a. Về đoạn thơ trong bài “ Quê hương”
- Nội dung, cảm xúc.
+ Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp của quê hương miền biển qua nỗi nhớ của nhân vật nhân vật trữ tình khi đã rời xa, với hình ảnh gần gũi bình dị mà xúc động
+Khung cảnh làng quê với không gian bao la kì vĩ của biển cả, của bầu trời mang tầm vóc vũ trụ, mang hồn điệu riêng của làng chài.
+không khí lao động khẩn trương, sôi nổi tấp nập khi đoàn thuyền đánh cá về bến đỗ với cá đầy khoang. Khung cảnh ấy gợi ra một cuộc sống yên bình, ấm no vui tươi và hạnh phúc.
2.0đ
106
+ Hình ảnh con người lao động quê nhà bình dị,chất phác, lam lũ, cơ cực mà vạm vỡ, mạnh mẽ lớn lao sánh ngang với sự kì vĩ của thiên nhiên, biển trời.
+ Tình yêu,sự gắn bó sâu sắc và niềm tự hào của nhân vật trữ tình về vẻ đẹp thiên nhiên và con người quê hương.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh thơ mộc mạc giản dị, giàu sức gợi mang ý nghĩa biểu tượng cao,để lại ấn tượng mạnh mẽ.
+ Ngôn ngữ giàu chất gợi, giàu chất tạo hình và biểu cảm cùng với cách diễn đạt gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người miền biển, các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa…được sử dụng linh hoạt tinh tế.
+ Giọng điệu say mê, hào sảng, xen với giọng trữ tình đằm thắm của nỗi nhớ.
b. Về đoạn thơ “ Khi con tu hú”:
- Nội dung,cảm xúc.
+ Đoạn thơ là những dòng hồi tưởng về quê hương,về đồng ruộng thân yêu, quen thuộc được đánh thức từ tiếng chim tu hú gọi hè vang vọng vào nhà ngục khi tác giả bị giam cầm trong xà lim ở Thừa Thiên.
+ Khung cảnh quê hương được mở ra với không gian mênh mông bát ngát của đồng ruộng vào mùa hè, của bầu trời trong xanh, của vườn đang đơm hoa kết trái.
107
+ Hình ảnh quê nhà trong kí ức của người tù-nhân vật trữ tình hiện ra lung linh trong nắng hè với màu sắc,ánh
sáng,âm thanh,hương vị…được miêu tả sống động,ngập tràn vẻ đẹp và nhựa sống.
+ Nỗi nhớ đồng quê gắn với niềm cô đơn u uất,với khát vọng tự do của người tù phải xa cuộc sống xa đồng bào, đồng chí.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát với giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.
+ Hình ảnh thơ bình dị,mộc mạc và bay bổng, lãng mạn, kết hợp nhiều giác quan trong việc cảm nhận và thể hiện vẻ đẹp của quê hương đồng ruộng.
c. Điểm tương đồng và khác biệt - Điểm tương đồng:
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ quê hương với những hình ảnh thân thương gần gũi, hằn sâu trong tâm tưởng, với không gian bao la, bát ngát mang hồn cốt riêng của mỗi vùng quê qua tình yêu mãnh liệt, cảm xúc sâu lắng.
+ Ngôn ngữ gợi hình gợi cảm hình ảnh thơ dung dị,mộc mạc mà ý nghĩa biểu tượng cao, giọng điệu tha thiết say me.
- Sự khác biệt:
+ Khung cảnh quê hương trong đoạn thơ của Tế Hanh mang nét đẹp đặc trưng của không gian miền biển, gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, với cuộc sống của con người, cảm xúc thơ
2.0đ
108
nghiêng về yêu thương tự hào về mảnh đất vẻ đẹp con người quê hương. Còn đoạn thơ của Tố Hữu khắc họa khung cảnh làng quê ngày hè với âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hương vị đặc trưng với vẻ đẹp lung linh sống động, cảm xúc nghiêng về nỗi niềm cô đơn khắc khoải của một người tù khao khát tự do bị cách ly cuộc sống.
+ Tế Hanh sử dụng thể thơ thất ngôn, hình ảnh thi liệu nghiêng về những trải nghiệm, những quan sát thực tế tuổi thơ với những ấn tượng đậm nét nhất trong ký ức. Còn nhà thơ Tố Hữu lại sử dụng thể thơ lục bát mang đậm phong vị dân gian, hình ảnh thi liệu mang đậm cảm xúc lãng mạn, bay bổng, trong tương quan đối lập giữa thế giới đồng quê tươi đẹp với không gian ngục tù tăm tối mất tự do.