PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Bình Long cách huyện Hòa An khoảng 2 km về phía tây cách trung tâm Thành Phố Cao Bằng 18 km về phía bắc, vào tọa độ 22º42' đến 22º45' vĩ độ bắc
- Phía Đông giáp với xã Hồng Việt - huyện Hòa An - Phía Tây giáp với xã Trương Lương - huyện Hòa An - Phía Nam giáp với xã Minh Tâm - huyện Nguyên Bình - Phía Bắc giáp với xã Đức Long - huyện Hòa An
Xã Bình Long được chia thành 16 xóm, có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống bên nhau với tổng diện tích đất tự nhiên là 1746,61 ha.
4.1.1.2. Địa hình
Do cấu trúc địa chất của xã, chủ yếu là vùng núi cao, đồi và núi đan xen nhau. Nhìn chung xã Bình Long có địa hình tương đối thuận lợi, phần lớn diện tích trên hành chính xã là rừng sản xuất, có độ dốc trung bình, địa hình bị chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven suối hoặc thung lũng vùng rừng đồi. Sự phân bố địa hình trên lãnh thổ với quá trình sản xuất đã hình thành nên 2 tiểu vùng sinh thái: Tiểu vùng đồi dốc cao và tiểu vùng đồi thoải.
26
4.1.1.3. Khí hậu
Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc vào mùa đông và gió mùa đông nam vào mùa hè. Do tính chất khí hậu lục địa nên được chia thành 2 mùa rõ rệt.
Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9.
Mùa đông bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau ( thường xuất hiện sương muối, sương mù vào tháng 12 đến tháng 1,2 năm sau.
Mùa mưa, mưa to thường gây lũ, lương mưa phân bố không đồng đều tập trung vào tháng 6, 7, 8. Mùa đông khí hậu ôn đới, khô hanh, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, rét đậm, rét hại kèm theo mưa phùn, các tháng thường khô hạn và lượng bốc hơi lớn tập trung từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau.
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm là 20,2ºc, cao nhất 24,9ºc và thấp nhất trung bình là 17ºc; nhiệt độ cao tuyệt đối 36,8ºc. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 80 - 85%.
- Gió: Hướng gió chủ đạo: Gió Đông Nam về mùa hè, gió Đông Bắc về mùa đông. Vận tốc gió trung bình 2m/s.
- Bão : Xã Bình Long ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, chủ yếu ảnh hưởng gây mưa lớn, hàng năm thường có 5-7 cơn bão gây mưa lớn.
- Mưa: Được chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là mùa ít mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1252,4 – 2034,7 mm.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân từ 80 - 85 %, độ ẩm cao nhất tập trung vào các tháng 5,6,7. Độ ẩm thấp nhất tập trung vào các tháng 10,11,12.
27
Sương mù xuất hiện ít thường thấy vào các tháng 11,12. Ngoài ra một số năm có hiện tượng sương muối kèm theo giá rét.
- Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1600 giờ - 1800 giờ/năm.
Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã Bình Long mang đặc trưng của miền núi phía Bắc thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau: Cây thuốc lá, cây lâm nghiệp, cây lương thực.
4.1.1.4. Thủy văn
Bình Long có nhiều suối, đầm, hồ ao và một số đập lớn, đây là nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.5. Thổ nhưỡng
Xã Bình Long có tổng diện tích đất tư nhiên là: 1.746,61 ha, đất đai có một số loại chính sau:
- Đất feralit màu đỏ vàng, phân bố ở các vùng có độ dốc từ 15 - 25 độ, loại đất này phù hợp với loại cây trồng như thuốc lá, ngô, lúa, sắn và cây cọ.
- Đất thung lũng và sản phẩm dốc tụ, đất này được phân bố ở dọc khe suối và thung lũng đá vôi, địa hình tương đối bằng phẳng. Hiện nay đất này đã được nhân dân khai thác để trồng cây lúc nước và các cây hoa mầu ngắn ngày khác.
- Ngoài ra xã còn có các loại đất khác như: Đất màu nâu vàng trên mẫu đất phù sa cổ, đất biến đổi do trồng lúa nước. Số lượng không đáng kể năm dải rác trên địa bàn xã.
