RỐI LOẠN THÂN NHIỆT- SỐT

Một phần của tài liệu TRẮC NGHIỆM CHI TIẾT SINH LÝ BỆNH ĐẠI CƯƠNG HỌC VIỆN QUÂN Y (Trang 35 - 39)

Đánh dấu X vào cột Đ nếu cho là đúng, đánh dấu X vào cột S nếu cho là sai

Câu 1. Cơ thể tăng sản nhiệt khi Đ S

1.Lao động, luyện tập cường độ cao 2.Nhiễm nóng

3.Tăng oxy hóa glucid, lipid, protid 4.Giai đoạn đầu của sốt

5.Ở môi trường nóng bức

Câu 2. Cơ thể không tăng sản nhiệt khi Đ S 1.Say nắng

2.Đói

3.Thời tiết lạnh 4.Giai đoạn sốt lui

5.Nghỉ ngơi ở môi trường nóng 38 độ C

Câu 3. Cơ thể chủ động tăng thải nhiệt trong các trường hợp

Đ S

1.Nhiễm nóng

2.Lao động ở môi trường nóng 3.Nghỉ ngơi ở môi trường lạnh 4.Giai đoạn sốt lui

5.Nghỉ ngơi ở môi trường nóng 38 độ C

Câu 4. Quan hệ giữa sản nhiệt và thải nhiệt Đ S 1.Sản nhiệt tăng/giảm luôn bị động theo thải nhiệt

2.Thải nhiệt tăng/giảm luôn bị động theo sản nhiệt

3.Thân nhiệt 37 độ C nói lên sự cân bằng giữa sản nhiệt và thải nhiệt

4.Tăng sản nhiệt luôn luôn dẫn đến tăng cao thân nhiệt 5.Tăng thải nhiệt luôn luôn dẫn đến thân nhiệt hạ

Câu 5. Mất cân bằng giữa sản nhiệt và thải nhiệt Đ S 1.Thường là trạng thái bệnh lý

2.Do tăng hoặc giảm sản nhiệt 3.Do tăng hoặc giảm thải nhiệt 4.Luôn dẫn đến tăng thân nhiệt

5.Thường dẫn đến thay đổi thân nhiệt

Câu 6. Sốt Đ S

1.Cơ thể chủ động tăng thân nhiệt

2.Tăng thân nhiệt trong sốt và tăng thân nhiệt do đau đớn

cùng cơ chế

3.Tăng thân nhiệt trong sốt và tăng thân nhiệt trong ưu năng tuyến giáp cũng cùng cơ chế

4.Sốt- hậu quả của rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt 5.Tất cả các bệnh nhiễm khuẩn đều có sốt

Câu 7. Sốt Đ S

1.Giai đoạn đầu của sốt (sốt tăng) cơ thể phản ứng giống như khi bị nhiễm lạnh

2.Giai đoạn 2 của sốt (sốt đứng) cơ thể không còn sản nhiệt 3.Giai đoạn 3 của sốt (sốt lui) cơ thể phản ứng như khi bị nhiễm nóng

4.Cường độ sốt phụ thuộc vào chất gây sốt, cơ quan thụ cảm nhiệt của cơ thể

5.Gây sốt thực nghiệm chỉ thành công trên động vật cấp cao

Câu 8. Sốt cao thường gặp trong các bệnh Đ S 1.Viêm phổi, phế quản cấp do nhiễm khuẩn

2.Viêm gan do virus 3.Tả cấp tính.

4.Lỵ amip 5.Sốt rét

Câu 9. Không hoặc ít sốt cao thường gặp trong các bệnh Đ S 1.Cúm do virus

2.Sốt xuất huyết 3.Giang mai 4.Lỵ Trực trùng 5.Tả

Câu 10. Thay đổi hoạt động các tuyến nội tiết khi phản ứng với lạnh

Đ S

1.Tăng tiết insulin 2.Giảm tiết glucagon 3.Tăng tiết thyroxin.

4.Tăng tiết adrenalin 5.Giảm tiết glucocorticoid

Câu 11. Phản ứng tích cực của hệ thần kinh khi bị lạnh Đ S 1.Hưng phấn vỏ não

2.Hưng phấn giao cảm 3.Hưng phấn giây X

4.Tăng chức năng hoạt động trục dưới đồi-tủy thượng thận 5.Giảm hưng phấn thần kinh vận cơ

Câu 12. Thay đổi chuyển hóa trong sốt Đ S 1.Thoái hóa glucid xảy ra sớm và mạnh

2.Giảm dự trử glycogen gan, cơ

3.Thoái hóa lipid và protid xảy ra ngay khi bắt đầu sốt 4.Không xảy ra chuyển hóa yếm khí dù sốt cao và kéo dài 5.Nhiễm toan chuyể hóa

