CÔNG TY KIỂM TOÁN (Trang 33 -69 )

×