4.1.1.6. Tài nguyên, khoáng sản
- Tài nguyên rừng: Toàn xã có 1.152,06 ha rừng
28
- Tài nguyên khoáng sản: Hiện nay trên địa bàn xã chủ yếu là khai thác đá vôi để sản xuất vật liệu xây dựng và đất sản xuất gạch để phục vụ xây dựng.
4.1.1.7. Tài nguyên đất
Đất đai là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp của địa phương. Làm sao để sử dụng đất hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho nông dân đang thực sự là bài toán nan giải.
trong những năm qua xã đã thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng, lâu dài cho nông dân, đồng thời thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa. Trong thời gian thực hiện xã đã thấy được nhiều mặt tích cực, người dân đầu tư để cải tạo đất bạc màu, đầu tư gieo trồng trên mảnh đất của mình. Đời sống của hộ nông dân được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất cập nhỏ trong việc sử dụng đất, đất gieo lúa, đất trồng hoa màu còn mảnh nhỏ, chưa quy hoạch tập trung lại triệt để, một số mảnh đất còn bị bỏ hoang, chưa được đưa vào sử dụng. Sự biến động đất đai được thể hiện qua bảng 4.1.
Qua bảng 4.1, ta có thể thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã Bình Long từ năm 2013 đến năm 2015 của xã không đổi 1746,61 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm từ 1584,45 ha (2013) chiếm 90,72%
tổng diện tích đất tự nhiên xuống còn 1563,49 ha (2015) chiếm 89,52% tổng diện tích đất tự nhiên, giảm 20,96 ha chiếm 1,21% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp chủ yếu do sự chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp, đất dân cư nông thôn, đồng thời diện tích cây trồng hàng năm, lâu năm đều giảm dần qua các năm.
29
Bảng 4.1: Biến động đất đai của xã Bình Long giai đoạn 2015 và 2017
STT Chỉ tiêu
2015 2017 So sánh
SL (ha)
CC (%)
SL (ha)
CC
(%) ± %
Tổng số 1746,61 100,00 1746,61 100,00 1746,61 100,00 1 Đất nông nghiệp 1584,,45 90,72 1563,49 89,51 -20,96 98,66 1.1 Đất SX nông nghiệp 521,09 29,83 509,60 29,18 -11,49 97,82 a Đất trồng cây hàng năm 443,78 25,41 434,98 24,90 -8,8 97,99 b Đất trồng cây lâu năm 77,31 4,43 74,62 4,27 -29,69 96,38 1.2 Đất lâm nghiệp 1061,51 60,78 1052,81 60,28 -8,7 99,17 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1,83 0,11 1,08 0,06 -0,75 54,54 2 Đất phi nông nghiệp 137,46 7,87 160,80 9,21 23,34 117,02 2.1 Đất ở 27,82 1,59 35,43 2,03 7,16 127,67 2.2 Đất chuyên dùng 44,00 2,25 50,27 2,88 6,27 128 2.4 Đất sông suối, mặt nước 54,14 3,10 62,13 3,56 7,99 114,83 2.5 Đất nghĩa trang 11,5 0,66 12,97 0,74 1,47 112,12 3 Đất chưa sử dụng 24,70 1,41 22,32 1,28 -2,38 90,78 (Nguồn: UBND xã Bình Long) Diện tích đất phi nông nghiệp của xã tăng lên hàng năm, từ năm 2015 đến năm 2017 diện tích đất phi nông nghiệp tăng từ 137,46 ha lên 160,80 ha tăng 23,34 ha chiếm 1,34% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chuyên dụng, đất mặt nước cũng có xu hướng tăng, ngoài ra đất ở các khu dân cư cũng có xu hướng tăng lên 27,82 ha lên 35,43 ha do dân số ngày càng tăng và nhu cầu về nhà ở cũng tăng theo.
Bên cạnh đó, còn một lượng diện tích đất chưa sử dụng, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần đi qua các năm, năm 2017 diện tích đất chưa sử dụng còn 22,32 ha giảm 0,13% so với năm 2015. Phần lớn đất chưa sử dụng là đất
30
đồi núi, trong thời dân tới xã đang có kế hoạch để tạo điều kiện mở rộng diện tích đất nông nghiệp, phát triển kinh tế.