Nước và vai trò của nước trong tế bào

Một phần của tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để dạy bài 3 “các nguyên tố hóa học và nước” – sinh học 10, cơ bản (Trang 28 - 33)

Tiết 4 Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC

II. Nước và vai trò của nước trong tế bào

- Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxi với 2 nguyên tử hyđrô bằng liên kết cộng hoá trị.

- Phân tử nước có tính phân cực.

- Giữa các phân tử nước có lực hấp dẫn tĩnh điện (do liên kết hyđrô) tạo ra mạng lưới nước.

2. Vai trò của nước đối với tế bào:

- Là thành phần cấu tạo và dung môi hoà tan nhiều chất cần cho hoạt động sống của tế bào.

- Là môi trường của các phản ứng sinh hoá của tế bào.

- Tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất để duy trì sự sống.

4. Củng cố: (4 phút)

Những câu hỏi liên hệ thực tiễn

- Câu 1: Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn một số các món ăn ưa thích?

=> Đáp án: Cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho tế bào, cơ thể.

- Câu 2: Người ta cho chuối chín vào ngăn đá của tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích?

=> Đáp án: quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ nên liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định. Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá ->tế bào bị vỡ ->khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa -> quả chuối sẽ mềm hơn.

- Câu 3: Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Từ đó giải thích các hiện tượng sau:

+ Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?

+ Tại sao nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được?

=> Đáp án:

- Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực.

- Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp

xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động giống như tấm bạt lò xo, trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước.

– Nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài qua lỗ khí tạo thành cột nước liên tục trên mạch gỗ nhờ có sự liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

5. Dặn dò: (1 phút)

- Đọc mục: “Em có biết”.

- Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập SGK trang 18 và vận dụng giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến nội dung bài học.

- Xem trước bài mới: Bài 4 – “Cacbohidrat và lipit”.

PHỤ LỤC 2

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA HỌC SINH THEO HƯỚNG

HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN

Họ và tên: ……… Lớp: ………….

Học sinh đánh dấu xvào ô cho tiêu chí đánh giá phù hợp với bản thân:

Tiêu chí Hiểu Bình

thường

Không hiểu

Hứng thú Bình thường

Không hứng thú Tự đánh giá

PHỤ LỤC 3

ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM Học sinh chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau.

Câu 1: Cho các ý sau:

(1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.

(2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.

(3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.

(5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.

Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.

B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.

C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.

D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.

Câu 3: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?

A. Bệnh bướu cổ B. Bệnh còi xương C. Bệnh cận thị D. Bệnh tự kỉ

Câu 4: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là?

A. Liên kết cộng hóa trị B. Liên kết hidro

C. Liên kết ion D. Liên kết photphodieste

Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?

A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.

B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.

C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử.

D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.

Câu 6: Tính phân cực của nước là do?

A. Đôi êlectron trong mối liên kết O - H bị kéo lệch về phía ôxi.

B. Đôi êlectron trong mối liên kết O - H bị kéo lệch về phía hidro.

C. Xu hướng các phân tử nước.

D. Khối lượng phân tử của ôxi lớn hơn khối lượng phân tử của hidro.

Câu 7: Cho các ý sau:

(1) Nước trong tế bào luôn được đổi mới hàng ngày.

(2) Nước tập trung chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào.

(3) Nước tham gia vào phản ứng thủy phân trong tế bào.

(4) Nước liên kết với các phân tử nhờ liên kết hidro.

(5) Nuóc có tính phân cực thể hiện ở vùng ôxi mang điện tích dương và vùng hidro mang điện tích âm.

Trong các ý trên, có mấy ý đúng với vai trò của nước?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 8: Trong các yếu tố cấu tọa nên tế bào sau đây, nước phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Chất nguyên sinh B. Nhân tế bào C. Trong các bào quan D. Tế bào chất

Câu 9: Đặc tính nào sau đây của phân tử nước quy định các đặc tính còn lại?

A. Tính liên kết B. Tính điều hòa nhiệt C. Tính phân cực D. Tính cách li

Câu 10: Cho các ý sau:

(1) Là liên kết yếu, mang năng lượng nhỏ.

(2) Là liên kết mạnh, mang năng lượng lớn.

(3) Dễ hình thành nhưng cũng dễ bị phá vỡ.

(4) Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hidro.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của liên kết hidro?

A. 1. B. 2 C. 3. D. 4.

Câu 11: Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây?

A. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào.

B. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào.

C. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.

D. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định.

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong tế bào?

A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.

B. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào.

C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.

D. Nước trong tế bào luôn được đổi mới.

Câu 13: Nước chiếm khoảng bao nhiêu % khối lượng cơ thể người?

A. 30% B. 50% C. 70% D. 98%

Câu 14: Cho các ý sau:

(1) Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

(2) Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy.

(3) Ăn nhiều hoa quả mọng nước.

(4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt.

Trong các ý trên có mấy ý là những việc làm quan trọng giúp chúng ta có thể đảm bảo đủ nước cho cơ thể trong những trạng thái khác nhau?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 15: Để bảo quản rau quả chúng ta không nên làm điều gì?

A. Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh B. Giữ rau quả trong ngăn mát của tủ lạnh C. Sấy khô rau quả

D. Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường.

Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Đáp

án C B A A D A C A C C A C C C A

Một phần của tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để dạy bài 3 “các nguyên tố hóa học và nước” – sinh học 10, cơ bản (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w