BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Tài liệu Hóa học hữu cơ 11 (Trang 77 - 81)

Câu 113: Hợp chất X có công thức cấu tạo thu gọn nhất là :

Hãy cho biết hợp chất X có bao nhiêu nguyên tử cacbon bậc 2 ?

A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.

Câu 114: Cho các chất sau :

CH3 CH2 CH3

(I) (II) (III) (IV) (V) Những chất nào là đồng đẳng của nhau ?

A. I, III, V. B. I, II, V. C. III, IV, V. D. II, III, V.

Câu 115: Hợp chất X có công thức cấu tạo thu gọn nhất là :

Hãy cho biết còn bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch vòng có công thức phân tử giống như X ? A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 116: Cho các hợp chất vòng no sau :

Xiclopropan (I) xiclobutan (II) xiclopentan (III) xiclohexan (IV) Độ bền của các vòng tăng dần theo thứ tự nào ?

A. I < II < III < IV. B. III < II < I < IV.

C. II < I < III < IV. D. IV < I < III < II.

Câu 117: Hiđrocacbon X có CTPT C6H12 không làm mất màu dung dịch brom, khi tác dụng với brom tạo được một dẫn xuất monobrom duy nhất. Tên của X là :

A. metylpentan. B. 1,2-đimetylxiclobutan.

C. 1,3-đimetylxiclobutan. D. xiclohexan.

Câu 118: Xicloankan (chỉ có một vòng) A có tỉ khối so với nitơ bằng 3. A tác dụng với clo có chiếu sáng chỉ cho một dẫn xuất monoclo duy nhất, xác định công thức cấu tạo của A ?

A. CH3

. B.

. C.

CH3 C

H3 . D.

CH3 CH3 C

H3 .

Câu 119: Hai xicloankan M và N đều có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,25. Khi tham gia phản ứng thế clo (as, tỉ lệ mol 1:1) M cho 4 sản phẩm thế còn N cho 1 sản phẩm thế. Tên gọi của các xicloankan N và M là :

A. metylxiclopentan và đimetylxiclobutan. B. Xiclohexan và metylxiclopentan.

C. Xiclohexan và n-propylxiclopropan. D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 120: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của xicloankan có thức phân tử là C5H10 phản ứng được với H2 (to, Ni) ?

A. 0. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 121: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của xicloankan có thức phân tử là C6H12 phản ứng được với H2 (to, Ni) ?

A. 8. B. 9. C. 7. D. 10.

Câu 122: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của xicloankan có thức phân tử là C5H10 làm mất màu dung dịch brom ?

A. 0. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 123: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của xicloankan có thức phân tử là C6H12 làm mất màu dung dịch brom ?

A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 124: Cho các chất : H2 (to, Ni), Cl2 (as), dung dịch HCl, dung dịch Br2, dung dịch KMnO4. Cho xiclopropan và xiclobutan lần lượt phản ứng với các chất trên thì sẽ xảy ra bao nhiêu phản ứng?

A. 8. B. 6. C. 7. D. 9.

Câu 125: Hợp chất X là 1-etyl-2-metylxiclopropan. Cho X tác dụng với H2 (Ni, to). Số sản phẩm cộng tối đa có thể tạo ra là :

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !

Câu 126: Cho các chất :

(X) (Y) (P) (Q)

Hãy cho biết chất nào ở trên có thể là sản phẩm của phản ứng giữa metylxiclopropan với H2 (Ni, to).

A. X, Y. B. P, Q. C. X, Q. D. Y, P.

Câu 127*: Hợp chất X là dẫn xuất của monoxiclopropan (có chứa vòng 3 cạnh). Cho X cộng H2

(Ni, to) thì thu được hỗn hợp các sản cộng phẩm trong đó có hợp chất Y. Công thức cấu tạo thu gọn nhất của Y là :

Hãy cho biết có mấy đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên ?

A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 128: Dẫn hỗn hợp khí A gồm propan và xiclopropan đi vào dung dịch brom sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây :

A. Màu của dung dịch nhạt dần, không có khí thoát ra.

B. Màu của dung dịch nhạt dần, và có khí thoát ra.

C. Màu của dung dịch mất hẳn, không còn khí thoát ra.

D. Màu của dung dịch không đổi.

Câu 129: Cho phản ứng :

A + Br2 � Br–CH2–CH2–CH2–Br A là chất nào trong phản ứng sau đây ?

A. propan. B. 1-brompropan.

C. xiclopopan. D. A và B đều đúng.

Câu 130: Hợp chất X có CTPT C3H6, X tác dụng với dung dịch HBr thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Vậy X là :

A. propen. B. propan. C. ispropen. D. xicloropan.

Câu 131: Xicloankan vòng không bền có phản ứng cộng mở vòng. Hợp chất X là xicloankan, khi cho X tác dụng với dung dịch Br2 thì sản phẩm thu được có công thức cấu tạo là :

CH3–CHBr–CH2–CHBr–CH3. X sẽ là chất nào sau đây ?