Câu 13. Mất nước trong sốt Đ S

1.Mất nước xảy ra sớm qua hô hấp

2.Mất nước qua da luôn luôn xảy ra sớm và nặng

3.Mất nước do tăng bài tiết nước tiểu xảy ra suốt quá trình sốt

4.Thuộc loại mất nước ưu trương 5.Mất nước cả ngoại bào và nội bào

Câu 14. Tác dụng tích cực của sốt Đ S

1.Hạn chế sự nhân lên của virus 2.Tăng tổng hợp kháng thể, bổ thể 3.Tăng đào thải nitơ

4.Tăng thoái hóa glucid. lipid, protid

5.Tăng số lượng và khả năng thực bào của bạch cầu

Câu 15. Sốt có hại Đ S

1.Giảm chức năng tiêu hóa

2.Rối loạn chức năng hoạt động thần kinh

3.Giảm nặng và sớm chức năng đề kháng miễn dịch 4.Tăng khả năng tổng hợp của gan

5.Sốt kéo dài gây suy mòn cơ thể

Phần 2: Câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ)

Hãy chọn một ý đúng nhất trong 5 ý A,B,C,D,E và khoanh tròn chữ cái đứng trước ý đó.

Câu 1. Cơ chế trực tiếp nhất để tăng sản nhiệt trong sốt A.Run, tăng trương lực cơ

B.Tăng cường độ oxy hóa C.Tăng tiết thyroxin. adrenalin D.Tăng chuyển hóa glucid

E.Bốn cơ chế trên đều ngang nhau

Câu 2. Biện pháp tăng thải nhiệt hữu hiệu nhất của cơ thể khi bị sốt A.Truyền nhiệt cho áo quần, khuếch tán nhiệt ra môi trường

B.Dãn mạch ngoài da

C.Mằm yên, giảm hoạt động

D.Ba biện pháp trên đều hữu hiệu như nhau

E.Cả ba biện pháp trên không có biện pháp nào là hữu hiệu nhất Câu 3. Sốt cao và nguy hiểm nhất trong bệnh

A.Sốt xuất huyết B.Sốt rét

C.Sốt viêm não và màng não D.Sốt phát ban

E.Cúm

Câu 4. Hoạt động thần kinh quan trọng nhất để chống hạ thân nhiệt khi bị lạnh

A.Phản xạ co mạch ngoài da B.Phản xạ ngừng tiết mồ hôi C.Hưng phấn hệ giao cảm D.Phản xạ tăng tiết adrenalin E.Ức chế hệ phó giao cảm

Câu 5. Cơ chế gây mất nước sớm và kéo dài trong sốt A.Tăng tiết mồ hôi

B.Tăng thông khí

C.Tuyến yên tăng tiết ADH

D.Vỏ thượng thận giảm tiết aldosteron E.Thận tăng bài tiết nước tiểu

Câu 6. Tác dụng tích cực và sớm nhất của sốt A.Tăng chức năng chuyển hóa của gan

B.Tăng sản xuất kháng thể C.Tăng sản xuất bổ thể

D.Hạn chế sự nhân lên của virus

E.Tăng số lượng và chức năng thực bào của bạch cầu Câu 7. Có hại nhất khi sốt kéo dài

A. Nhiễm toan

B.Giảm chức năng hoạt động các cơ quan C.Giảm khả năng đề kháng

D.Giảm khả năng lao động, học tập E.Cạn kiệt dự trử năng lượng

Câu 8. Trước một bệnh nhân bị sốt, người thầy thuốc cần và nên làm gì A.Hạ nhiệt ngay

B.Cứ để sốt diễn biến tự nhiên

C.Theo dõi chặt chẽ sự thay đổi nhiệt độ

D.Tôn trọng cơn sốt, theo dõi, can thiệp khi sốt cao, biến chứng.

E.Tạo mọi điều kiện về môi trường và dinh dưỡng cho người bệnh vượt qua cơn sốt

Phần 3: Câu hỏi trả lời ngỏ ngắn (S/A-QROC)

Hãy viết bổ sung vào chỗ còn để trống (….) các ký hiệu, các từ, cụm từ, hoặc câu thích hợp

Câu 1. Thân nhiệt tăng một cách bị động thường xẩy ra khi:

1…nhiem nong ……….

2…say nang……….

Câu 2. Ở giai đoạn sốt tăng, cơ thể phản ứng giống như khi bị: nhiem lanh…………..

câu 3. Ở giai đoạn sốt lui, cơ thể phản ứng như khi bị…nhiem nong………

Câu 4. Sốt mang tính chất (1) bao ve.của cơ thể, xảy ra ở mọi (2)thoi tiet, do (3) roi loan trung tam dieu hoa than nhiet…bởi các tác nhân gây sốt

Câu 5. Sốt cao liên tục thường gặp trong (1) nhiem khuan cap,sốt cách quảng thường gặp trong (2)…sot ret

Một phần của tài liệu TRẮC NGHIỆM CHI TIẾT SINH LÝ BỆNH ĐẠI CƯƠNG HỌC VIỆN QUÂN Y (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w