A. metyl xiclobutan. B. etylxiclopropan.

C. 1,2-đimetylxiclopropan. D. 1,1-đimetylxiclopropan.

Câu 132: Xicloankan vòng không bền có phản ứng cộng mở vòng. Hợp chất X là xicloankan, khi cho X tác dụng với dung dịch Br2 thì sản phẩm thu được có công thức cấu tạo là :

CH3–CHBr–CH2–CHBr–CH2–CH3. X sẽ là chất nào sau đây ?

A. 1,2-đimetylxiclobutan. B. 1-etyl-2-metylxiclopropan.

C. 1,3-đimetylxiclobutan. D. etylxiclobutan.

Câu 133: Metylxiclopropan phản ứng với dung dịch Br2 tạo ra hai sản phẩm, công thức của hai sản phẩm đó là :

A. CH3–CHBr–CHBr–CH3 và CH2Br–CH2–CHBr–CH3. B. CH2Br–CH(CH3)–CH2Br và CH2Br–CH2–CHBr–CH3.

C. CH2Br–CH(CH3)–CH2Br và CH3–CHBr–CHBr–CH3. D. CH3–CHBr–CHBr–CH3 và CH2Br–CHBr–CH2–CH3.

Câu 134: Chất X có công thức phân tử là C5H10. X tác dụng với dung dịch Br2 thu được 2 dẫn xuất đibrom. Vậy X là chất nào sau đây ?

A. 1,1,2-trimetyl xiclopropan. B. 1,2-đimetylxiclopropan.

C. 2-metylbut-2- en. D. 2-metylbut-1- en.

Câu 135: Chất X có công thức phân tử là C6H12. X không tác dụng với dung dịch KMnO4, X tác dụng với dung dịch Br2 thu được 1 dẫn xuất đibrom duy nhất. Vậy X là chất nào sau đây ?

A. 1,2,3-trimetyl xiclopropan. B. 1,1,2-trimetylxiclopropan.

C. 2-metylpent-2-en. D. 2-metylpent-1-en.

Câu 136: Xiclohexan có thể được điều chế theo sơ đồ :

X + Y +H2

Ni, t0 Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là

A. CH2=CH–CH=CH2 và CHCH.

B. CH2=CH–CH=CH2 và CH2=CH2. C. CH3–CH=CH–CH3 và CH3–CH3. D. CH3–CH=CH–CH3 và CH2=CH2.

Câu 137: Đốt cháy hết a gam hỗn hợp X gồm 2 monoxicloankan thì thu được 3,36 lít CO2 (đktc).

Giá trị của a là :

A. 2,1. B. 2,4. C. 2,6. D. 3,0.

Câu 138: Đốt cháy hết hỗn hợp X gồm 2 monoxicloankan thì cần a lít O2 và thu được 3,36 lít CO2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của a là :

A. 2,24. B. 4,48. C. 5,04. D. 5,16.

Câu 139: Hợp chất X là monoxicloankan vòng bền và phân tử có 2 nguyên tử cacbon bậc 1. Đốt cháy hết 0,1 mol hợp chất X thì khối lượng CO2 thu được lớn hơn khối lượng H2O là 18,2 gam. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn X là :

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 140: Đốt cháy 2,14 gam hỗn hợp A gồm hợp chất ankan X và xicloankan Y (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3) thì thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Số nguyên tử cacbon có trong phân tử của X và Y tương ứng là :

A. 3 và 4. B. 3 và 3. C. 2 và 4. D. 4 và 3.

Câu 141: Hỗn hợp A gồm hợp chất ankan X và xicloankan Y (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3) có tỉ khối so với H2bằng 21,4. Đốt cháy 3,36 lít hỗn hợp A thì thu được a lít CO2 (đktc). Giá trị của a là : A. 9,86. B. 8,96. C. 10,08. D. 4,48.

Câu 142: Đốt cháy hết hỗn hợp X gồm butan, xiclobutan, xiclopentan và xiclohexan thì thu được 0,375 mol CO2 và 0,40 mol H2O. Phần trăm khối lượng của butan có trong hỗn hợp X là :

A. 27,358. B. 27,38. C. 31,243. D. 26,13.

Câu 143: Hợp chất X là hiđrocacbon no phân tử có 5 nguyên tử cacbon. Khi cho X thế clo điều kiện ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1 thì chỉ tạo ra 1 sản phẩm thế. Hỗn hợp A gồm 0,02 mol X và 1 lượng hiđrocacbon Y. Đốt cháy hết hỗn hợp A thu được 0,11 mol CO2 và 0,12 mol H2O. Tên gọi của X, Y tương ứng là :

A. neopentan và metan. B. metylxiclobutan và etan.

C. xiclopentan và etan. D. xiclopentan và metan.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !

Câu chuyện về những hạt muối

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn.

Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú gì hơn.

Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Lập tức, chàng trai làm theo.

- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào. Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói:

- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hóa học hữu cơ 11 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(315 trang)
w